Da liễu hôm nay

Chuyên khoa da liễu lâm sàng đảm nhận chẩn đoán, điều trị, dự phòng và phục hồi chức năng các bệnh lý thuộc chuyên ngành Phong và Da liễu (da và các phần phụ của da gồm lông, tóc, móng, tuyến mồ hôi). Ngoài ra còn bao gồm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, và các bệnh lý liên quan đến da liễu do nhiễm HIV/AIDS. Những căn bệnh thường gặp ở khoa da liễu như: nám da, tàn nhang, mụn/sẹo/rạn da, viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc dị ứng/kích ứng, các bệnh về sắc tố da, lão hoá da, nấm, giang mai, sùi màu gà, vi nấm sâu gây bệnh nội tạng, ung thư tế bào đáy, ung thư tế bào gai, ung thư hắc tố, hôi nách, bớt sắc tố bẩm sinh, u máu, các khối u lành tính ở da, móng chọc thịt, nốt ruồi,...

Hướng dẫn các cách chữa bệnh tổ đỉa ở chân, ở tay tại nhà

Với trường hợp bệnh nhẹ đến trung bình, bạn có thể thực hiện các cách chữa bệnh tổ đỉa ở chân, tay ngay tại nhà để làm giảm và ngăn ngừa các triệu chứng.

với trường hợp bệnh nhẹ đến trung bình, bạn có thể thực hiện các cách chữa bệnh tổ đỉa ở chân, tay ngay tại nhà để kiểm soát và ngăn ngừa triệu chứng bùng phát.

Thực hiện các cách chữa bệnh tổ đỉa ngay tại nhà

Mặc dù không có phương pháp có thể điều trị dứt điểm bệnh chàm tổ đỉa nhưng bạn có thể áp dụng một số biện pháp tại nhà để kiểm soát và ngăn chặn các triệu chứng bùng phát.

Dưới đây là những cách chữa bệnh tổ đỉa ở chân, tay ngay tại nhà mà bạn có thể áp dụng.

1. Chườm lạnh

Chườm lạnh là biện pháp đơn giản có thể kiểm soát được triệu chứng ngứa, viêm và nóng rát do tổ đỉa gây ra. biện pháp này còn hỗ trợ làm giảm tình trạng mụn nước, gây tê liệt dây thần kinh, từ đó làm giảm đi cảm giác đau đớn.

Sử dụng khăn sạch đem đặt vào tủ lạnh trong vài giờ trước khi dùng. sau đó chườm khăn lên vùng da bị tổ đỉa trong khoảng 15 phút. thực hiện 2 – 3 lần mỗi ngày để làm giảm triệu chứng viêm, sưng và nóng rát.

Nếu triệu chứng bùng phát đột ngột, bạn có thể dùng khăn bọc đá viên và chườm trực tiếp lên vùng da bị tổn thương. Nên nhấc túi chườm liên tục cho đến khi vùng da quen với nhiệt độ lạnh.

2. Nha đam

Nha đam là thảo dược tự nhiên có tác dụng làm dịu, dưỡng ẩm da, giảm kích thích và kiểm soát tình trạng viêm. sử dụng gel nha đam lên vùng da bị tổ đỉa không chỉ cải thiện tình trạng ngứa ngáy, khó chịu mà còn thúc đẩy tế bào da phục hồi nhanh chóng.

Ngoài ra, nha đam còn có đặc tính kháng khuẩn nên có thể ức chế các vi khuẩn và vi nấm sinh trưởng tại vùng da bị tổ đỉa.

Sử dụng gel nha đam còn bổ sung nước cho da, giúp cải thiện tình trạng da khô, bong vảy thường gặp ở bệnh nhân chàm tổ đỉa.

Bạn có thể sử dụng sản phẩm chứa gel nha đam hoặc dùng trực tiếp nha đam lên vùng da cần điều trị. Lưu ý nha đam có thể gây kích ứng da, vì vậy hãy sử dụng một lượng nhỏ trước khi áp dụng lên toàn bộ vùng da.

3. Bột yến mạch

Tương tự như nha đam, bột yến mạch cũng là nguyên liệu thiên nhiên có khả năng cải thiện triệu chứng của bệnh chàm tổ đỉa. Yến mạch có chứa nhiều thành phần kháng viêm, vì vậy có thể làm giảm ngứa, đau và sưng do phản ứng viêm tại vùng da bị tổ đỉa.

Cho vài muỗng bột yến mạch vào thau nhỏ, hòa tan với một lượng nước vừa đủ. Ngâm tay và chân vào nước yến mạch trong khoảng 15 – 20 phút. Thực hiện mỗi ngày để đạt kết quả như mong đợi.

3. Chú ý nhiệt độ nước và thời gian tắm

Tắm với nước ấm trong thời gian dài là nguyên nhân khiến da khô và ngứa rát hơn bình thường. Ngoài ra, nước nóng cũng chính là nguyên nhân gây tổn hại hàng rào bảo vệ tự nhiên của da.

Vì vậy bạn cần chú ý nhiệt độ của nước tắm, chỉ nên tắm với nước mát hoặc nước ấm nhẹ. thời gian tắm không nên nhiều hơn 15 phút. tắm quá lâu có thể khiến da bị khô và kích thích triệu chứng của chàm tổ đỉa phát sinh.

Sau khi tắm cần lau khô cơ thể bằng khăn sạch. Không nên để cơ thể tự khô, điều này có thể khiến nước trên da bay hơi và khiến biểu bì bị khô, bong tróc.

4. Sử dụng sản phẩm vệ sinh dịu nhẹ

Làn da của bệnh nhân bị tổ đỉa thường rất nhạy cảm và dễ kích ứng với các hóa chất tự nhiên. vì vậy việc lựa chọn sản phẩm vệ sinh dịu nhẹ là điều rất cần thiết.

Bạn nên ưu tiên chọn những sản phẩm có độ pH trung tính, ít xà phòng và không chứa hương liệu. Hoặc bạn có thể trao đổi với bác sĩ để được tư vấn về sản phẩm thích hợp với tình trạng và loại da.

Ngoài những sản phẩm sử dụng cho cơ thể, bạn cũng cần chú ý đến bột giặt và nước xả cho quần áo. Nếu phải tiếp xúc với các hóa chất tẩy rửa mạnh, nên sử dụng găng tay cao su để bảo vệ da.

5. Không gãi

Các mụn nước có thể gây ngứa và khó chịu, tuy nhiên bạn cần tránh tình trạng gãi và cào lên vùng da này. Lực từ bàn tay có thể khiến da bị trầy xước, đồng thời kích thích phản ứng viêm khiến da đau và đỏ hơn trước. Ngoài ra, việc gãi lên vùng da này còn gián tiếp đưa vi khuẩn vào da và tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Với trẻ nhỏ, bạn nên cắt móng, đeo bao tay và tất cho trẻ để hạn chế tình trạng ma sát lên vùng da bị tổn thương.

Một số loại Thu*c trị tổ đỉa không kê toa

Nếu tình trạng chàm tổ đỉa không quá nghiêm trọng, bạn có thể sử dụng những loại Thu*c không kê toa để khắc phục.

1. Thu*c mỡ và kem dưỡng ẩm

Thu*c mỡ và kem dưỡng ẩm là lựa chọn ưu tiên trong điều trị bệnh chàm tổ đỉa. Những loại Thu*c bôi ngoài này có thể làm giảm triệu chứng nhanh chóng và ít gây ra tác dụng phụ.

Bạn nên sử dụng vaseline hoặc những loại kem dưỡng ẩm dịu nhẹ sau khi tắm để dưỡng ẩm cho da, ngăn ngừa da khô và nứt nẻ.

Nếu da xuất hiện triệu chứng kích ứng và ngứa rát, bạn có thể dùng các loại kem bôi có chứa corticosteroid để cải thiện. Khi sử dụng những loại Thu*c này, cần dùng theo chỉ định để tránh làm mỏng và bào mòn da.

2. Sử dụng Thu*c kháng histamine

Trong trường hợp phản ứng viêm không đáp với corticosteroid điều trị tại chỗ, bạn có thể cân nhắc sử dụng Thu*c kháng histamine.

Những loại Thu*c kháng histamine không kê toa thích hợp với bệnh nhân tổ đỉa gồm có loratadine, diphenhydramine,…

Sử dụng Thu*c kháng histamine có thể gây mờ mắt, chóng mặt, buồn ngủ,… Vì vậy cần hạn chế lái xe, hoạt động trên cao hay vận hành máy móc trong thời gian sử dụng.

Trong trường hợp các biện pháp trên không cải thiện được triệu chứng của bệnh. Đồng thời vùng da xuất hiện nhiều mụn nước và ngứa rát, đau đớn nghiêm trọng, bạn nên chủ động tìm gặp bác sĩ da liễu để được chẩn đoán và chỉ định điều trị.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế!

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/cach-chua-benh-to-dia-o-chan-o-tay-tai-nha)

Tin cùng nội dung

  • Tôi muốn đăng ký khám chữa bệnh tại nhà cho ba mẹ tôi thì liên hệ ở đâu? Thủ tục như thế nào? Sắp tới công việc của tôi rất bận nên muốn tìm dịch vụ này cho tiện. Cảm ơn mangyte.vn! (Thu Hồng - Đà Nẵng)
  • Hai hôm nay tôi bị sốt, bác sĩ yêu cầu xét nghiệm máu mà tôi chưa sắp xếp công việc để đi được. Xin hỏi ở Hà Nội có dịch vụ xét nghiệm tại nhà không? Nếu có thì chi phí ra sao? Cảm ơn các bác sĩ trên mangyte.vn! (Hải Đăng - nguyenhai…@gmail.com)
  • Tôi nghe nói BV Đại học Y dược có dịch vụ giao Thuốc tại nhà. Không biết giá cả và phạm vi như thế nào? Nhờ bác si trên mangyte.vn giúp cho các thông tin chi tiết. Rất cảm ơn!
  • Theo Đông y, húng quế vị cay, nóng, thơm dịu. Có tác dụng làm ra mồ hôi, giảm đau, lợi tiểu, lương huyết.
  • Sấu không chỉ là món ngon thường có trong bữa cơm gia đình Việt trong những ngày hè mà còn là dược liệu rất tốt trong chữa bệnh.
  • Từ lâu, nhân dân ta đã biết sử dụng các biện pháp chườm nóng hoặc chườm lạnh để chữa đau lưng, đau khớp, sưng nề sau chấn thương, hoặc điều trị các viêm tấy. Để chườm nóng hoặc chườm lạnh, người ta sử dụng các chất trung gian truyền nhiệt...
  • Bệnh tổ đỉa là bệnh viêm da đặc biệt, chủ yếu ở bàn tay, bàn chân. Bệnh chưa xác định được nguyên nhân. Nhưng nghiên cứu cho thấy, người có cơ địa dị ứng, có sang chấn thần kinh dễ nhạy cảm với các dị nguyên: hóa chất, cao su, xà phòng, nước hoa, một số chất trong mỹ phẩm, đồ ăn, thức uống hoặc thay đổi khí hậu, vân vân.
  • Nghẹt thở xảy ra khi một vật lạ kẹt trong cổ họng hay khí quản, ngăn chặn luồng không khí ra vào. Vì nghẹt thở gây ra thiếu oxy não nên cần cấp cứu càng nhanh càng tốt
  • Sốt là một dấu hiệu của nhiều tình trạng khác nhau, bao gồm cả nhiễm trùng. Nhiệt độ bình thường của bạn có thể khác chút ít so với nhiệt độ cơ thể trung bình (98,6oF hay 37oC).
  • Những người có nhu cầu khám bệnh tại nhà thường là những gia đình có bệnh nhân bị các bệnh mạn tính và di chứng của các bệnh nặng
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY