Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng, sốt xuất huyết

Sở GDĐT TP.HCM đã có văn bản khẩn số 3638/GDĐT-CTTT gửi các trường về tăng cường phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng, sốt xuất huyết và vệ sinh môi trường.

Theo đó, nhằm chủ động kiểm soát, ngăn chặn dịch bệnh tay chân miệng, và các bệnh truyền nhiễm trong mùa mưa, Sở đề nghị thủ trưởng các trường chủ động phối hợp với các cơ sở y tế và cơ quan liên quan của địa phương triển khai một số biện pháp:

Chủ động phối hợp chặt chẽ với cơ quan y tế tại địa phương xây dựng kế hoạch bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho học sinh; Tổ chức tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về các biện pháp phòng, chống tại các trường học, đặc biệt tại các trường mẫu giáo, nhà trẻ, nhóm trẻ gia đình.

Hướng dẫn trẻ rửa tay để phòng bệnh.

Phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh tại các cơ sở giáo dục để tổ chức khám, điều trị và xử lý kịp thời ổ dịch. Khi học sinh có biểu hiện sốt, nghi dịch bệnh, nhà trường đề nghị phụ huynh theo dõi và đưa đi bệnh viện thăm khám kịp thời, đồng thời cho học sinh nghỉ học để theo dõi tránh lây cho bạn. Nhà trường nhập sổ theo dõi sức khỏe của học sinh, nắm nguyên nhân nghỉ học do bệnh.

Thủ trưởng các đơn vị trường học, đặc biệt các trường bị ngập nước do mưa lớn và triều cường cần công tác vệ sinh trường, lớp; Khử khuẩn, khử mùi bồn và các vật dụng chứa nước ăn uống và nước sinh hoạt. Kiểm tra, xử lý hệ thống xả thải từ cống rãnh, hệ thống xả thải từ nước sinh hoạt, nhà vệ sinh,… nhằm phòng tránh các bệnh tả, lị, tay chân miệng, nhiễm giun sán, sốt xuất huyết…

Thực hiện vệ sinh lớp học, làm sạch bề mặt và đồ chơi, vật dụng trong lớp học hằng ngày bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.

Trường có thực hiện công tác bán trú, nội trú cần vệ sinh chiếu, mền và phòng ngủ; Tăng cường nhắc nhở học sinh rửa tay đúng quy trình trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

Sở lưu ý, nếu có trường hợp học sinh bị dịch bệnh, các đơn vị phải báo cáo ngay cho Trung tâm y tế địa phương và phòng Chính trị tư tưởng Sở.

Từ giữa tháng 7, lượng trẻ mắc bệnh tay chân miệng đến khám, điều trị tại các bệnh viện trên địa bàn TP.HCM gia tăng. Các chuyên gia y tế cảnh báo bệnh đang vào mùa, có xu hướng lây lan nhanh nếu không thực hiện nghiêm túc các giải pháp phòng ngừa.Báo cáo của Trung tâm kiểm soát dịch bệnh thuộc Sở Y tế TP.HCM trong tháng 8 toàn thành phố có 3.088 ca tay chân miệng được báo cáo. Trong đó có 457 ca nội trú và 2.631 ca ngoại trú, tăng 115% so với tháng 7 (1.438 ca). Số ca tích lũy đến tháng 8-2019 là 9.718 ca, giảm 16% so với cùng kỳ 2018 (11.495 ca), không có ca Tu vong. Và theo báo cáo sơ bộ, số trẻ em bị tay chân miệng trong tháng 9 lại có chiều hướng gia tăng.

Nguyễn Vũ

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/tphcm-tang-cuong-cong-tac-phong-chong-dich-benh-tay-chan-mieng-sot-xuat-huyet-n164307.html)

Tin cùng nội dung

  • Xạ trị vào bụng, ngực, não, hoặc xương chậu có thể gây ra buồn nôn kéo dài trong vài giờ. Buồn nôn và nôn có thể đi từ nhiều nguyên nhân khác nữa.
  • Chứng mệt mỏi trong ung thư là luôn có cảm giác mệt suốt ngày và không dễ cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Cần tham khảo tư vấn chuyên gia để có phương pháp chăm sóc tốt nhất
  • Trong Đông y không có bệnh danh bệnh tay-chân-miệng nhưng căn cứ vào các biểu hiện lâm sàng có thể thấy bệnh phát sinh là do phong thấp nhiệt thời độc từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua đường miệng, kết hợp với thấp trọc tích tụ lâu ngày bên trong gây ảnh hưởng đến các phủ tạng, đặc biệt là tạng Phế và Tỳ.
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm do virus (siêu vi) gây ra, thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh đặc trưng bởi loét miệng và nổi hồng ban trên bàn tay, bàn chân. Nguyên nhân thường gặp nhất là do nhiễm virus coxsackie.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY