Ngoại Thần kinh hôm nay

Khoa Ngoại thần kinh còn gọi là khoa phẫu thuật thần kinh, giữ chức năng điều trị các bệnh lý liên quan đến yếu tố thần kinh bằng các phương pháp ngoại khoa, bao gồm phẫu thuật nội soi, vi phẫu thuật, can thiệp nội mạch, phẫu thuật tạo hình, mổ và cấy ghép. Các bệnh lý thường gặp của khoa Ngoại thần kinh như: u não, não úng thủy, thoát vị đĩa đệm, bệnh lý về chấn thương sọ não, đau dây thần kinh, dị dạng động tĩnh mạch, lún cột sống, ghép xương điều trị lao cột sống, dị dạng mạch máu não, khuyết sọ, túi phình mạch máu não, u dây thần kinh ngoại biên,...

Lần đầu tiên bác sĩ Việt Nam làm chủ phương pháp phẫu thuật thần kinh thức tỉnh

Trong hơn 3 giờ đồng hồ, các bác sĩ của BV Việt Đức đã tiến hành phẫu thuật thành công ca bệnh u não bằng phương pháp phẫu thuật thức tỉnh, trong đó bệnh nhân thức tỉnh 1 giờ đồng hồ vừa hát bài hát truyền thống “Quảng Bình quê ta ơi” của quê hương và “tám chuyện” với các phẫu thuật viên

Trao đổi với phóng viên báo chí chiều ngày 26/3, PGS. TS Đồng Văn Hệ - Phó giám đốc BV Việt Đức- Giám đốc Trung tâm Phẫu thuật Thần Kinh (BV Việt Đức) cho biết, các bác sỹ của bệnh viện vừa thực hiện thành công một ca bệnh bằng thức tỉnh. Ca phẫu thuật diễn ra vào ngày 22/3.

Bệnh nhân Cao Quang Cảnh, sinh năm 1964 (ở Đồng Hới, Quảng Bình) nguyên là một bác sĩ. Khai thác bệnh sử cho biết, cách đây không lâu bệnh nhân thường có cảm giác tê bì ở tay trái, chân trái, thi thoảng khó vận động và hầu như không cầm nắm được đồ vật ở tay thuận- tay trái. Thỉnh thoảng bệnh nhân có cảm giác bị lảo đảo do choáng đầu.

PGS.TS Đồng Văn Hệ và bệnh nhân Cao Quang Cảnh chia sẻ thông tin tại buổi gặp gỡ báo chí

Sau đó bệnh nhân đi khám và chụp não tại Huế vào cuối tháng 1/2019, các bác sĩ cho biết, anh Cảnh có khối u ở não với kích thước 2,3cm x 3,6cm.

“Để kiểm tra lại, tôi đã ra Hà Nội đến BV Việt Đức để thăm khám lại. Kết quả vẫn như thế. Tại đây, tôi đã được các bác sỹ giới thiệu về phương pháp phẫu thuật thức tỉnh. Trước đó, tôi cũng đã biết đến phương pháp này qua các phương tiện truyền thông nên cũng trao đổi thẳng thắn với bác sĩ, rồi bàn bạc với gia đình trước khi tiến hành ca phẫu thuật”- bệnh nhân Cao Quang Cảnh kể lại.

Ca phẫu thuật diễn ra vào ngày 22/3 trong hơn 3 giờ đồng hồ, trong đó bệnh nhân thức tỉnh 1 giờ đồng hồ. Các bác sỹ đã tiến hành cắt toàn bộ khối u trong não của bệnh nhân.

“Các bác sỹ tiến hành mổ não và trong 1/3 thời gian mổ ban đầu bệnh nhân tỉnh táo hoàn toàn, không gây mê. Trong khi mổ bệnh nhân vẫn nói, hát… để các bác sỹ nhận biết được các dây thần kinh, tránh cắt phải dây thần kinh ngôn ngữ hay vận động. Bởi nếu khi cắt khối u vào vùng vận động bệnh nhân có thể bị liệt,” PGS.TS Đồng Văn Hệ nhấn mạnh.

Bệnh nhân Cảnh kể lại: “Tôi đã trải qua một ca mổ bản thân thấy rất đặc biệt, bởi trong các bác sỹ mổ cắt u não mình hoàn toàn tỉnh táo. Ngược lại với vấn đề sợ hãi, tôi lại thấy hơi hào hứng, có sự thú vị, bởi trong lúc bệnh nhân đang nằm phẫu thuật tương tác với các bác sỹ và không cảm thấy đau đớn, mình cảm thấy đang được nằm nói chuyện bình thường với các bác sỹ.”

“Để thực hiện ca phẫu thuật, các bác sĩ còn dặn dò tôi về phải cố gắng tập hát trọn vẹn một bài hát. Vốn không biết hát, nhưng tôi đã quyết tập thành công thuộc lời bài hát truyền thống của quê hương “Quảng Bình quê ta ơi” và đã hát trọn vẹn trong ca phẫu thuật”- Bệnh nhân Cao Quang Cảnh kể thêm

Bệnh nhân Cảnh cũng chia sẻ , trước khi phẫu thuật, tay trái vốn là tay thuận của anh nhưng hầu như không cầm nắm được các đồ vật. Tuy nhiên sau ca phẫu thuật này, hiện nay, các ngón tay trên bàn tay trái của anh đã cử động dễ dàng hơn. Bệnh nhân đã có thể tự cầm đũa, thìa.

Chia sẻ thêm với báo chí, PGS.TS Đồng Văn Hệ thông tin khoảng thời gian bệnh nhân tỉnh táo 1giờ đồng hồ khá dài, nên ngoài thời gian bệnh nhân hát thì các y bác sỹ, điều dưỡng thay nhau nói chuyện, trò chuyện với bệnh nhân.

“Đây là phương pháp mổ mới, cần bệnh nhân phải can đảm. Bởi bệnh nhân vẫn tỉnh, nghe được tiếng máy khoan sọ, tiếng cắt ghép của các dụng cụ kỹ thuật thực hiện ngay trên đầu mình, tiếng trao đổi của các y bác sĩ. Do đó, nếu bệnh nhân hoảng hốt, khó chịu, sợ hãi thì ca phẫu thuật không thể thành công. Đối với bệnh nhân Cảnh, ban đầu bệnh nhân cũng hơi gồng người, giọng run run khi trò chuyện với kíp phẫu thuật. Tuy nhiên, sau đó bệnh nhân đã hợp tác rất tốt với các phẫu thuật viên và ê kíp”- PGS.TS Đồng Văn Hệ cho hay

Trước đây hai tháng, tại BV Việt Đức cũng đã thực hiện thành công hai ca phẫu thuật u não bằng phương pháp thức tỉnh, tuy nhiên có sự trợ giúp của các chuyên gia, êkip phẫu thuật đến từ Nhật Bản.

“Còn đối với ca phẫu thuật ngày 22/3 là ca phẫu thuật được thực hiện hoàn toàn bởi các bác sỹ của BV Việt Đức”- PGS.TS Đồng Văn Hệ nói

Đáng lưu ý chi phí phẫu thuật u não bằng phương pháp thức tỉnh không hề cao hơn phương pháp bình thường.

Các bác sĩ cho biết, phương pháp thức tỉnh cần sự phối hợp chặt chẽ giữa bác sĩ phẫu thuật, gây mê và hệ thống thiết bị hiện đại như: phương tiện để kích thích vỏ não, monitor theo dõi trong quá trình phẫu thuật...

Các bác sĩ sử dụng các thiết bị này để kích thích vào vùng vận động, vỏ não giúp bệnh nhân nhận biết có bị tổn thương hay không. Trong khi đó, chuyên gia gây mê sẽ chuẩn bị tất cả mọi phương án nếu bệnh nhân đau, khó chịu, không phối hợp được trong khi mổ..., đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người bệnh.

Thái Bình

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/lan-dau-tien-bac-si-viet-nam-hoan-toan-lam-chu-ky-thuat-phau-thuat-than-kinh-thuc-tinh-n155100.html)

Tin cùng nội dung

  • Theo Đông y, lục lạc ba lá có vị ngọt, hơi chát, tính mát, có tác dụng bổ can thận, sáng mắt ích tinh. Thân và lá có vị đắng, tính bình có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu.Cây lục lạc ba lá còn có tên gọi là cây sục sạc, rủng rảng, muồng phân, muồng lá tròn, dã hoàng đậu, chư thi đậu…, thuộc họ Cánh bướm Papilionaceae. Là loại cây mọc hoang ở nhiều nơi trên cả nước, thường mọc ven đường đi, bờ sông, đất hoang.
  • Sự căng thẳng do bị áp lực trong cuộc sống nếu không được giải tỏa nhất là đối với những người làm việc với cường độ cao, học sinh bị áp lực thi cử kéo dài có thể trở thành stress mạn tính dẫn suy nhược thần kinh, ... Để giảm bớt căng thẳng có thể áp dụng các động tác xoa bóp bấm huyệt sau đây.
  • Bệnh teo thần kinh thị là do sợi thần kinh thị giác (TKTG) ở người bệnh vì nguyên nhân nào đó mà phát sinh biến chứng làm ảnh hưởng đến công năng truyền dẫn các xung động của nó về trung ương thần kinh, làm cho người bệnh có thị lực giảm đi rõ rệt hoặc mất hẳn.
  • Nhiễm ấu trùng sán dải heo hệ thần kinh trung ương (hay còn gọi là nhiễm ấu trùng sán lợn hệ thần kinh trung ương – Neurocysticercosis) là bệnh ký sinh trùng phổ biến nhất của hệ thần kinh và là nguyên nhân chính của bệnh động kinh ở các nước đang phát triển. Đây cũng là một vấn đề trong các nước công nghiệp vì sự nhập cư của những người lành mang trùng từ các vùng dịch tễ.
  • Đau dây thần kinh là sự đau đớn do dây thần kinh gây ra. Khi bị đau dây thần kinh sinh ba, bạn thường thấy đau sắc bén như dao đâm, điện chích đột ngột ở xung quanh má hay vùng hàm hoặc cả hai.
  • Khảo sát dẫn truyền dây thần kinh giúp kiểm tra xem các dây thần kinh dẫn truyền các tín hiệu điện có tốt và có nhanh hay không.
  • Ung thư và điều trị ung thư bằng các phương pháp như xạ trị, hóa trị...có thể gây ra các rắc rối cho cơ thể, kể cả việc ăn uống hằng ngày
  • Nghề y là một nghề đặc biệt vừa mang tính khoa học chính xác vừa có tính nghệ thuật, đó là sự tổng hợp các hoạt động thể lực...
  • Mùa đông, nằm gần cửa sổ có luồng gió lạnh thổi vào, sau khi ngủ tỉnh dậy thấy mặt bị méo xệch sang một bên thì đó là do liệt thần kinh số VII ngoại biên do lạnh.
  • Sau phẫu thuật, trẻ thường gặp vấn đề với các cơn đau nhưng thật may là có nhiều phương pháp để làm dịu các cơn đau này. Vậy phương pháp nào là hiệu quả, tốt nhất cho trẻ
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY