Bà bầu hôm nay

Chăm sóc bà bầu

Khi con biết cãi lại, bố mẹ nên mừng chứ đừng trách con hư, 3 phản ứng khôn ngoan của phụ huynh sẽ giúp đứa trẻ nên người

Trái với suy nghĩ của số đông phụ huynh, đứa trẻ biết cãi lại lời cha mẹ thật ra đều có chính kiến, biết thể hiện bản thân và chỉ cần sự nuôi dưỡng đúng đắn, chúng sẽ trở thành người dễ thành công.

Rất nhiều bố mẹ đều có sai lầm chung trong quá trình nuôi dạy con của mình đó là: "người lớn luôn luôn đúng, con trẻ phải nghe theo, không được cãi".

Khi con bắt đầu biết cãi lại, bố mẹ thường cho rằng con hỗn láo, ngỗ ngược và họ lo lắng rằng một đứa bé như vậy thì tương lai của nó sẽ ra sao? Thực tế hoàn toàn ngược lại.

Nếu như bạn có một đứa con thích tranh cãi, bạn nên mừng hơn nên lo bởi con bạn là đứa trẻ có chính kiến, có tư duy độc lập, không sợ uy quyền và đang phát triển rất tốt. Với những khả năng này của trẻ, chỉ cần chúng có sự định hướng đúng đắn, nhờ vào cách xử lý mềm dẻo, khéo léo của phụ huynh thì chúng sẽ dễ tiến xa trong tương lai.

Khi con biết cãi lại, bố mẹ nên mừng chứ đừng trách con hư, 3 phản ứng khôn ngoan của phụ huynh sẽ giúp đứa trẻ nên người - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Vì sao bố mẹ lại tức giận khi con cãi lại?

Lý do vô cùng đơn giản. Bởi vì bố mẹ luôn có một suy nghĩ rằng mình là người lớn, là người đẻ ra con, chính vì thế con bắt buộc phải nghe, không được sai một ly! Khi con thể hiện ý kiến khác với ý nguyện của bố mẹ, họ cho rằng quyền uy của mình bị đe dọa, con không xem mình ra gì và vì thế cảm thấy tức giận hay thấy bị xúc phạm.

Thường thì phụ huynh sẽ không giải thích cho con hiểu, không chấp nhận nổi việc bất đồng ý kiến này mà sẽ buông ra những câu la mắng, thậm chí là miệt thị để hạ thấp con mình. Trong một số trường hợp, phụ huynh có thể nổi giận và dùng bạo lực để thể hiện quyền lực của bố mẹ, gây ra sự tổn thương không chỉ về mặt thể chất mà còn tạo ra bóng đen tâm lý, khiến con lệch lạc nhân cách cho đến lớn.

Khi con biết cãi lại, bố mẹ nên mừng chứ đừng trách con hư, 3 phản ứng khôn ngoan của phụ huynh sẽ giúp đứa trẻ nên người - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Tại sao trẻ con cãi lời bố mẹ?

Việc phát triển tư duy về sự vật, sự việc trong cuộc sống cũng như có sự nhận thức về bản thân là một quá trình rất bình thường và tự nhiên của đứa trẻ. từ 2-3 tuổi trở lên, trẻ đã bắt đầu có một khả năng nhận thức nhất định cũng như thích thể hiện cái tôi của mình bằng việc nói "không" với các yêu cầu của bố mẹ.

Lớn hơn chút nữa, trẻ hiểu biết nhiều hơn về thế giới xung quanh, trở thành một cá nhân có tư duy độc lập, có suy nghĩ và quan điểm riêng. Với vốn từ và khả năng biểu đạt ngày một hoàn thiện sẽ càng giúp cho trẻ dễ dàng bày tỏ chính kiến của mình trước mặt người lớn. Lúc này việc trẻ phản bác hay cãi lời bố mẹ không thể đánh đồng với việc chúng không tôn trọng hoặc hỗn láo.

Một số phụ huynh hay châm biếm khi con làm sai, la hét, mắng mỏ con, thậm chí bêu rếu con trước mặt người ngoài. Vì vậy phản ứng cãi của con xuất phát từ chính cách cư xử không đúng của phụ huynh, bởi con cảm thấy mình không được công nhận, không được tôn trọng và tin tưởng.

Khi con biết cãi lại, bố mẹ nên mừng chứ đừng trách con hư, 3 phản ứng khôn ngoan của phụ huynh sẽ giúp đứa trẻ nên người - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Bên cạnh đó, việc bố mẹ thường xuyên thất hứa cũng làm tăng thêm sự bất bình trong nội tâm của con. Khi trẻ cảm thấy bị lừa dối, cảm giác phản kháng và đối đầu sẽ dần lan tỏa trong lòng trẻ. Dần dà, trẻ không còn tin tưởng bố mẹ, không muốn chấp nhận kỷ luật và giao tiếp bình thường với bố mẹ cũng sẽ biến thành bắt bẻ và bác bỏ.

Đằng sau tất cả những hành vi có vẻ đối nghịch này, điều mà đứa trẻ muốn thể hiện chỉ đơn giản là con muốn được chú ý và con muốn được tôn trọng.

3 phản ứng của bố mẹ giúp con nên người

Giáo sư tâm lý Lý Mai Cẩn là giảng viên trường Đại học cảnh sát Trung Quốc, người thường có những phát biểu chấn động lòng người trong vấn đề dạy dỗ trẻ em và thanh thiếu niên. Bà cho biết đối với những đứa bé bắt đầu biết phản bác, cãi lại, điều quan trọng nhất chúng cần chính là sự định hướng của bố mẹ để chúng hiểu được cách nói như thế nào cho đúng đắn. Đặc biệt phản ứng trong thời điểm này là rất nhạy cảm, phụ huynh cần lưu ý những điều sau:

Thứ nhất, phải nghe con nói hết câu!
Trong lúc này, đứa trẻ đang rất xúc động, thậm chí là kích động và việc bố mẹ nên làm không phải là ngắt lời, đàn áp con mà để cho con có cơ hội giãi bày hết câu chuyện. Hãy là một người lắng nghe thật tốt để giúp con trút bỏ cảm xúc và để có một cái nhìn toàn diện hơn về câu chuyện của con.

Khi con biết cãi lại, bố mẹ nên mừng chứ đừng trách con hư, 3 phản ứng khôn ngoan của phụ huynh sẽ giúp đứa trẻ nên người - Ảnh 4.

Ảnh minh họa

Thứ hai, giúp con định danh cảm xúc.

Phụ huynh hãy giúp trẻ gọi tên những cảm xúc mà chúng đang trải qua và cho chúng hiểu được rằng không có gì là sai trái khi có cảm xúc như vậy, tuy nhiên cách mà con đang hành động thì không đúng đắn.

Ví dụ: "Mẹ biết con giận lắm, mẹ biết con đang thấy khó chịu, nhưng con không thể nói chuyện với bố mẹ như thế này".

Với những đứa trẻ nhỏ hơn, phụ huynh hãy đi trực tiếp vào vấn đề: "Nếu con tức giận có thể nói cho mẹ nghe. Con có thể nói mẹ ơi con đang cáu lắm, con đang không vui, chứ đừng chỉ vào mặt mẹ mà hét lên con ghét mẹ, mẹ xấu xí".

Chỉ ra cảm xúc của trẻ, giúp trẻ hướng đến cách bày tỏ cảm xúc tích cực, giải tỏa bức xúc là điều mà phụ huynh cần phải làm.

Khi con biết cãi lại, bố mẹ nên mừng chứ đừng trách con hư, 3 phản ứng khôn ngoan của phụ huynh sẽ giúp đứa trẻ nên người - Ảnh 5.

Thứ ba, giao quyền chủ động cho con.

Đứa trẻ thích cãi thực chất là muốn được bố mẹ chú ý và tôn trọng nhiều hơn. Vì vậy trong một số tình huống, bố mẹ không nên chỉ chăm chăm vào việc đặt ra các quy định theo ý mình mà hãy cho con quyền chủ động, khi đó, con sẽ tự tìm cách để giải quyết vấn đề.

Khi bố mẹ nhượng bộ con, giao quyền quyết định cho con sẽ không làm mất quyền uy của phụ huynh, ngược lại chính là "lùi một bước để tiến ba bước", cách này sẽ giúp con trở nên ngoan ngoãn, có trách nhiệm hơn.

Khi trẻ thích cãi lại có thể là do chúng không đồng ý với bố mẹ, hoặc do cảm xúc của chúng chưa được quan tâm đúng mực. Điều phụ huynh cần phải làm là để trẻ bộc lộ cảm xúc và định hướng cho trẻ cách thể hiện cảm xúc đúng đắn, động viên trẻ nói ra ý kiến, biện pháp cải thiện và giải quyết vấn đề để tránh sự xung đột tương tự xảy ra trong tương lai.

(Nguồn: Sohu)

Khi con biết cãi lại, bố mẹ nên mừng chứ đừng trách con hư, 3 phản ứng khôn ngoan của phụ huynh sẽ giúp đứa trẻ nên người - Ảnh 6.

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/khi-con-biet-cai-lai-bo-me-nen-mung-chu-dung-trach-con-hu-3-phan-ung-khon-ngoan-cua-phu-huynh-se-giup-dua-tre-nen-nguoi-20210523132148364.chn)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Những câu hỏi sâu sắc có thể khuyến khích sự giao tiếp và giúp con phát triển tư duy tích cực. Dưới đây là 10 câu hỏi kích thích tư duy của bé và giúp bạn hiểu con hơn.
  • Qua nghiên cứu nhóm máu dân số kéo dài 3 năm, các chuyên gia của Đại học Y Vermont, Hoa Kỳ cho biết người mang nhóm máu AB có khả năng mắc các bệnh về trí nhớ cao gấp 2 lần người nhóm máu O.
  • Thông điệp của người mẹ truyền tới trẻ vô cùng quan trọng, mang tính quyết định đến nhân cách của trẻ. Vì vậy, hãy ghi nhớ 10 câu “thần chú” sau đây, và áp dụng hàng ngày, để giúp trẻ ngoan ngoãn và khỏe mạnh hơn.
  • Cơn giận của trẻ là một hành vi không thuận lợi trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Khi trẻ ăn vạ, khóc lóc, rên rỉ và la hét kéo dài có thể tác động tâm lý tiêu cực đến cả bạn và con bạn.
  • Qua ống kính của Danielle Guenther, cuộc sống gia đình không phủ màu hồng lãng mạn với đôi vợ chồng quần là áo lượt và đàn con ngoan như búp bê.
  • Em không còn nhưng tình yêu bố con anh vẫn dành cho em nguyên vẹn như ngày nào. Tôi nguyện nuôi dạy con tốt để vợ có thể mỉm cười trên thiên đường
  • Sự phát triển về trí tuệ và năng lực của trẻ được quyết định trong giai đoạn từ 0 đến 3 tuổi, giai đoạn này là “thời kỳ thích hợp” để “nuôi dạy một đứa trẻ trở nên ngoan ngoãn, vui vẻ, có trí tuệ thông minh và khỏe mạnh - Nhà nghiên cứu giáo dục Ibuka Masaru khẳng định.
  • Tình trạng bạo lực ở giới trẻ, gây không ít quan ngại cho các bậc phụ huynh và cộng đồng. Những trận ức hiếp bạn trang lứa ngày càng nhiều, và hình thức gây hấn cũng càng nham hiểm và nguy hại hơn. Vì sao những thanh thiếu niên này lại chọn gây hấn, thay vì ôn hòa và thù ghét, thay vì tử tế?
  • Nghiên cứu cho thấy rằng, nên dạy trẻ về vấn đề tiền bạc, ngay từ khi chúng bắt đầu biết đếm.
  • Bạn không nên quá kinh ngạc khi nghe con lần đầu chửi bậy. Đơn giản là con đang bắt chước người lớn.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY