PGS,TS Hà Anh Đào khuyến cáo, đối với những người huyết áp thấp thì khi leo núi, đi xa, mệt mỏi, dù khát đến mấy cũng không nên uống nhiều nước.
Việc uống nước khi mệt và đói tốt cho từng đối tượng, nếu những người huyết áp thấp mà uống nhiều nước thì sẽ càng bị mệt hơn vì uống nhiều nước sẽ đọng lại trong dạ dày và ruột, gây ấm ách, giảm việc tiết dịch vị, gây mệt mỏi, ảnh hưởng đến tim mạch và sự hô hấp tuần hoàn.
Vợ chồng anh Nguyễn Văn Kiên (Đông Anh, Hà Nội) khi đi lễ phật tại Chùa Hương đã thủ sẵn vài bịch sữa để hỗ trợ cho cuộc leo núi hết sức mệt nhọc: "Sữa cung cấp năng lượng tố t nhất, lại còn giải khát nữa chứ!". Mỗi khi đói bụng là vợ chồng anh lại lôi sữa ra uống đến no thì thôi. Thế nhưng, không như mong muốn của anh chị, càng uống lại càng khó chịu, bụng ì ạch.Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, không nên uống sữa khi đói bụng. Vì lượng protein trong sữa sẽ bị chuyển hóa thành nhiệt năng tiêu hao chứ không phát huy tác dụng của bất kỳ loại dinh dưỡng nào có lợi cho cơ thể. Ngay cả sữa chua cũng không nên dùng, vì khi bụng đói sẽ thấy cồn cào, sữa chua lại chứa nhiều men tiêu hóa, không tốt cho dạ dày.
Ngoài ra, uống nước tăng lực khi leo núi rất dễ gây nên những ảnh hưởng đối với tim mạch vì đa phần các loại nước tăng lực có chứa một lượng lớn đường, chất caffein và các chất kích thích khác. Khi cơ thể mệt, tuyệt đối không nên dùng những những chất kích thích này.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thức uống hợp lí nhất khi đi lễ hội là nước đun sôi để nguội, vừa hợp vệ sinh, vừa giải khát tốt.
Một kg củ mài, củ sắn luộc có giá 30 nghìn đồng nhưng vẫn không làm lung lay ham muốn ăn uống của du khách tại lễ hội chùa Hương, Yên Tử... Trong hành trình leo núi, nhiều người mua một ít để vừa đi vừa ăn cho tiện.
Tại chùa Hương, chúng tôi gặp bác Nguyễn Thị Ngàn (Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội). Mặc dù đã chuẩn bị đồ ăn từ nhà nhưng bác vẫn mua thêm một túi sắn luộc vừa đi vừa ăn cho đỡ đói. Khỏe đâu chưa thấy nhưng hết bác lại đến cô con gái có cảm giác nôn nao, chóng mặt.
Đi cạnh chúng tôi là một đôi tình nhân đi lễ chùa, họ cũng sà vào mua củ từ gai và một ít khoai luộc với suy nghĩ: "Ăn sắn, ăn khoai có nhiều chất bột, dễ tiêu hóa, nhanh no hơn giúp cơ thể đỡ hao năng lượng khi leo núi".
Theo PGS, TS Hà Anh Đào (Viện Dinh dưỡng Quốc gia), củ sắn là loại lương thực phổ biến khá thơm ngon, tuy nhiên có chứa một hàm lượng chất độc rất nguy hiểm. Độc tố trong sắn là một loại glucosid, khi gặp men tiêu hóa, axit hay nước, sẽ thủy phân và giải phóng axit cyanhydric (HCN), một chất có thể gây độc.
Nếu người luộc sắn làm không đúng cách để loại trừ được axit cyanhydric, người ăn có thể bị say, nhất là lúc đói, mệt khi leo núi.
Tương tự, đối với ăn khoai lang khi đói cũng không tốt, vì tannin và glial trong khoai lang sẽ kích thích dạ dày tiết dịch, gây cảm giác khó chịu, nóng ruột, bực mình.
PGS. TS Đào nhấn mạnh, đi lễ hội không tránh khỏi việc ăn uống tạm bợ, nhất là đi lễ hội chùa Hương thì càng khó khăn trong việc ăn uống để đảm bảo vệ sinh vì thiếu nước để rửa tay, đồ ăn mang theo vì không được bảo quản có thể bị ôi thiu dẫn đến tiêu chảy…
Khi tham gia lễ hội, do hoạt động thể lực với cường độ cao, phần lớn máu sẽ tập trung ở các cơ bắp. Sau khi dừng công việc, các huyết quản ở đường ruột và dạ dày vẫn chưa kịp giãn nở, nên khả năng hấp thụ của hệ tiêu hóa (nhất là ruột) là rất kém.
Vì thế, chỉ nên ăn uống vừa phải để lấy sức, tuyệt đối không nhịn hoặc ăn quá no. Vừa leo núi vừa uống một chút nước, tránh uống nhiều gây mệt mỏi.
Chủ đề liên quan:
Alobacsi.vn áp thấp axit cyanhydric huyết áp huyết áp thấp huyết áp thấp uống nhiều nước ngất xỉu tiêu hóa uống nhiều nước