Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Hướng đi mới tạo vùng nguyên liệu thức ăn cho chăn nuôi: Trồng ngô sinh khối

Trồng ngô sinh khối làm thức ăn chăn nuôi cho hiệu quả cao hơn so với trồng ngô thu hạt truyền thống.

Người dân thu hoạch ngô sinh khối.

Từ mô hình trồng ngô sinh khối đầu tiên tại Quảng Ninh được Công ty Phú Lâm và Trung tâm Khuyến nông phối hợp triển khai năm 2016 trên diện tích 10ha tại 2 huyện Đầm Hà và Tiên Yên cho hiệu quả cao hơn so với trồng ngô lấy hạt, năm 2017, diện tích trồng ngô sinh khối vụ xuân đã mở rộng thêm 157,6ha ở 3 huyện, trong đó Hải Hà 30,3ha, Tiên Yên 13,3ha, Đầm Hà 114ha.

Với kết quả khả quan trên, Trung tâm Khuyến nông Quảng Ninh tiếp tục triển khai mô hình trồng 5ha ngô sinh khối giống NK4300 tại huyện Ba Chẽ. Mô hình tiến hành trồng tập trung đảm bảo thời vụ với kỹ thuật làm đất lên luống (rộng 120-140cm, cao 20cm), lượng giống trồng là 18-20kg/5ha. Quá trình thực hiện ngoài bón lót toàn bộ lượng phân chuồng, phân lân, phân đạm, cây ngô còn được bón thúc 2 lần vào các thời điểm khi cây ra 3-4 lá thật và khi cây được 7-9 lá, kết hợp vun gốc, làm cỏ sau các đợt bón thúc. Các hộ nông tham gia mô hình đã thực hiện tốt các khâu kỹ thuật nên ngô sinh trưởng, phát triển tốt mặc dù mô hình triển khai vào vụ hè thu là thời vụ tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với trồng ngô.

Qua theo dõi đánh giá sinh trưởng phát triển của giống ngô NK4300 (vụ xuân hè) thấy giống có nhiều đặc tính tốt, thích hợp với việc trồng ngô sinh khối như có đường kính thân lớn, bộ rễ phát triển mạnh, khả năng chịu hạn và chống đổ tốt, thời gian sinh trưởng để khai thác sinh khối khoảng 70-75 ngày, ngắn hơn so với trồng ngô thu lấy hạt 25-30 ngày. Năng suất bình quân 35 tấn/ha.

Đánh giá hiệu quả mô hình cho thấy, trồng ngô sinh khối cho thu nhập 33,04triệu đồng/ha (ngô hạt 29,4 triệu đồng/ha), trừ chi phí, ngô sinh khối cho lợi nhuận 4,648 triệu đồng/ha, cao hơn so với trồng ngô lấy hạt (2,296 triệu đồng/ha). Đối với ruộng chăm sóc tốt, năng suất đạt 42 tấn/ha, cho thu nhập tới 39,9 triệu đồng/ha, lợi nhuận thu được tương đương 11,2 triệu đồng/ha.

Trung tâm Khuyến nông Quảng Ninh đã làm tốt công tác thông tin, kết nối giữa nông dân và doanh nghiệp thu mua là Công ty TNHH Phú Lâm nên phía doang nghiệp đã tổ chức mua sản phẩm kịp thời, nhanh gọn. Công ty Phú Lâm cũng tạo điều kiện thuận lợi cho người trồng bằng cách thu mua sản phẩm theo 2 cách: mua tại ruộng giá 950 đồng/kg, mua tại công ty (Móng Cái) giá 1.350 đồng/kg.

Để chủ trương trồng ngô sinh khối làm thức ăn phát huy hiệu quả và mở rộng, trong những năm tới, các địa phương cần tuyên truyền về hiệu quả của trồng ngô sinh khối. Rà soát, đánh giá các yếu tố sản xuất, tiêu thụ để quy hoạch vùng trồng ngô sinh khối phù hợp với điều kiện của địa phương. Các đơn vị chuyển giao kỹ thuật cần tiếp tục triển khai mô hình trồng ngô sinh khối ở các mùa vụ khác nhau, với các giống có triển vọng giúp người dân nắm bắt kỹ thuật áp dụng vào thực tế sản xuất. Cần có sự tổ chức, phối hợp tốt giữa người sản xuất và người thu mua; hỗ trợ nông dân hình thành các tổ hợp tác, nhóm liên kết sản xuất.

Chu Văn Trí

Mạng Y Tế
Nguồn: Kinh tế nông thôn (https://kinhtenongthon.vn/huong-di-moi-tao-vung-nguyen-lieu-thuc-an-cho-chan-nuoi-trong-ngo-sinh-khoi-post4663.html)

Chủ đề liên quan:

chăn nuôi thức ăn

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Trai điệp (Sinohyriopsis cumingii Lea) thuộc họ trai cánh (Unionidae), là loại trai nước ngọt. Trai điệp sống ở vùng cát dưới đáy các sông hồ. Vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ có nhiều trai điệp. Có nơi, người ta cũng nuôi trai điệp để lấy ngọc.
  • Theo y học cổ truyền, để phòng các chứng bệnh được gọi là “yếu S*nh l*” ngoài việc dùng Thu*c, châm cứu, xoa bóp còn phải chú ý lựa chọn chế độ ăn uống thích hợp.
  • Có thể bạn là một phụ huynh chu đáo, thường đưa con đến trường kèm theo một hộp thức ăn trưa dinh dưỡng mà bạn chuẩn bị sẵn ở nhà.
  • Con tôi 4 tuổi và hay bị dị ứng như dị ứng thời tiết, phấn hoa và cả thức ăn. Dị ứng khác thì tôi có thể phòng ngừa được, nhưng tôi sợ dị ứng thức ăn: tôm, cua, nhộng.
  • Trong những trường hợp nhẹ, việc giảm bớt các thức ăn gây dị ứng trong chế độ ăn cũng có thể đủ để giảm thiểu các triệu chứng dị ứng.
  • Để điều trị dị ứng thức ăn, nếu chỉ là mày đay cấp, nhẹ chỉ cần dùng Thuốc kháng histamin, nặng hơn có khi phải kết hợp với các chế phẩm corticoid.
  • Tại các gia đình trạng ngộ độc thức ăn với triệu chứng buồn nôn, choáng váng, đau thắt vùng bụng. Bài viết này giúp bạn đọc biết cách xử lý cấp cứu người bị ngộ độc thức ăn.
  • Nhiễm khuẩn, nhiễm độc ăn uống là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây theo đường tiêu hoá, thường do vi khuẩn gây ra trong quá trình cầm nắm, lưu trữ, bảo quản, chế biến.
  • Tôi nghe một số người nói là phải kiêng thức ăn chứa nhiều canxi, không được ăn tôm cua, kiêng uống sữa, kiêng ăn rau muống.
  • Hiện nay, vẫn còn khá nhiều người khi bị đau bụng đi ngoài thường ra hiệu Thuốc hỏi mua Thuốc cầm đi ngoài và được người bán Thuốc bán cho loại Thuốc cầm tiêu chảy rất phổ thông là loperamid.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY