Trẻ em hôm nay

Chăm sóc trẻ em

Khi nào cần đưa con đi khám dậy thì sớm?

Chần chừ trong điều trị dậy thì sớm ở trẻ có thể dẫn đến những ảnh hưởng cả về tâm lý và sức khỏe của trẻ.

Dậy thì sớm là bệnh lý được xác định khi cơ thể của trẻ có sự chuyển tiếp từ một đứa trẻ sang người trưởng thành quá sớm (bé gái dậy thì trước 8 tuổi và trước 9 tuổi ở bé trai). Dấu hiệu dậy thì bao gồm sự phát triển nhanh chóng của xương và cơ bắp, thay đổi hình dạng, kích thước cơ thể và khả năng sinh sản của cơ thể.

Việc chần chừ trong điều trị dậy thì sớm ở trẻ có thể dẫn đến những ảnh hưởng cả về tâm lý và sức khỏe của trẻ. cụ thể:

- Trẻ dậy thì sớm sẽ làm cho đầu xương đóng khép sớm, rút ngắn thời kỳ sinh trưởng. Chiều cao của trẻ khi qua tuổi dậy thì lại chững lại, thường thấp hơn so với bạn bè cùng trang lứa, khiến nhiều trường hợp trẻ dậy thì sớm bị lùn.

- Một số nghiên cứu còn ghi nhận còn ghi nhận trẻ em gái dậy thì sớm sẽ tăng khả năng bị ung thư vú, cao huyết áp và các biến cố của bệnh lý tim mạch sau này khi đến tuổi mãn kinh.

- dậy thì sớm ở trẻ còn gây ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý của trẻ. trẻ có khuynh hướng phát triển S*nh l* trước tuổi.

- Dậy thì sớm làm cho trẻ có ham muốn T*nh d*c trước tuổi. Nhưng do tuổi đời còn nhỏ, khả năng tự khống chế kém nên không thể tránh khỏi những cạm bẫy xã hội, từ đó dễ dẫn đến bị lạm dụng T*nh d*c, mang thai quá sớm hoặc các bệnh lây nhiễm qua đường T*nh d*c.

Khi nào cần đưa con đi khám dậy thì sớm?

Nếu nhận thấy con bạn có dấu hiệu dậy thì sớm hơn so với bạn bè đồng trang lứa, bạn nên cân nhắc đưa trẻ đến bác sĩ nhi khoa để chẩn đoán và can thiệp kịp thời.

Khi bé có 2 dấu hiệu dễ nhận biết nhất:

- Tốc độ tăng trưởng vượt trội: Chiều cao vượt trội rõ rệt so với các bạn.

- Một số dấu hiệu cơ thể: Cụ thể, với bé gái thì có tuyến vú to; Con trai có thay đổi về giọng nói (ồm ồm), mọc trứng cá hoặc cơ bắp phát triển.

Khi nào cần đưa con đi khám dậy thì sớm? - Ảnh 3.

Có thể dự phòng dậy thì sớm được không?

Việc phòng ngừa dậy thì sớm cho trẻ sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện và vui vẻ, lạc quan hơn trong cuộc sống. Để phòng ngừa trẻ dậy thì sớm, việc cần làm là:

- Phòng ngừa béo phì ở bé gái

- Cho trẻ ăn chế độ dinh dưỡng hợp lý, tăng cường rau củ quả, đảm bảo đủ lượng đạm, hạn chế đồ ăn chế biến sẵn, đồ ngọt, thức ăn chiên rán...

- Giúp trẻ tăng cường vận động.

Khi nào cần đưa con đi khám dậy thì sớm? - Ảnh 5.

Tiếp theo

Trẻ uống sữa đậu nành có dậy thì sớm không?

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/khi-nao-can-dua-con-di-kham-day-thi-som-20210416135407182.chn)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY