Thực tế, hpv rất phổ biến ở nam giới. hiện nay có nhiều cơ sở khám chữa bệnh không chuyên nhận điều trị hpv với những phương pháp không chính thống, làm bệnh nhân "tiền mất tật mang", thậm chí còn bị viêm loét, nhiễm trùng.
Hpv lây truyền qua đường T*nh d*c là chủ yếu, cũng có thể lây khi tiếp xúc qua da nhưng tỷ lệ ít hơn. có ít nhất 50% người đã quan hệ T*nh d*c bị mắc hpv vào một thời điểm nào đó.
Có khoảng 100 loại HPV, trong đó có 40 loại gây bệnh ở cơ quan Sinh d*c con người và 15 loại được liệt vào hạng "độc": gây ung thư một số bộ phận, nhất là ung thư ở bộ phận Sinh d*c.
Hai loại thông thường nhất là HPV-16 và HPV-18 có khả năng nhiễm sâu vào cổ tử cung (tỷ lệ từ 3 - 10%), làm thay đổi mô tử cung và gây bệnh ung thư cổ tử cung.
Loại ít độc hơn là HPV-6 và HPV-11, có thể gây 90% chứng sùi mào gà (thường gọi là "mụn cóc" ở cơ quan Sinh d*c và không gây đau), còn HPV-2 gây chứng mụn cóc ở tay, HPV-1 gây mụn cóc ở bàn chân.
Thông thường, cơ thể sẽ tự chống lại hpv trước khi chúng gây bệnh. còn bệnh nhân thì hầu như không biết mình bị nhiễm bệnh vì hpv không có triệu chứng rõ rệt. đôi khi có thể bị nhiễm hpv dù quan hệ T*nh d*c từ nhiều năm trước.
Phần lớn người có quan hệ T*nh d*c đều có thể bị nhiễm HPV. Nguy cơ bị nhiễm cao trong các trường hợp: quan hệ T*nh d*c quá sớm, một trong hai đối tác quan hệ T*nh d*c với nhiều người. Các yếu tố di truyền hay tắm chung bồn, ôm hay nắm tay, dùng chung các vật dụng đều không lây nhiễm HPV.
Nam giới nên đi khám khi thấy mụn, vết loét ở các khu vực quanh bộ phận Sinh d*c. xét nghiệm làm được hiện nay là hpv genotyping (dịch mủ niệu đạo, vết loét).
Xét nghiệm này sẽ xác định bằng kỹ thuật sinh học phân tử có hay không có virus hpv nơi sang thương. khi có nhiễm hpv, sẽ xác định thuộc type nào, và trong danh sách kết quả nhận được sẽ cho biết type nào thuộc loại nguy cơ cao.
Y học hiện vẫn chưa có biện pháp điều trị trực tiếp vào nguyên nhân hpv. việc điều trị đang áp dụng chủ yếu là chữa các vấn đề về sức khỏe mà hpv gây ra, chẳng hạn như mụn cóc tại bộ phận sinh dục (sùi mào gà), các thay đổi trong cổ tử cung, ung thư cổ tử cung.
Có nhiều cách để chữa trị mụn cóc Sinh d*c, như đốt điện, cắt bỏ tiếp tuyến đi sát bề mặt da, nạo, hoặc đốt bằng tia laser, phun nitơ lỏng, các loại kem bôi..., trong đó đốt điện được xem là phương pháp có lợi nhất cho bệnh nhân, nhưng do không thể tiêu diệt hpv triệt để (vì tất cả những bệnh do virus gây nên hiện nay y học thế giới không thể trị dứt điểm, chỉ điều trị được triệu chứng mà thôi) nên sau điều trị, mụn cóc Sinh d*c vẫn có thể tái phát, đặc biệt là trong ba tháng đầu.
Cả nam và nữ đều có thể chủng ngừa để khỏi bị nhiễm các loại hpv thông thường. vaccine hpv đạt hiệu quả từ 95 - 100%, có thể ngăn chặn sự lây nhiễm hpv tupe 6, 11, 16 và 18.
Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã công nhận Gardasil dùng cho cả nữ giới và nam giới từ 9 đến 26 tuổi. Tốt nhất nên tiêm vaccine trước khi bắt đầu có quan hệ T*nh d*c. Loại vaccine này khá an toàn, chỉ một số ít người tiêm vaccine bị sốt nhẹ, nổi mẩn đỏ hoặc ngứa rát ở vùng da được tiêm vaccine mà thôi.
Vaccine hpv phải tiêm đủ ba liều mới hữu hiệu. các nghiên cứu vẫn đang tiếp diễn để xem có cần một liều bồi thêm trong tương lai. người đã nhiễm hpv vẫn có thể tiêm vaccine hpv, tuy không giúp điều trị hay chữa khỏi nhưng có thể không bị nhiễm thêm các loại hpv khác.
Chẳng hạn, nếu đã bị nhiễm hpv-6, vaccine có thể giúp không bị nhiễm hpv-16 vì virus không chỉ lây qua quan hệ T*nh d*c mà còn lây khi tiếp xúc trực tiếp với những hpv trên da như mụn cóc ở tay, chân...
Tóm lại, hpv chủ yếu lây nhiễm qua đường T*nh d*c nên những người không quan hệ T*nh d*c hoặc chỉ có một bạn tình thì có thể giảm tối đa nguy cơ bị nhiễm hpv.
Càng "chung tình", càng ít có nguy cơ lây nhiễm hpv. việc sử dụng bao cao su mỗi khi quan hệ T*nh d*c cũng vẫn có nguy cơ vì hpv có thể gây nhiễm trùng trên da quanh bộ phận Sinh d*c.
BS. NGUYỄN TRÍ QUANG