Ngắm ngẫm nghĩ hôm nay

Hướng dẫn nghi lễ cúng Thần Tài mùng 10 tháng Giêng Âm lịch

Nghi lễ cúng Thần Tài mùng 10 tháng Giêng Âm lịch bao gồm bài trí bàn thờ Thần Tài, chuẩn bị mâm cúng và đọc văn khấn Thần Tài một cách thành tâm.
Những sai lầm cần tránh khi cúng Thần Tài mùng 10 tháng Giêng
4 việc nên làm vào ngày Thần Tài mùng 10 tháng Giêng để phát tài phát lộc cả năm

Hướng dẫn nghi lễ cúng Thần Tài mùng 10 tháng Giêng

Theo phong tục dân gian, ngày Thần Tài là ngày mùng 10 tháng Giêng Âm lịch. Vào ngày này, mọi người thường đi mua vàng với mong ước một năm làm ăn phát tài phát lộc, tiền bạc rủng rỉnh thoải mái tiêu. Với giới kinh doanh, người làm ăn buôn bán, tiểu thương, ngày vía Thần Tài là ngày rất quan trọng.

Theo quan niệm người xưa, Thần Tài là vị thần chuyên quản Tài - Phúc - Phú - Quý mang đến sự sung túc, tài lộc và may mắn. Việc nghênh đón Thần Tài đầu năm bằng những hành động như sắm lễ, dọn dẹp nhà cửa đều có nhiều ý nghĩa trong đời sống tinh thần của người dân.

Theo lịch vạn sự 2020, năm nay, ngày vía Thần Tài rơi vào thứ Năm, ngày 3/2/2020 Dương lịch. Đó là ngày Bính Tý, tháng Mậu Dần, năm Canh Tý.

Hướng dẫn nghi lễ cúng ngày vía Thần Tài. (Ảnh: @camyduong_95)

Bài trí bàn thờ Thần Tài

Bàn thờ Thần Tài, Thổ Địa được đặt dưới đất nhưng là nơi trang nghiêm, và hướng ra cửa chính hoặc gần cửa chính. Trên bàn thờ Thần Tài thường được đặt các đồ vật, lễ vật sau:

- Tượng Thần Tài - Thổ Địa: thường được làm bằng sứ, đặt hai bên ban thờ. Theo nguyên tắc, vị trí đặt (nhìn từ ngoài vào) sẽ là tượng Thần Tài bên trái, tượng Thổ Địa bên phải.

- Tượng Phật Di Lặc: là vị thần quản lý và ngăn chặn các vị thần làm những điều sai trái, thường được đặt bên trên ban thờ Thần Tài.

- Hũ gạo, hũ muối, hũ nước đầy: được đặt ở giữa hai tượng Thần Tài - Thổ Địa. Đây là những vật tượng trưng cho cuộc sống no đủ, êm ấm và được đặt từ đầu năm cho tới cuối năm mới được đem thay.

- Bát nhang: được đặt giữa ban thờ và tuyệt đối không được xê dịch, di chuyển.

- Lọ hoa tươi và quả tươi, thường là mâm/đĩa ngũ quả.

- 5 chén nước xếp hình chữ thập: tượng trưng cho ngũ hành và ngũ phương phát triển.

- 5 củ tỏi: đặt vào trong một chiếc đĩa nhỏ với ý nghĩa xua đuổi ma quỷ.

- Bát nước đầy rắc cánh hoa hồng ở trên: mang ý nghĩa giữ cho tiền bạc không bị trôi đi. Thường được đặt trên nền đất ngoài cùng ban thờ.

- Tượng Ông Cóc: đặt bên trái ban thờ với ý nghĩa đón sinh khí, tài lộc. Ban ngày quay tượng ra ngoài và tối quay vào trong.

Mâm cúng Thần Tài

Lễ cúng Thần Tài chỉ cần hoa tươi, quả tươi, nước sạch là đủ. (Ảnh: @hqd_hoquocdung)

Mâm cúng ngày vía Thần tài gồm những lễ vật sau:

- Mâm cỗ "Tam Sên" gồm: 1 miếng thịt heo luộc, trứng luộc và tôm (hoặc cua) luộc. Hoặc nếu không làm cỗ mặn, có thể chuẩn bị bánh trái, đồ chay, các loại chè cúng.

- Hương: Có thể thắp hương vào buổi sáng hoặc buổi tối, quan trọng là chọn giờ tốt để cúng lễ hoặc ngày giờ tốt có sao tốt đến để kích hoạt trường khí dễ dàng hơn.

- Nước: Cần rửa sạch chén và chỉ một chén nước là đủ. Nước dùng để thắp hương không nên rót quá đầy, cần cách miệng chén khoảng 1 cm.

- Hoa: Gia chủ có thể sử dụng bình hoa bằng thủy tinh hoặc gốm sứ. Nên lựa chọn hoa tươi, có nụ, có hương thơm, tuyệt đối không dùng hoa giả để làm lễ.

- Quả: Không dùng quả nhựa, quả nhân tạo để làm lễ, nên chọn quả tươi ngon, còn nguyên vẹn, như táo, lê, chuối, cam…

- Đèn, nến: Sử dụng đèn thật như đèn dầu, nến, không dùng đèn điện, đèn nhấp nháy vì tạo khí trường xấu, ảnh hưởng tới việc thờ cúng.

- Gạo, muối thì cất lại dùng cho có lộc, không được rãi ra ngoài.

- Rượu hay nước thì đứng ngoài cửa tưới vào nhà, có ý nghĩa là đem lộc vào.

Lưu ý khi cúng ngày vía Thần Tài

- Lễ vật chuẩn bị cầu kì hoặc đơn giản tùy thuộc vào điều kiện của gia đình. Lễ cúng Thần Tài chỉ cần hoa tươi, quả tươi, nước sạch là đủ; hoặc chuẩn bị mâm cỗ mặn gồm 1 miếng thịt heo luộc, trứng luộc và tôm (hoặc cua) luộc. Nhiều nơi làm lễ cúng thần tài to hơn cả cúng tất niên là không cần thiết.

- Điều quan trọng khi chuẩn bị lễ vật cúng Thần Tài là thái độ kính cẩn, thành tâm của gia chủ. Ngoài ra, không nên cầu xin quá nhiều tài lộc, tham lam những điều quá xa xôi. Nếu cầu xin quá nhiều, sẽ làm mất đi ý nghĩa thiêng liêng của việc lễ Thần Tài.

- Bàn thờ là nơi linh thiêng, vì thế nếu gia đình có nuôi vật nuôi trong nhà, cần tránh để cho mèo quậy phá bàn thờ.

- Hàng tháng thường lau bàn thờ, tắm cho Thần Tài vào ngày cuối tháng và ngày 14 âm lịch với nước lá bưởi, hay rượu pha nước. Khăn lau và tắm cho Thần Tài không được dùng vào việc khác.

- Khi cúng xong, gạo, muối cất lại dùng, vừa tránh lãng phí, vừa có lộc theo quan niệm dân gian, không được để vãi ra ngoài.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thời đại (https://thoidai.com.vn/huong-dan-nghi-le-cung-than-tai-mung-10-thang-gieng-am-lich-98404.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY