Huyết áp , Tim mạch hôm nay

Hơn 100.000 điều dưỡng dấn thân chăm sóc bệnh nhân giữa dịch COVID-19

Hiện, Hội Điều dưỡng Việt Nam có hơn 100.000 hội viên khắp cả nước và chiếm hơn 50% nhân lực của hệ thống y tế trực tiếp chăm sóc phục vụ người bệnh và tham gia phòng chống đại dịch COVID-19.

Hưởng ứng động đợt thi đua đặc biệt "Ngành y tế chung tác phòng chống dịch bệnh COVID-19" của Bộ Y tế, Hội Điều dưỡng Việt Nam vừa ra mắt các poster hướng dẫn phòng chống dịch COVID-19.

Theo ThS. Phạm Đức Mục - Chủ tịch Hội Điều dưỡng Việt Nam (VNA), các thông điệp truyền thông và poster nhằm mục đích: (1) Đảm bảo an toàn cho Người bệnh; (2) Đảm bảo an toàn cho nhân viên y tế; (3) Đảm bảo an toàn cho cộng đồng. Các thông điệp và poster được xây dựng để điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên và cán bộ y tế dùng làm tài liệu truyền thông, giáo dục sức khỏe và tư vấn hướng dẫn cho người bệnh trong các cơ sở y tế và cộng đồng. Các tài liệu được xây dựng dựa trên các văn bản hướng dẫn cập nhật của Bộ Y tế và tham khảo thêm các khuyến cáo của CDC - Mỹ và Tổ chức Y tế thế giới.

Theo ThS. Phạm Đức Mục, hiện nay đại dịch COVID-19 với các yếu tố nguy cơ do nguồn lây nhiễm cả từ bên ngoài nhập cảnh vào Việt Nam, cũng như lây nhiễm chéo ở cộng đồng. Đồng thời cũng đã có cán bộ y tế bị lây nhiễm trong quá trình người bệnh COVID-19.

Đặc biệt trong cuộc chiến phòng chống đại dịch COVID-19, viên ở khắp mọi nơi, từ cơ sở điều trị tới cơ sở phòng dịch. Họ là những chiến sĩ vừa ở tuyến đầu vừa ở tuyến điều trị cuối cùng, họ là chất gắn kết người bệnh với hệ thống y tế và cũng là đối tượng có nguy cơ bị lây nhiễm rất cao trong quá trình chăm sóc phục vụ người bệnh COVID-19.

Chăm sóc toàn diện cho bệnh nhân nặng tại BV Bạch Mai.

Do thiên chức nghề nghiệp và để chăm sóc, điều trị cho người bệnh mắc COVID-19 hiệu quả “các bác sĩ, điều dưỡng, cán bộ y tế phải tiếp cận gần với đường thở của người bệnh để thực hiện các thủ thuật như đặt nội khí quản, hút dịch.. mặc dù biết nguy cơ lây nhiễm cao.

Các ca trực kéo dài, trong khi chúng ta được ngủ thì họ phải làm việc 24/24 giờ. Trong khi, hết giờ làm việc chúng ta được về nhà thì họ vẫn phải ở lại với người bệnh. Có thể nói đây là một quá trình dấn thân của thầy Thu*c, của bác sĩ, của điều dưỡng, của các cán bộ y tế trong tất cả các cơ sở y tế quân y và dân y" - Chủ tịch Hội đã chia sẻ.

Tại các cơ sở y tế tiếp nhận người bệnh COVID-19, đội ngũ điều dưỡng trong Quân đội và dân y đang đồng hành cùng các bác sĩ, đang phải làm việc trong điều kiện rất vất vả, nguy cơ lây nhiễm cao, áp lực cả về thể chất, tâm lý, thời gian ca kíp kéo dài và phải cách ly gia đình trong suốt quá trình chăm sóc phục vụ người bệnh. Tuy nhiên, họ vẫn kiên cường chung tay cùng cả nước chống dịch với vai trò là những "chiến sĩ đánh giặc ốm"!

Lê Nguyên

Nguồn: suckhoedoisong.vn

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe toàn dân (http://suckhoetoandan.vn/p/5e8ae626f8ec6ed3d328ef32)

Tin cùng nội dung

  • Chú tôi được phẫu thuật tim ở TPHCM và từ nay về sau phải uống Thuốc chống đông máu. Bữa trước mưa lớn, nhà dột làm ướt toa Thuốc và tờ giấy ghi lời dặn của bác sĩ, mà chú thím tôi lớn tuổi nên không nhớ hết. Tôi muốn hỏi kỹ lại về Thuốc này và chế độ ăn uống, sinh hoạt của chú tôi thì phải hỏi ở đâu? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Nguyễn Văn Thành – Cai Lậy, Tiền Giang)
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Người nhà tôi không may mới bị T*i n*n giao thông, phải nằm viện khoảng 2 tuần. Vợ chồng tôi thì bận đi làm, công việc cuối năm rất nhiều. Suy đi tính lại, tôi thấy phải thuê người chăm sóc mẹ là giải pháp tốt nhất lúc này (mặc dù biết là tự tay mình chăm sóc vẫn tốt hơn). Nhờ các bác sĩ chỉ giúp nơi nào có dịch vụ chăm sóc người bệnh? Tôi muốn tìm một người cẩn thận và nhiệt tình. Mong câu trả lời từ mangyte.vn! (Nhật Tân - nguyennhat…@yahoo.com)
  • Các liệu pháp dinh dưỡng giúp bệnh nhân ung thư cải thiện, duy trì chất lượng cuộc sống và tăng khả năng hồi phục bệnh.
  • Việc ăn uống bằng miệng luôn là tốt nhất nếu có thể. Tuy nhiên, một số bệnh nhân có thể không có đủ dinh dưỡng qua đường miệng vì các vấn đề liên quan đến bệnh ung thư hoặc việc điều trị ung thư. Một số loại Thu*c giúp tăng cảm giác thèm ăn có thể được sử dụng.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Theo ghi nhận của Hiệp hội về Lão hóa, khoảng hai phần ba những người chăm sóc bệnh nhân vẫn phải làm việc bên ngoài. Hãy cân bằng giữa công việc và việc chăm sóc bệnh nhân.
  • Nếu người thân của bạn vẫn còn trong giai đoạn đầu của bệnh sa sút trí tuệ, có thể họ chưa cần nhiều sự chăm sóc. Điều tốt nhất bạn có thể làm ở giai đoạn này là tìm hiểu về bệnh sa sút trí tuệ.
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY