Cây thuốc quanh ta hôm nay

Hợp tác công nghệ giúp hốt bạc từ sâm bố chính

Do có nhiều công dụng chữa bệnh, sâm bố chính được nhà nghiên cứu lẫn doanh nghiệp quan tâm để trồng. Các chuyên gia cùng ngồi lại để thảo luận, nhằm khắc phục những hạn chế và phát huy ưu điểm.
Ông Hoàng Đắc Hiệt (đại diện AHRD) trình bày tham luận về sản xuất nông nghiệp hữu cơ và quy trình trồng sâm bố chính hữu cơ. Ảnh: CESTI

Trung tâm Thông tin và Thống kê Khoa học và Công nghệ (CESTI) vừa tổ chức mô hình “Hợp tác công nghệ” với chủ đề “Quy trình trồng sâm bố chính hữu cơ”, nhằm giới thiệu và kết nối kết quả nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp công nghệ cao (AHRD) với các đơn vị có nhu cầu hợp tác đầu tư sản xuất và chuyển giao công nghệ trồng sâm bố chính hữu cơ.

Trồng 1.000 m2 sâm lãi 61 triệu đồng

Sâm bố chính ra hoa ở đất Quảng Bình.

Sâm bố chính thuộc nhóm cây làm Thu*c, có công dụng chữa suy nhược cơ thể, mất ngủ, lao phổi, kém ăn, trẻ em cam mồm, gầy còm chậm lớn, sốt và ho dai dẳng, viêm họng, viêm phế quản, đau lưng, đau mình, hoa mắt, chóng mặt, khí hư,... Loại cây này được đưa vào trồng thử nghiệm từ năm 2018 với diện tích 4ha tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.

Từ những công dụng thực tế, năm 2019 cây tiếp tục được trồng thêm 34 ha trên các vùng đất cát và gò đồi mang lại giá trị cao cho nông dân. Các vùng khác như Tây Nguyên, Tây Nam bộ hay tỉnh Quảng Trị,... cũng đã bắt đầu trồng sâm bố chính, nhưng diện tích chưa nhiều.

Tại buổi thảo luận, ông Hoàng Đắc Hiệt, đại diện AHRD cho biết, hiện nay việc sản xuất nông nghiệp hữu cơ nói chung và trồng sâm bố chính hữu cơ nói riêng có nhiều ưu điểm, như không dùng Thu*c bảo vệ thực vật, trừ cỏ và phân bón hóa học; quy trình trồng được kiểm soát chặt chẽ, kiểm soát và truy xuất được nguồn gốc; mô hình quen thuộc với đa số nông dân, dễ thực hiện, ít tốn kém chi phí đầu tư...

Bên cạnh đó, quy trình trồng sâm bố chính hữu cơ do AHRD nghiên cứu và ứng dụng thành công với những ưu điểm kể trên đã sẵn sàng chuyển giao, ứng dụng vào sản xuất. Theo tính toán, quy trình trồng sâm bố chính hữu cơ với quy mô sản xuất 1.000m2 có chi phí sản xuất 29 triệu đồng, tạo ra doanh thu 90 triệu đồng, cho lợi nhuận 61 triệu đồng.

Kết quả này có được là do việc hình thành mô hình hợp tác 3 bên, gồm đơn vị cung ứng/nhà nghiên cứu, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và nhà đầu tư trong việc chuyển giao công nghệ trồng sâm bố chính theo hướng hữu cơ và nghiên cứu chế biến, sản xuất sản phẩm từ sâm bố chính.

Chuyên gia và doanh nghiệp cùng tham gia

Trưng bày giới thiệu các sản phẩm sâm bố chính tại sự kiện. Ảnh: CESTI

Từ những ưu điểm đó, nhiều đơn vị, cá nhân đã ký kết biên bản ghi nhớ nhằm tư vấn, hợp tác công nghệ với trung tâm AHRD. Cơ sở sản xuất chế biến thực phẩm An Nhiên (TP.HCM) cho biết, đơn vị đã trồng sâm bố chính được 2 năm, diện tích khoảng 3.000m2 tại Trà Vinh và đã cho thu hoạch. Tuy nhiên cơ sở vẫn muốn tham gia chương trình nhằm tìm hiểu sâu về mặt kỹ thuật, quy trình trồng và sản xuất chế biến, cũng như hiệu quả kinh tế của sản phẩm.

Đơn vị sẵn sàng hợp tác với nhà cung ứng để hoàn thiện quy trình trồng hữu cơ và triển khai mở rộng vùng sản xuất, phát triển theo hướng áp dụng dây chuyền sản xuất công nghiệp nhưng cho ra được sản phẩm tự nhiên. Sâm bố chính chủ yếu được khai thác trong tự nhiên, gần đây mới được nghiên cứu kỹ thuật trồng và sản xuất.

Theo đại diện đơn vị, việc trước tiên cần làm là xây dựng một kênh thông tin chuyên biệt về sâm bố chính kết nối các chuyên gia, nhà đầu tư, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, từ đó đưa sâm phát triển mạnh và ứng dụng vào chăm sóc sức khỏe người dân nhiều hơn.

Để khai thác giá trị kinh tế của sâm bố chính, các ý kiến khác cho rằng, cần quan tâm tính toán về chi phí đầu tư, quy mô sản xuất phù hợp, đảm bảo chất lượng và giá cả đầu ra của sản phẩm. Đặc biệt, việc hợp tác cần nghiên cứu giải quyết sâu vấn đề phòng ngừa sâu bệnh hại sâm bố chính.

Theo bà Bùi Thanh Bằng, Giám đốc CESTI, sự kiện không chỉ giới thiệu, kết nối quy trình trồng sâm bố chính theo hướng hữu cơ (sản phẩm từ đề tài nghiên cứu được Sở KH&CN TP.HCM đầu tư kinh phí thực hiện) đến rộng rãi các đơn vị có nhu cầu, mà còn hình thành được mối liên kết hợp tác nghiên cứu, đầu tư và chuyển giao công nghệ vào sản xuất.

Những thông tin, kinh nghiệm về trồng sâm bố chính mà các đơn vị, chuyên gia, doanh nghiệp nhiệt tình chia sẻ cùng những đề xuất, giải pháp rất thiết thực chứng tỏ mô hình “Hợp tác công nghệ” thực sự hiệu quả. Qua đó, góp phần phát triển sản phẩm sâm bố chính của Việt Nam, chăm sóc tốt cho sức khỏe người dân, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp.

Đây cũng là lần thứ 2 CESTI tổ chức mô hình 'Hợp tác công nghệ'. Đây là hoạt động giới thiệu, trình diễn các kết quả nghiên cứu, công nghệ có khả năng thương mại hóa cao, có nhu cầu hợp tác, phát triển của các viện nghiên cứu, trường đại học, doanh nghiệp công nghệ…đến các doanh nghiệp sản xuất, các nhà đầu tư, cơ sở ươm tạo, cơ quan nghiên cứu...

Hoạt động này nhằm hỗ trợ thúc đẩy ứng dụng công nghệ, tạo lập các quan hệ hợp tác đầu tư, hỗ trợ tài chính, phát triển và chuyển giao công nghệ. Tại sự kiện, các bên sẽ trao đổi về đặc điểm, ưu thế công nghệ; khả năng ứng dụng; hiệu quả kinh tế, các phương án hợp tác phát triển công nghệ và lựa chọn đối tác phù hợp để ký kết các thỏa thuận, ghi nhớ hợp tác trong tương lai.

Kỳ Phong

Theo khampha

Mạng Y Tế
Nguồn: Y dược học (https://www.ydhvn.com/tin-moi/hop-tac-cong-nghe-giup-hot-bac-tu-sam-bo-chinh)

Tin cùng nội dung

  • Ngày 12-13/6, Bệnh viện hữu nghị Việt Nam-Cuba Đồng Hới (Quảng Bình) thực hiện chương trình khảo sát cơ sở vật chất trang thiết và nhân lực của các bệnh viện tuyến huyện để chuyển giao kỹ thuật theo đề án 1816 năm 2019. Cũng qua đợt công tác này bệnh viện đã kích hoạt chương trình báo động đỏ liên bệnh viện nhằm cứu sống bệnh nhân trong trường hợp tối cấp cứu ở tuyến dưới.
  • Chiều 4.6, Thường trực tỉnh uỷ Quảng Bình dưới sự chủ trì của đồng chí Bí thư tỉnh uỷ Hoàng Đăng Quang đã có cuộc họp khẩn cấp về sự cố đề thi môn Ngữ văn thi vào lớp 10. Tại cuộc họp đồng chí Bí thư tỉnh ủy đã yêu cầu cơ quan Công an vào cuộc điều tra làm rõ trách nhiệm cá nhân và tập thể trong vụ việc này.
  • Trong hơn 3 giờ đồng hồ, các bác sĩ của BV Việt Đức đã tiến hành phẫu thuật thành công ca bệnh u não bằng phương pháp phẫu thuật thức tỉnh, trong đó bệnh nhân thức tỉnh 1 giờ đồng hồ vừa hát bài hát truyền thống “Quảng Bình quê ta ơi” của quê hương và “tám chuyện” với các phẫu thuật viên
  • Vài ngày trở lại đây, dư luận xôn xao chuyện một nữ sinh đang học lớp 10 tại Trường Phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Quảng Bình sinh con. Một số nguồn tin cho rằng nữ sinh vứt con tại nhà vệ sinh, thực hư thông tin đó thế nào, cộng tác viên của báo Sức khỏe và đời sống đã làm rõ sự việc.
  • Mấy ngày gần đây, tại Quảng Bình người dân xôn xao về lò mổ Hải Dương 1 - P. Bắc Nghĩa - TP. Đồng Hới tiến hành nổ lợn ch*t, lợn bị bệnh, chọc tiết lợn trên đống phân, mổ lợn dưới nền nhà siêu bẩn. Tất cả những số lợn này được cán bộ thú y Đồng Hới đóng dấu cho lưu thông ra thị trường tiêu thụ đã được nhiều phương tiện truyền thông đưa tin.
  • (MangYTe) - Vì muốn kiếm con cá, con tôm trong mùa nước lũ về bán để lấy tiền cho con ăn học nên anh Văn đã bất chấp cả mưa gió ra đồng mưu sinh. Thế nhưng, trong cơn mưa, một tia sét đã lấy đi sinh mạng của người cha nghèo một lòng vì sự học của con. Anh mãi mãi ra đi, để lại người vợ nghèo và những đứa con đang đứng trước nguy cơ phải bỏ học giữa chừng.
  • (MangYTe) - Thông qua quỹ nhân ái của Báo điện tử ADZ, các nhà hảo tâm, tổ chức cộng đồng đã chung tay giúp đỡ, ủng hộ bé Nguyễn Trần Thanh Tấm hơn 33 triệu đồng.
  • (MangYTe) - Ngày 7/7, PV ADZ đã lên Bệnh viện Trung ương Huế trao quà từ Quỹ Nhân ái số tiền gần 50 triệu đồng cho chị Trần Thị Lệ và anh Nguyễn Văn Hạnh, nhân vật trong bài “Xót xa cảnh chồng thương tật sọ não chăm vợ đang nguy kịch vì bệnh ung thư”.
  • (MangYTe) - Ngày 4/6, PV ADZ thường trú tại Quảng Bình cùng đại diện chính quyền địa phương huyện Bố Trạch đã đến thăm hỏi và trao gần 63 triệu đồng đến gia đình anh Lê Văn Biên, thôn Hà Lời, xã Sơn Trạch.
  • (MangYTe) - Từ ngày mẹ mất, ba bị gãy chân sau vụ T*i n*n, Hiếu phải gánh vác những công việc nặng nhọc của gia đình, nuôi người ba đang nằm một chỗ và hai đứa em thơ dại là Lê Trần Khánh Hòa (4 tuổi) và Lê Vũ Hoàng mới hơn 1 tuổi. Cuộc sống gia đình Hiếu đang rơi vào tình cảnh rất bĩ cực...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY