Tai , Mũi , Họng hôm nay

Kháng sinh không hiệu quả với viêm xoang Đời sống

Các bác sĩ nên cắt giảm đơn Thu*c kháng sinh cho những bệnh nhân bị viêm xoang mũi vì Thu*c chẳng có hiệu quả gì, các nhà nghiên cứu khuyến cáo.

Khi bị viêm xoang, bạn nên xông mũi, uống paracetamol và nghỉ ngơi để làm dịu triệu chứng, thay vì uống kháng sinh. Ảnh: BBC

Khoảng 90% người bị viêm xoang ở Anh được kê kháng sinh.

Tuy nhiên, một phân tích trên 9 thử nghiệm công bố trên tạp chí Lancet cho thấy Thu*c kháng sinh không tạo ra khác biệt nào, ngay cả nếu bệnh nhân bị ốm lâu hơn 7 ngày.

Viêm xoang là một bệnh nhiễm trùng quen thuộc, thường xảy ra sau khi bị cảm lạnh hoặc cúm, với 1-5% người lớn bị chẩn đoán mỗi năm.

Việc nhiễm trùng xoang mũi - các túi khí nhỏ nằm bên trong xương má và trán - khiến người bệnh sốt, đau và khó chịu ở vùng mặt và trán, thường kèm theo chảy nước mũi và nghẹt mũi.

Một vài hướng dẫn y khoa khuyên các bác sĩ kê kháng sinh nếu bệnh nhân đã ốm từ 7 đến 10 ngày. Đó là vì quan điểm rằng việc ốm lâu như vậy chứng tỏ bệnh do vi khuẩn gây ra chứ không phải virus, và như thế người bệnh sẽ đáp ứng tốt với Thu*c kháng sinh.

Nghiên cứu mới nhất tìm hiểu thời gian ốm của 2.600 bệnh nhân trước khi họ được điều trị. Các chuyên gia tìm thấy thời gian ốm không phải là chỉ thị tốt chứng tỏ kháng sinh sẽ hiệu quả.

Bên cạnh tác dụng phụ, tốn phí và nguy cơ kháng Thu*c, kháng sinh cũng không đáng để dùng ngay cả khi bệnh nhân đã ốm lâu hơn 1 tuần, nhóm nghiên cứu kết luận.

"Nếu một bệnh nhân đến gặp bác sĩ và phàn nàn rằng họ đã mệt mỏi cả chục ngày rồi, điều đó vẫn không đủ để kê cho họ kháng sinh", trưởng nhóm nghiên cứu, tiến sĩ Jim Young từ Viện dịch tễ học lâm sàng ở Thụy Sĩ, cho biết.

Ông cũng nói thêm rằng các bác sĩ hãy trì hoãn kê kháng sinh, và khuyên bệnh nhân trở lại nếu các triệu chứng tồi tệ hơn hoặc kéo dài thêm một tuần nữa. "Kháng sinh không hiệu quả như mong đợi".

Thay vì thế, người bệnh có thể giảm triệu chứng bằng xông hơi mũi, paracetamol và nghỉ ngơi.

T. An (theo BBC)

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/doi-song/khang-sinh-khong-hieu-qua-voi-viem-xoang-2267663.html)

Tin cùng nội dung

  • Những người mắc bệnh dạ dày, luôn gặp những khó khăn trong công việc và sinh hoạt hằng ngày, vì những cơn đau thắt đến bất chợt.
  • Viêm dạ dày khá phổ biến và mang lại nhiều phiền toái cho khổ chủ. Tuy nhiên, bệnh hoàn toàn có thể phòng ngừa bằng những cách đơn giản dưới đây.
  • Chào bác sĩ. Gần đây em gặp các vẫn đề về xoang mũi và nghi ngờ mình bị viêm xoang. Em muốn đi khám tại BV Tai Mũi Họng TP.HCM. Vậy bác sĩ cho em hỏi là chi phí khám và cách phòng? Em xin cảm ơn! (Bùi Trần, tranbuiminh@yahoo.com)
  • Để sử dụng đúng và có hiệu quả các loại dược liệu, các Bác sĩ viện Y học cổ truyền Trung ương, xin đưa ra hướng dẫn phòng và điều trị bệnh sởi, bằng Y học cổ truyền như sau:
  • Bệnh ung thư có thể được phòng ngừa bằng một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Trong đó nhiều loại gia vị và thảo mộc tự nhiên giá rẻ có khả năng giúp bạn tăng sức đề kháng với căn bệnh này.
  • Hỗn hợp nước vo gạo và rau diếp cá, lá húng chanh, cây xương rồng, quất xanh, trà cam thảo, hoa hồng bạch, lá hẹ chưng đường phèn là những bài Thuốc dân gian hay để các bà mẹ điều trị bệnh ho cho con em mình.
  • Viêm xoang mạn tính là một tình trạng thường gặp do các khoang xung quanh mũi (gọi là xoang) bị viêm và sưng lên – kéo dài ít nhất tám tuần dù đã nỗ lực điều trị.
  • Tai mũi họng có liên quan chặt chẽ với nhau, thường mắc phải các bệnh ở nhiều lứa tuổi, đặc biệt là viêm xoang, không chỉ ảnh hưởng vùng xoang mà còn gây ra đau đầu
  • Viêm xoang cấp tính (hay viêm mũi xoang cấp) là tình trạng các khoang xung quanh mũi (gọi là xoang) bị viêm và sưng lên. Điều này làm cho xoang tích tụ nhiều dịch nhầy, gây trở ngại cho việc thoát ra ngoài.
  • Chỉ cho trẻ uống kháng sinh khi bé thực sự bị nhiễm trùng do vi khuẩn.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY