Kinh tế xã hội hôm nay

Khi nào người dân có nguồn thực phẩm sạch?

Trong hai ngày 2-3/11, Quốc hội đã thảo luận tại hội trường về kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển KT-XH năm 2015 và Kế hoạch phát triển KT-XH năm 2016.
Trong hai ngày 2-3/11, Quốc hội đã thảo luận tại hội trường về kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển KT-XH năm 2015 và Kế hoạch phát triển KT-XH năm 2016. Trong đó vấn đề được người dân và dư luận quan tâm là an toàn vệ sinh thực phẩm đã được các đại biểu (ĐB) nêu ra tại phiên thảo luận. Để làm rõ hơn, các Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT đã phát biểu giải trình những vấn đề ĐB đặt ra và làm rõ trách nhiệm liên quan đến công tác quản lý.

Đấu tranh với chất cấm như chống M* t*y

Phát biểu về thực trạng sử dụng chất cấm trong chăn nuôi thời gian qua, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát cho biết, Bộ nhận thức rõ yêu cầu bức thiết của nhân dân về an toàn thực phẩm và xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm số 1 của toàn ngành. Hiện nay, việc sử dụng chất cấm vẫn còn tồn tại và chủ trương của Bộ là xóa bỏ việc làm phi pháp này. “Phải đấu tranh với chất cấm như chống M* t*y, tôi coi việc sử dụng chất cấm là tội ác” - Bộ trưởng Cao Đức Phát nhấn mạnh.

Liên quan đến vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, trong đó có việc sử dụng chất tạo nạc, sử dụng hóa chất được một số ĐB đề cập, thông tin thời gian vừa qua, ngành y tế cho nhập khẩu hơn 65 tấn salbutamol là không chính xác, thực tế chỉ nhập 3,5 tấn. Về thực trạng sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, việc thương lái, doanh nghiệp mua các thành phẩm ở các hiệu Thu*c để nghiền ra cho vào thức ăn chăn nuôi là khó bởi vì quá trình sản xuất được quản lý chặt và giá thành mua các thành phẩm đó rất cao. Bộ trưởng Bộ Y tế đã chỉ ra một số nguyên nhân, thứ nhất là người chăn nuôi muốn có lợi nhuận, cộng với đạo đức kinh doanh không được coi trọng đã cho các chất cấm vào thức ăn gia súc, gia cầm. Thứ hai, trong quá trình phối hợp với Bộ NN&PTNT kiểm tra, có việc những thương lái đã ép buộc người dân muốn được mua với giá thành cao thì phải sử dụng các chất tạo nạc để tăng năng suất. Thứ ba là nguồn từ việc buôn lậu, nhập lậu chưa thể kiểm soát triệt để đã tạo điều kiện cho các nhà chăn nuôi mua các sản phẩm này để cho vào thức ăn cho gia súc, gia cầm. “Chúng tôi nhất trí với các ĐB, an toàn vệ sinh thực phẩm là vấn đề cần quản lý chặt, Bộ Y tế đã và đang phối hợp với Bộ NN&PTNT, các bộ ngành và địa phương để kiểm soát chặt chẽ hơn nữa quy trình nhập khẩu, kinh doanh, sản xuất, tiến hành thanh kiểm tra. Đặc biệt, Chính phủ đã có Quyết định số 38 về việc cho thí điểm thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm đến tận huyện, xã và cho phép huyện, xã được giữ lại số tiền phạt để thực hiện công tác thanh tra. Bộ sẽ có báo cáo với Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam - Trưởng ban Chỉ đạo quốc gia về an toàn thực phẩm để nghiên cứu nhân rộng ra một số địa phương về thí điểm này” - Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết.

Khó khăn trong việc truy xuất nguồn gốc để xử phạt

Trước đó, trong phiên thảo luận về KT-XH, đề cập đến vấn đề an toàn thực phẩm. ĐB Đinh Thị Phương Khanh (Long An) cho biết, hiện nay người dân luôn tự hỏi là làm thế nào để có được nguồn thực phẩm an toàn. Mặc dù năm 2015 là năm được Bộ NN&PTNT chọn là Năm An toàn thực phẩm, để triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp, nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ trong công tác đảm bảo sức khỏe cho nhân dân. Thế nhưng gần một năm triển khai thực hiện, dường như tình hình vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm không những không giảm mà còn diễn biến hết sức phức tạp và thủ đoạn hết sức tinh vi. Qua kết quả kiểm tra giám sát an toàn thực phẩm trong nông nghiệp 9 tháng đã phát hiện 16% mẫu thịt có chất tạo nạc salbutamol độc hại. 7,6% mẫu thịt có dư lượng chất kháng sinh vượt ngưỡng. 10,3% mẫu rau có dư lượng Thu*c bảo vệ thực vật, vượt mức giới hạn cho phép. Mới đây, Thanh tra Bộ NN&PTNT đã phát hiện việc sử dụng chất vàng ô trong thức ăn chăn nuôi gia cầm. Qua tiếp xúc cử tri, cử tri cho rằng, các cơ quan quản lý nhà nước dường như đang bất lực trước không ít người kinh doanh, làm giàu bất chính trên sức khỏe của người dân.

Cùng đó, hiện nay quy định xử phạt hành chính về lĩnh vực này còn quá nhẹ, không đủ sức răn đe và phòng ngừa nên người vi phạm vẫn cố tình vi phạm vì lợi nhuận họ thu được cao hơn rất nhiều lần so với số tiền họ nộp phạt. ĐB Phương Khanh và một số ý kiến khác đề nghị các bộ, ngành liên quan, chính quyền địa phương cần tăng cường kiểm tra quản lý nguồn gốc nhập khẩu chất cấm, ngăn chặn việc nhập lậu chất cấm, xử lý tận gốc việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi và xác định rõ nguồn gốc chất cấm người chăn nuôi đang sử dụng. “Quốc hội khi xem xét thông qua Bộ luật Hình sự (sửa đổi) lần này, cần quy định tội phạm về an toàn thực phẩm tại Điều 316 cho phù hợp. Vì theo dự thảo luật, các hành vi gây tổn hại sức khỏe tùy theo tỷ lệ nhất định có mức xử phạt tương ứng, quy định như thế là không phù hợp và chưa đủ sức răn đe. Tôi đề nghị khi phát hiện chất cấm trong thức ăn, sản phẩm thì xử lý hình sự ngay không chờ đến gây tổn hại sức khỏe mới truy tìm nguồn gốc rồi xử lý vi phạm” - ĐB Phương Khanh thẳng thắn nêu quan điểm. 

Hoàng Dương - Anh Tuấn

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-khi-nao-nguoi-dan-co-nguon-thuc-pham-sach-20291.html)

Tin cùng nội dung

  • Bên cạnh các biện pháp thông thường như tránh để trẻ đến nơi đông người, vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đeo khẩu trang mỗi khi ra đường v.v, để phòng sởi hiệu quả, các mẹ cần chú ý tới chế độ ăn của bé sao cho vừa đảm bảo dinh dưỡng vừa giúp tăng cường hệ miễn dịch.
  • Nếu rụng trứng không đều, bạn sẽ gặp khó khăn khi mang thai. Khi ấy, một số thực phẩm kích thích sự rụng trứng có thể giúp bạn giải quyết vấn đề này.
  • Mùa hè với tiết trời nắng nóng, oi bức, là điều kiện thuận lợi để gây ra các bệnh của đường tiêu hóa, trong đó bệnh kiết lỵ là thường gặp nhất. Đông y có những bài Thuốc hay để điều trị chứng bệnh này.
  • Có rất nhiều lý do khiến cho nhiều người phải làm việc ban đêm. Tuy nhiên, làm việc thường xuyên về đêm khiến cơ thể mệt mỏi, dễ bị lão hóa sớm, khả năng miễn dịch giảm, da thô ráp, mắt kém và nhiều triệu chứng xấu khác.
  • Nhằm tăng cường công tác bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm trong dịp mùa lễ hội Xuân năm 2015, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã đưa ra 10 nguyên tắc bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cửa hàng ăn uống phục vụ lễ hội
  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
  • Bệnh nhân ung thư có thể được điều trị bằng một số loại Thuốc khác nhau. Kết hợp thức ăn và các loại Thuốc có thể làm giảm hoặc thay đổi hiệu quả của các loại Thuốc đó hoặc gây ra những tác dụng phụ có thể nguy hiểm đến tính mạng
  • Trong những câu chuyện hài hước với nhau, người ta luôn nhắc ăn sâu vào đầu chuyện “nước ngọt có ruồi giá 500 triệu đồng”.
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Nông sản hữu cơ phải được trồng trong điều kiện không sử dụng các chất hóa học và Thu*c trừ sâu. Nông dân phải sử dụng các phương pháp tự nhiên để khống chế các loại côn trùng và cỏ dại.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY