Trẻ em hôm nay

Chăm sóc trẻ em

Hy hữu: Bé gái chưa đầy 2 tháng tuổi... mang thai

Một ca bệnh thai trong thai hy hữu vừa được các bác sĩ phát hiện và phẫu thuật thành công, bé gái mang thai mới được chưa đầy 2 tháng tuổi.

Mới đây, Bệnh viện Nhi Thanh Hóa tiếp nhận bệnh nhi Bùi Thị Kim L. (58 ngày tuổi, quê Thanh Hóa), thời điểm nhập viện bé L. nặng 4,5kg và vào viện vì lý do gia đình phát hiện bụng bé ngày càng to ra.

Được biết, bé L. chào đời khi thai được 38 tuần, là con thứ 2 và được sinh thường. Mẹ bé L. trong thời gian mang thai, siêu âm định kỳ nhưng không phát hiện thấy bất thường.

Sau khi vào viện, qua thăm khám lâm sàng phát hiện bé L. có khối u vị trí dưới hạ sườn phải, không đau, ít di động, kích thước khoảng 13 x 10 cm. Khi chụp MRI ổ bụng phát hiện khối u lớn sau phúc mạc, các bác sĩ nghi ngờ nhiều khả năng là thai nhi, khối u vượt quá đường giữa, đè ép thận trái.

Các bác sĩ đã phẫu thuật thành công 1 ca bệnh hiếm gặp - thai trong thai.

Ths.BS Bùi Văn Hán - Khoa tiết niệu BV Nhi Thanh Hóa cho biết, sau khi có kết quả thăm khám, bé L. đã được tiến hành phẫu thuật. Trong quá trình phẫu thuật, việc bóc tách khối u khó khăn do màng ối dính với phúc mạc, nhất là cuống mạch thận trái.

Trong quá mổ, kíp phẫu thuật phát hiện thấy màng ối, nước ối, đầu, thân, bàn chân…nhưng không thấy cuống rốn, nhau thai. Sau mổ bệnh nhân ổn định và được ra viện 7 ngày sau phẫu thuật. Hiện tại bệnh nhân khỏe mạnh, tăng cân nhanh.

Bs hán cho biết, bé l. mắc phải bệnh lý hiếm gặp đó là thai trong thai, tỷ lệ mắc chỉ 1/500.00 ca sinh. thai trong thai mặc dù không phải là tình trạng nguy hiểm ch*t người, song thai sinh đôi ký sinh có thể phát triển đủ lớn để gây biến chứng cho thai chủ.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, khoảng 90% số trường hợp thai trong thai được phát hiện khi còn nhỏ và được phẫu thuật trước khi gây biến chứng. khi thai ký sinh được lấy ra thì thai chủ, dù ở độ tuổi nào, cũng thường sẽ hồi phục bình thường.

Có hai giả thiết về nguồn gốc phát sinh ra thai trong thai. một, đây là bướu quái có quá trình phát triển biệt hóa cao, giống như thai dị dạng, chỉ có một ít tế bào phát triển thành da và răng. y học hiện đại phân biệt bướu quái và thai trong thai là dựa vào sự hiện diện của đốt sống. giả thiết thứ hai là bào thai đôi ký sinh (parasitic twin fetus). có nghĩa, một thai ký sinh trong cơ thể song sinh của nó. ở giai đoạn sớm của song thai đồng hợp tử, hai thai này có cùng một bánh nhau, một thai cuộn lại và bao quanh thai kia. thai được bao phủ trở thành ký sinh, phụ thuộc hoàn toàn vào ký chủ. thai đôi thai ký sinh thường không có não và thiếu một số cơ quan nội tạng, không thể tự tồn tại được. vì ký chủ phải nuôi ký sinh thông qua dây rốn nên ký sinh thường ch*t trước khi ra đời.

Về chẩn đoán và điều trị, thai trong thai tương đối đơn giản như chẩn đoán trước sinh bằng siêu âm, x-quang, ct-scan và mri. nếu có, sẽ được phẫu thuật để lấy khối u ra.

Theo Lê Phương (Khám phá)

Mạng Y Tế
Nguồn: EVA (https://eva.vn/benh-con/hy-huu-be-gai-chua-day-2-thang-tuoi-mang-thai-c133a415747.html)

Tin cùng nội dung

  • Trẻ dễ bị mụn cóc hơn khi thành viên trong gia đình hoặc bạn cùng lớp bị mụn cóc, theo Health24 ngày 22/4.
  • Con tôi năm nay 3 tuổi, buổi tối thường ho khò khè cảm giác như bị khó thở. Xin hỏi các triệu chứng này có phải là bệnh hen suyễn hay không? Chân thành cảm ơn bác sĩ. (Hùng).
  • Nhiệt độ thấp là thời điểm thuận lợi để “thổi bùng”, thậm chí khiến những bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ trở nên tồi tệ hơn.
  • Sở GDĐT TP.HCM đã có văn bản khẩn số 3638/GDĐT-CTTT gửi các trường về tăng cường phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng, sốt xuất huyết và vệ sinh môi trường.
  • Theo y văn thế giới, thai trong thai là tình trạng sinh đẻ hiếm gặp, trong đó một khối mô y chang một bào thai hình thành bên trong cơ thể, đôi khi lại có đầy đủ các chi, cột sống, gan ruột....
  • Các bệnh về đường tiêu hóa là bệnh rất phổ biến ở trẻ em, các bệnh này rất nguy hiểm, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
  • Nguyên nhân có thể dẫn tới tình trạng viêm VA là: do bị nhiễm lạnh hoặc thói quen ăn uống đồ quá lạnh của trẻ.
  • Từ khi sinh ra đến khi lớn lên, không một đứa trẻ nào không ốm đôi lần. Khi trẻ ốm, bố mẹ thường rất lo lắng. Tuy nhiên, khoa học đã chứng minh rằng, ốm không phải là hoàn toàn xấu, đây là cơ hội để kích hoạt hệ miễn dịch của trẻ, giúp trẻ phòng chống bệnh tật sau này.
  • Thời tiết cũng là yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến các vấn đề sức khỏe trẻ em. Đáng lưu ý dễ mắc bệnh nhất là những tháng cuối năm, khi tiết trời trở lạnh. Do vậy, mùa lạnh còn được gọi là mùa bệnh ở trẻ em.
  • Sốt phát ban (SPB) là một bệnh gặp chủ yếu ở trẻ em nhưng vẫn có thể gặp ở người trưởng thành.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY