Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Hướng dẫn phục hồi chức năng cho người mắc Covid-19

(HNMO) – Bộ Y tế vừa ban hành quyết định về hướng dẫn phục hồi chức năng bệnh Covid-19 để các đối tượng chú ý thực hiện.

(hnmo) – bộ y tế vừa ban hành quyết định số 1719/qđ-byt ngày 15-4-2020 về hướng dẫn phục hồi chức năng bệnh viêm đường hô hấp cấp do sars-cov-2 (covid-19) để các đối tượng chú ý thực hiện.

Mục tiêu điều trị phục hồi chức năng người bệnh covid-19 trong thời gian nằm viện (khoảng 2 tuần) là cải thiện chức năng hô hấp, tăng thông khí, giảm công hô hấp, giảm mức độ khó thở; tăng khả năng tống thải đờm dịch; tăng cường khả năng vận động cơ thể và các cơ tham gia hô hấp; ngăn ngừa các biến chứng khác; ngăn chặn sự suy giảm thể chất và tinh thần. mục tiêu dài hạn là phục hồi lại sức khỏe và các chức năng sinh hoạt hằng ngày, để bệnh nhân trở lại công việc thường ngày và hòa nhập cộng đồng.

Đối với người bệnh thể nhẹ, ý thức tỉnh, có thể thực hiện các kỹ thuật chủ động theo hướng dẫn qua băng hình, tờ rơi, tuy nhiên vẫn dưới sự giám sát của nhân viên y tế để bảo đảm người bệnh thực hiện đúng kỹ thuật và đủ thời gian. phục hồi chức năng cho nhóm người bệnh này tập trung vào các kỹ thuật thở: thở cơ hoành, thở chúm môi, thở dưỡng sinh và tập vận động... để nâng cao thể chất, tinh thần. nếu người bệnh có tiết nhiều đờm dịch thì bổ sung kỹ thuật thở chu kỳ chủ động và kỹ thuật ho hữu hiệu.

Đối với người bệnh thể nặng hoặc nguy kịch, việc phục hồi chức năng nhằm tống đờm, chất tiết từ đường hô hấp ra ngoài, làm tăng thông khí, dễ thở, đề phòng các biến chứng loét da, biến chứng suy hô hấp, tim mạch và các cơ quan khác.

Người bệnh thể nặng hoặc nguy kịch nhưng vẫn tỉnh và tự thực hiện các kỹ thuật theo hướng dẫn của video, tờ rơi dưới sự giám sát của nhân viên y tế hoặc hướng dẫn của người điều trị đứng cách xa trên 2 mét thực hiện các động tác. các kỹ thuật bao gồm: tập vận động chủ động; người bệnh tự lăn trở 2h/lần, tự kiểm tra vùng da hay bị đè ép; tập thở cơ hoành, tập thổi vào bình nước to hoặc dụng cụ tập hô hấp; tập ho hữu hiệu. nếu người bệnh tỉnh nhưng yếu để thực hiện động tác, người điều trị trợ giúp một phần để người bệnh thực hiện các kỹ thuật đó.

Người bệnh hôn mê hoặc nguy kịch không thể thực hiện được thì người điều trị thực hiện các kỹ thuật: Điều chỉnh tư thế để người bệnh thư giãn cơ hoành giúp hô hấp dễ dàng hơn; tập vận động thụ động; dẫn lưu tư thế; vỗ, rung lồng ngực; thở có trợ giúp.

Những người bệnh thể nặng thường có biểu hiện lo lắng, trầm cảm, căng thẳng tâm lý kéo dài... Nhân viên y tế nếu phát hiện các vấn đề tâm lý của người bệnh có thể sử dụng các kiến thức về chuyên môn, kinh nghiệm của mình để tư vấn cho người bệnh. Người điều trị theo dõi, ghi hồ sơ bệnh án kết quả thực hiện, các thận trọng và lưu ý khi thực hiện kỹ thuật đối với người có bệnh kèm theo hoặc người cao tuổi.

Sau khi xuất viện, người bệnh vẫn phải thực hiện phương pháp phục hồi lại sức khỏe và các chức năng sinh hoạt hằng ngày để trở lại công việc và hòa nhập cộng đồng. trong giai đoạn này, người bệnh cần được hướng dẫn tập thở, tập luyện thể lực phù hợp lứa tuổi và tình trạng người bệnh theo các tài liệu hướng dẫn hoặc tờ rơi.

Đối với người bệnh thể nhẹ, khi ra viện cần được tăng cường tập các bài tập vận động, các bài tập thở và điều chỉnh tâm lý.

Đối với người bệnh đã từng bị thể nặng hoặc nguy kịch, khi ra viện cần được đánh giá về tổn thương chức năng phổi và đưa ra phương án phục hồi chức năng tổng hợp gồm tập vận động, tập thở, tâm lý trị liệu, dinh dưỡng theo từng trường hợp.

Mạng Y Tế
Nguồn: Hà Nội Mới (http://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Suc-khoe/964683/huong-dan-phuc-hoi-chuc-nang-cho-nguoi-mac-covid-19)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Đo hô hấp ký là xét nghiệm giúp chẩn đoán các tình trạng bệnh lý của phổi, phổ biến nhất là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Ngoài ra đo hô hấp ký được dùng để theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh lý về phổi, cũng như theo dõi đáp ứng hiệu quả điểu trị.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Nghẹt thở xảy ra khi một vật lạ kẹt trong cổ họng hay khí quản, ngăn chặn luồng không khí ra vào. Vì nghẹt thở gây ra thiếu oxy não nên cần cấp cứu càng nhanh càng tốt
  • Sốt là một dấu hiệu của nhiều tình trạng khác nhau, bao gồm cả nhiễm trùng. Nhiệt độ bình thường của bạn có thể khác chút ít so với nhiệt độ cơ thể trung bình (98,6oF hay 37oC).
  • Tài liệu này đựơc biên soạn tiếp theo Tài liệu hướng dẫn tập vận động cho bệnh nhân yếu nửa người giai đoạn sớm, nhằm mục đích cung cấp cho bệnh nhân và người nhà những thông tin cần thiết cũng như cách tập luyện tại nhà sau khi bệnh nhân được xuất viện
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Trí nhớ kém là một trong các triệu chứng điển hình thường gặp ở bệnh nhân tâm thần.
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY