Khẩu trang thông thường chỉ có thể chặn phần nào loại bụi mịn pm10, còn với bụi siêu mịn pm2.5 thì “pó tay”. để hạn chế bụi mịn, cần chọn chuyên biệt phù hợp (khẩu trang có ký hiệu n95 hay n99 hoặc ffp2) - ảnh: bích thảo
Các xoang là các khoang gần mũi, chứa không khí và được lót bởi lớp màng nhầy. Khi bị viêm, lớp màng nhầy sẽ tiết dịch, dịch bị ứ trong xoang và vi khuẩn bắt đầu phát triển, dẫn đến nhiễm trùng xoang.
Viêm xoang ở trẻ em khó chẩn đoán vì thường bị che lấp bởi các triệu chứng trên, viêm mũi dị ứng …
Viêm xoang cấp do vi khuẩn nếu không được điều trị đúng cách có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ như: viêm vùng hốc mắt, viêm tắc tĩnh mạch xoang hang, áp xe ngoài màng cứng, áp xe não...
Chẩn đoán chủ yếu dựa vào các triệu chứng của viêm xoang, ngoài ra, bé có thể cần làm thêm các cận lâm sàng trong những trường hợp khó chẩn đoán, viêm kéo dài hoặc tái phát, gồm:
Hầu hết viêm xoang cấp tính do virus có thể tự khỏi với các phương pháp chăm sóc tại nhà (rửa mũi, đắp ấm … -phần hướng dẫn chăm sóc tại nhà).
Tuy nhiên khi triệu chứng không cải thiện, sau khoảng 7-10 ngày không giảm triệu chứng, hoặc trẻ bị sốt, ho nhiều hơn, có thể là do nguyên nhân khác và bé sẽ cần được dùng Thu*c:
Lưu ý: không tự ý dùng (loại có chất giảm nghẹt mũi) mà phải hỏi ý kiến bác sĩ vì nguy cơ làm bệnh nặng hơn.
- Uống đủ nước: uống nước lọc, nước trái cây, bổ sung đầy đủ dịch thường xuyên sẽ giúp ngừa mất nước cho trẻ, dịch nhày được loãng và dễ thoát ra khỏi xoang;
- trong tình trạng báo động về bụi mịn trong không khí tăng cao như hiện nay, trẻ cần nên hạn chế đi ra ngoài, nếu ra ngoài nên đi bằng phương tiện công cộng như đi xe bus, taxi thay vì di chuyển bằng xe máy, xe đạp... và chọn chuyên biệt phù hợp có thể giúp hạn chế bụi mịn (khẩu trang có ký hiệu n95 hay n99 hoặc ffp2);
- Trẻ bị viêm xoang nên hạn chế thời gian ngâm trong hồ bơi vì clo trong nước hồ bơi có thể gây kích ứng mũi và xoang;
- tránh tiếp xúc gần với những người bị cảm lạnh hoặc những người bị nhiễm trùng trên.
Bạn đọc có những bài viết, thắc mắc về sức khỏe người lớn, mẹ và bé, sức khỏe sinh sản, giới tính, bệnh nam khoa, chữa trị hiếm muộn, dinh dưỡng, chấn thương… có thể gửi về email: suckhoe@tuoitre.com.vn. Phòng mạch Online sẽ chọn lọc và giúp bạn giải đáp. Chân thành cám ơn.
Bụi siêu mịn nguy hiểm thế nào?
TTO - Trẻ sống gần khu vực ô nhiễm khói bụi, thường xuyên hít phải bụi sẽ tiềm ẩn bệnh hô hấp, hen suyễn. Đây là lý do khiến trẻ còi cọc và mất chiều cao.
Chủ đề liên quan:
bệnh hô hấp bệnh nam kh bình thường bụi mịn chảy nước mũi chống bụi đường hô hấp khẩu trang khói thuốc lá nhiễm trùng xoang nước muối sinh lý nước trái cây thuốc xịt mũi viêm đường hô hấp viêm đường hô hấp trên viêm mũi dị ứng viêm mũi xoang