Khoa học hôm nay

Khám phá Địa Tạng Phi Lai Tự - Ngôi chùa đẹp quên lối về ở Hà Nam

Nhiều người tìm đến ngôi chùa này như một chốn bình yên để gột rửa tâm hồn, quên hết những phiền muộn, lo toan và nguyện cầu cho những điều tốt đẹp sẽ đến.

Chùa địa tạng phi lai tự, tọa lạc tại thôn ninh trung (xã liêm sơn, thanh liêm, hà nam) thời gian gần đây thu hút rất nhiều bạn bè, du khách trong nước và quốc tế nhờ vẻ đẹp thanh tịnh, yên bình. (ảnh: minh sơn/vietnam+)

Với kiến trúc độc đáo, không gian thanh tịnh hữu tình, nơi đây được ví như 'tiên cảnh' tại hà nam. (ảnh: minh sơn/vietnam+)

Chùa địa tạng phi lai với tên cũ là chùa đùng cách hà nội khoảng 70 km, tựa lưng vào núi, hai bên là dãy núi có hình thế theo phong thủy phương đông là tả thanh long, hữu bạch hổ. (ảnh: minh sơn/vietnam+)

Tháng 12/2015, Đại đức Thích Minh Quang về tiếp nhận, tu tạo, xây dựng và đổi tên thành Địa Tạng Phi Lai, nghĩa là Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát luôn luôn đến nơi này, cũng có thể không bao giờ đến nơi này. Mà nơi nào Đức Địa Tạng không quay lại nghĩa là nơi đó hóa Phật. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Đường đến ngôi chùa đẹp này khá rộng rãi, rất đẹp và dễ đi. du khách chỉ mất khoảng 1 tiếng lái xe là đến tận cửa chùa. (ảnh: minh sơn/vietnam+)

Vị trí chùa ở trên một ngọn đồi, không gian rộng và bằng phẳng nên từ xa du khách có thể thấy một ngôi chùa có kiến trúc đẹp, không gian bình lặng bậc nhất hà nam. (ảnh: minh sơn/vietnam+)

Kiến trúc chùa mang đậm nét phật giáo, nhiều tiểu tiết hoa văn màu nâu trầm tạo nên một vẻ đẹp nhẹ nhàng hơi trầm mặc. (ảnh: minh sơn/vietnam+)

Đến đây, du khách bị 'ngợp' trước lối kiến trúc đẹp, tỉ mỉ cùng một màu xanh mướt mắt của hàng trăm loài cây cối. (ảnh: minh sơn/vietnam+)

Để khám phá hết cạn đẹp tại chùa địa tạng phi lai tự, du khách sẽ phải dành nguyên 1 ngày. (ảnh: minh sơn/vietnam+)

Đằng sau chùa có các dãy núi với cảnh đẹp làm mê hoặc du khách. (ảnh: minh sơn/vietnam+)

Với ngôi chùa bình yên này, mỗi mùa sẽ cho du khách một cảm xúc và trải nghiệm khác nhau. (ảnh: minh sơn/vietnam+)

Khuôn viên thơ mộng với khung cảnh ao sen, vườn cây xanh ngắt, khu vực các công trình kiến trúc tuyệt đẹp mang âm hưởng cổ truyền sẽ cho du khách có được một bộ ảnh du lịch hà nam hấp dẫn. (ảnh: minh sơn/vietnam+)

Hai pho tượng hộ pháp kim cang khổng lồ ở lối dẫn vào chùa địa tạng phi lai. (ảnh: minh sơn/vietnam+)

Không chỉ là chốn thờ tự linh thiêng, chùa còn là nơi sinh hoạt tâm linh của người dân trong vùng. (ảnh: minh sơn/vietnam+)

Ở chùa, các mẫu gạch ngói có nhiều loại hoa văn như hình hoa sen, hình rồng, hình thần chim Garuda, hình công phượng. 2 bộ phận linh vật, cổ vật thực tế đều tái hiện lịch sử từ thời Lý-Trần. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Vào tháng sáu, bảy hằng năm, địa tạng tổ chức các khóa tu mùa hè. đặc biệt vào 30/7 âm lịch, nơi đây còn diễn ra hoạt động lễ vu lan, lễ vía ngài địa tạng bồ tát. vào tết trung thu 15/8 âm lịch, du khách có thể tới đây để ngắm trăng tròn trong khoảng không thênh thang. (ảnh: minh sơn/vietnam+)

Tòa Tam Bảo là công trình lớn nhất trong bố cục chùa. Nơi đây là nơi thờ tượng Đức Địa Tạng vừa hiền từ vừa uy nghiêm. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Ở khuôn viên của chùa, du khách sẽ dễ dàng tìm thấy các khu vườn trái cây, thảo dược,... được chăm sóc kỹ càng. (ảnh: minh sơn/vietnam+)

Du khách muốn vào tham quan, làm lễ đều phải để lại dép bên ngoài. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Ngay tại khu vực sân dẫn, du khách có thể dễ dàng nhìn thấy nền trải sỏi trắng thay vì lát gạch đỏ và hình ảnh 12 vòng tròn trước khu tổ đường vẽ trên nền sỏi biểu trưng cho 12 nhân duyên. (ảnh: minh sơn/vietnam+)

Sỏi trắng mang ý nghĩa của sự thiền định. Dạo trong khuôn viên chùa, nhìn những viên sỏi trắng tinh khiến cho lòng người trở nên thanh thoát. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Bên phải tòa tam bảo là nhà thờ tổ, nơi thờ 42 đời tổ sư từng trụ trì tại chùa. ngoài ra, trong chùa còn có tòa điện nhỏ thờ phật bà quan thế âm, đức ông và đức thánh hiền, khu nhà ở (dành cho tăng ni, phật tử ở trong chùa), khu giảng đường, khu nhà khách. (ảnh: minh sơn/vietnam+)

Khuôn viên rộng rãi thoáng mát của chùa. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Đứng ở mỗi góc khác nhau, bạn có thể thu vào tầm mắt những vẻ đẹp khác nhau của chùa địa tạng phi lai. (ảnh: minh sơn/vietnam+)

Đặt chân đến nơi đây, dường như mọi muộn phiền âu lo đều tan biến, thay vào đó là cảm giác nhẹ nhàng, thanh thoát. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Giống như bố cục của các ngôi chùa truyền thống, lớn nhất là tòa tam bảo. tượng đức địa tạng hiện lên sự hiền nhưng toát lên vẻ uy nghiêm, đặt trong tổng thể kiến trúc hài hòa lấy màu nâu, vàng, trắng làm chủ đạo. (ảnh: minh sơn/vietnam+)

Những chiếc chuông gió độc đáo mà không ngôi chùa nào ở việt nam có được. (ảnh: minh sơn/vietnam+)

Mỗi khi có làn gió thổi qua, cả một con đường vang lên tiếng leng keng nhẹ nhàng, đầy thanh tịnh. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Du khách có thể trải nghiệm nhiều hoạt động trong không gian yên tĩnh của chùa như thưởng thức trà hay tắm phật. (ảnh: minh sơn/vietnam+)

Con đường trúc đặt các tượng La Hán. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Hiện nay, chùa thường xuyên thu hút đông đảo du khách tìm đến để thưởng ngoạn cảnh quan cũng như đi tìm lại những khoảnh khắc thanh bình trong tâm hồn. (ảnh: minh sơn/vietnam+)

Theo Vietnamplus

Link bài gốc Lấy link

https://www.vietnamplus.vn/kham-pha-dia-tang-phi-lai-tu-ngoi-chua-dep-quen-loi-ve-o-ha-nam/812241.vnp

Theo Vietnamplus

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/kham-pha-dia-tang-phi-lai-tu-ngoi-chua-dep-quen-loi-ve-o-ha-nam/20220926065227643)

Tin cùng nội dung

  • Khách mua tăm từ thiện nhưng cô gái bán hàng “hét” giá 500.000 đồng khiến cảnh sát phải can thiệp khi xảy ra to tiếng.
  • Các nhà khoa học chưa thể xác định cách hình thành của kim tự tháp và bậc thang ở Yonaguni Monument, quần thể kiến trúc nằm ngoài khơi bờ biển Yonaguni, Nhật Bản.
  • (MangYTe) - Bố đi tù, mẹ lại bỏ đi, hai anh em cậu bé Đạt – Hiếu chỉ biết bấu víu vào bà nội mù lòa trong cảnh nghèo khổ, thiếu thốn đủ đường. Được bạn đọc ADZ biết đến và giúp đỡ, cuộc sống của 3 bà cháu đã khá hơn nhiều và nụ cười cũng dần trở lại.
  • (MangYTe) - Có bố, có mẹ nhưng cả hai đứa trẻ lâm vào cảnh đói ăn, đói mặc bên bà nội mù lòa đã mất hoàn toàn khả năng lao động. Mẹ bỏ đi, bố lại lao vào vòng tù tội… khiến 2 con chỉ biết khóc ròng, ánh mắt thèm thuồng khi chỉ cần nhìn người ta ăn một miếng thịt.
  • Một bữa ăn trên tàu du lịch, khách bị “chém” 23 triệu đồng; 2,5 triệu đồng cho 1 con ốc hoàng đế 2,5kg; khách bị hướng dẫn viên đưa vào điểm mua sắm không có trong hành trình tuor để bán hàng giá đắt…, đó là những hình ảnh không đẹp cho du lịch Quảng Ninh.
  • Nhận được thông tin cúm gia cầm A/H5N6 xuất hiện tại Hà Nam, ngay trong những ngày nghỉ lễ kéo dài từ cuối tháng 4 đến đầu tháng 5/2015, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đã ngay lập tức có công văn yêu cầu tăng cường giám sát chặt chẽ,
  • “Nếu có du khách nào bị “chặt chém” hãy điện cho tôi, lúc nào tôi cũng bật điện thoại và không từ chối 1 cuộc gọi nào, bất cứ thời gian nào” - Chủ tịch UBND thị xã Sầm Sơn (Thanh Hóa) khẳng định.
  • Bằng lời lẽ tâm lý nhẹ nhàng khai thác bệnh sử, chúng tôi được biết sư bà không đồng ý cắt bỏ trọn vú trái chỉ vì một lý do đơn giản: “Trong Đạo Phật, nhà tu hành đắc đạo khi viên tịch phải còn nguyên vẹn các cơ quan bộ phận của cơ thể”.
  • Để đảm bảo tối đa an ninh dịp lễ hội, Khu di tích Đền Hùng cấm du khách, kể cả phóng viên đài báo, sử dụng các thiết bị chụp ảnh, ghi hình từ trên không (flycam).
  • Các chuyên gia ở Đại học North Carolinal Chapel Hill , Mỹ (NCH) vừa kết thúc nghiên cứu chuyên sâu ở nhóm người cao tuổi và phát hiện thấy, việc đi lễ nhà thờ, viếng thăm chùa chiền, nhất là hát các ca khúc tôn giáo có tác dụng tích cực trong việc thư giãn, làm giảm stress ở nhóm người cao niên.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY