Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Hướng dẫn chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ở tuyến cơ sở

Ngoài 6 ngôn ngữ được dùng tại Liên Hợp Quốc, Việt Nam là quốc gia đầu tiên dịch cuốn sách “Hướng dẫn chăm sóc sức khỏe lồng ghép cho người cao tuổi ở tuyến chăm sóc ban đầu” ra tiếng Việt.

Ông Kidong Park - Trưởng Đại diện WHO tại Việt Nam. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Ngày 1/10, tổng cục dân số-kế hoạch hoá gia đình (bộ y tế) phối hợp với tổ chức y tế thế giới (who) tổ chức hội thảo công bố cuốn sách “hướng dẫn chăm sóc sức khỏe lồng ghép cho người cao tuổi ở tuyến chăm sóc ban đầu.”

Sự kiện này là một trong những hành động thiết thực hưởng ứng ngày quốc tế người cao tuổi (1/10).

Who đã xây dựng cuốn tài liệu hướng dẫn chăm sóc tích hợp cho người cao tuổi (icope). đáng lưu ý, ngoài 6 ngôn ngữ được dùng tại liên hợp quốc, việt nam là quốc gia đầu tiên dịch cuốn sách này ra tiếng việt.

[Phát triển mạng lưới trợ giúp xã hội để đáp ứng yêu cầu người cao tuổi]

Ông Kidong Park, Trưởng Đại diện WHO tại Việt Nam cho biết cuốn sách còn có 1 phần mềm mang tên ICOPE trên điện thoại thông minh. Phần mềm này cũng hoàn toàn bằng tiếng Việt, giúp mọi người có thể tải tài liệu về và dễ dàng sử dụng.

Cuốn sách gồm các nội dung phù hợp với định hướng tập trung chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi tại cộng đồng như trong dự thảo đề án chăm sóc sức khỏe người cao tuổi đến năm 2030 của việt nam và phù hợp với chiến lược hành động toàn cầu đối với vấn đề già hóa và sức khỏe của tổ chức y tế thế giới (who).

Cuốn sách “Hướng dẫn chăm sóc sức khỏe lồng ghép cho người cao tuổi ở tuyến chăm sóc ban đầu”. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Phát biểu tại hội thảo, thứ trưởng bộ y tế đỗ xuân tuyên cho hay vào ngày 14/12/1990, đại hội đồng liên hợp quốc đã nhất trí lấy ngày 1/10 hàng năm là ngày quốc tế người cao tuổi. ngày quốc tế người cao tuổi năm nay có chủ đề “đại dịch có khiến chúng ta thay đổi cách giải quyết các vấn đề về người cao tuổi và già hóa dân số?”

Việt nam là một trong những quốc gia được cộng đồng quốc tế đánh giá cao trong kiểm soát tốt đại dịch covid-19, trong đó có phòng chống covid-19 cho người cao tuổi.

Thế kỷ xxi được gọi là thế kỷ già hóa dân số. trên thế giới từ năm 2000 đến năm 2050, tỷ lệ dân số trên 60 tuổi sẽ tăng gấp đôi từ 11% đến 22%. số lượng người từ 60 tuổi trở lên (tuổi 60+) được dự báo sẽ tăng lên 1,4 tỷ người vào năm 2030 và 2,1 tỷ người vào năm 2050. tại các nước asean có gần 60 triệu người cao tuổi chiếm 9,3% tổng dân số; năm 2050 sẽ tăng lên 24% tổng dân số và trở thành khu vực dân số già.

Năm 2011, Việt Nam chính thức bước vào giai đoạn già hóa dân số; năm 2019, tỷ lệ người cao tuổi, chiếm 11% dân số. Tỷ lệ người cao tuổi sẽ tăng lên 16% vào năm 2029 và lên 26% vào năm 2049. Việt Nam là một trong số những quốc gia có tốc độ già hóa nhanh nhất thế giới. Trong khi các nước phát triển mất nhiều thập kỷ, có nước hàng thế kỷ mới chuyển đổi từ giai đoạn

Tuổi thọ tăng là một trong những thành tựu to lớn về phát triển kinh tế-xã hội nói chung và chăm sóc sức khỏe nói riêng. tuy nhiên, già hóa dân số diễn ra với tốc độ nhanh đặt ra những thách thức rất lớn về sự cần thiết phải thay đổi hệ thống an sinh xã hội, lao động việc làm, giao thông, vui chơi giải trí… đặc biệt là hệ thống chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ở việt nam.

Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, nhiều chương trình, hoạt động đã được triển khai để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe người cao tuổi. Đặc biệt, thực hiện Nghị quyết số 137/NQ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện

Đề án được xây dựng và triển khai sẽ tiếp tục thể chế hóa đường lối, chủ trương của đảng, quy định của hiến pháp, pháp luật về chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi. với các mục tiêu, giải pháp đồng bộ, trong đó là tập trung chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ở cộng đồng bảo đảm cho mọi người cao tuổi được thụ hưởng dịch vụ chăm sóc sức khỏe có chất lượng ngày càng cao.

Trao tượng trưng cuốn tài liệu cho đại diện các bộ, ban, ngành. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Theo trưởng đại diện who tại việt nam, cuốn sách cung cấp lộ trình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi một cách thực tiễn để nhân viên y tế tại cộng đồng có thể thực hiện theo một cách dễ dàng nhằm mục tiêu phát hiện ra những dấu hiệu suy giảm về sức khỏe ở người cao tuổi và giúp họ xây dựng cách chăm sóc mang tính cá nhân hóa tại gia đình.

Với những can thiệp từ hướng dẫn này có thể làm chậm lại hoặc đảo ngược quá trình suy giảm ở người cao tuổi. điều này được thực hiện với chi phí thấp nhưng là cốt lõi trong vấn đề già hóa khỏe mạnh.

Ông Nguyễn Doãn Tú-Tổng Cục trưởng Tổng Cục Dân số-kế hoạch hóa gia đình cho biết, nội dung cuốn sách phù hợp với định hướng tập trung chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi tại cộng đồng như trong dự thảo Đề án Chăm sóc sức khỏe

Tài liệu này sẽ giúp cho hệ thống cộng tác viên dân số ở cơ sở có thể thực hiện mục tiêu kép, vừa làm công tác kế hoạch hóa gia đình vừa có thể trở thành những người thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi.

Thời gian tới, tổng cục dân số-kế hoạch hoá gia đình tiếp tục phối hợp chặt chẽ với tổ chức y tế thế giới phổ biến, hướng dẫn sử dụng cuốn tài liệu này cho các cán bộ, cộng tác viên dân số và y tế, nhất là tuyến cơ sở để sử dụng trong các hoạt động chăm sóc sức khỏe người cao tuổi./.

Thùy Giang (Vietnam+)

Mạng Y Tế
Nguồn: VietNamPlus (https://www.vietnamplus.vn/huong-dan-cham-soc-suc-khoe-nguoi-cao-tuoi-o-tuyen-co-so/666934.vnp)

Tin cùng nội dung

  • Viêm phổi là hiện tượng nhiễm khuẩn cấp tính ở phổi, do nhiều nguyên nhân gây nên. Ở nước ta, viêm phổi chiếm khoảng 12% các bệnh về phổi.
  • Đông y gọi viêm phế quản là khái thấu, đàm ẩm. Bệnh do ngoại cảm phong hàn, phong nhiệt, khí táo hoặc do công năng của 3 tạng phế, tỳ, thận giảm sút. Hàn thấp làm tổn thương tỳ sinh đàm ẩm; nhiệt làm thương phế, thận; phế thận âm hư dẫn đến ho, đờm nhiều. Đông y có rất nhiều phương pháp chữa bệnh này, xin giới thiệu một số bài Thuốc theo kinh nghiệm dân gian rất đơn giản, dễ tìm mà hiệu quả.
  • Tất cả chúng ta đều có lúc cảm thấy căng thẳng. Cách đối mặt với căng thẳng sẽ quyết định ảnh hưởng của nó đối với chúng ta như thế nào. Khi có thể, hãy thực hiện các bước để ngăn chặn căng thẳng và khi không có thể, hãy cố gắng kiềm chế nó.
  • Ngay cả những người có sức khỏe tinh thần tốt đôi khi cũng có vấn đề về tình cảm hoặc bị các bệnh tâm thần. Bệnh tâm thần thường có một nguyên nhân vật lý, chẳng hạn như một sự mất cân bằng hóa chất trong não. Căng thẳng và các vấn đề với công việc, gia đình, trường học đôi khi có thể gây ra bệnh tâm thần hoặc làm cho nó tồi tệ hơn. Tuy nhiên, những người có sức khỏe tinh thần tốt học được cách để đối phó với sự căng thẳng và các vấn đề nảy sinh. Họ biết khi nào cần tìm kiếm sự giúp đỡ từ bác sĩ
  • Tâm linh giúp bạn luôn tìm thấy ý nghĩa, niềm hy vọng, sự an ủi và bình yên nội tâm trong cuộc sống. Nhiều người tin vào tâm linh qua tôn giáo. Một số tin vào nó thông qua âm nhạc, nghệ thuật, kết nối với thiên nhiên. Những người khác tin vào tâm linh của bản thân qua các giá trị và nguyên tắc của họ.
  • Bài viết này giới thiệu một số lời khuyên giúp bạn khỏe mạnh và thoải mái khi đi du lịch nước ngoài.
  • Dịch vụ phòng ngừa là rất quan trọng cho tất cả mọi người, đặc biệt là đối với người cao tuổi. Đó là vì nguy cơ gặp các vấn đề về sức khỏe tăng lên khi bạn có tuổi. Bằng cách ngăn ngừa, hoặc xác định chúng ở giai đoạn sớm, bạn có nhiều khả năng sống một cuộc sống lâu hơn, khỏe mạnh hơn, và thỏa mãn hơn.
  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
  • Phụ nữ khi đang mang thai có rất nhiều việc cần phải lo nghĩ, tuy nhiên cũng nên cần phải lưu tâm đến sức khỏe răng miệng.