Nội tiết , Tiểu đường hôm nay

Khi tuyến giáp trục trặc

Tuyến giáp giữ vị trí quan trọng trong việc sản xuất các hormone có tác dụng kiểm soát quá trình trao đổi chất để cung cấp năng lượng nuôi cơ thể.

Tuy nhiên, trước nay, ngoài bệnh bướu cổ khá quen thuộc, rất ít người biết chỉ cần “chấp chới” rối loạn, toàn thân đã “não nề” chưa kể những nguy hiểm khi cường hay suy….

TS-BS Nguyễn Hoài Nam - Giảng viên trường Đại học Y dược TP.HCM chia sẻ với bạn đọc xung quanh vấn đề này.

Thực phẩm từ đậu nành không tốt cho bệnh bướu cổ

Xin BS cho biết tuyến giáp là gì? Tầm quan trọng của tuyến giáp đối với cơ thể ra sao?

Tuyến giáp là một tuyến nội tiết lớn nhất của cơ thể. Đàn ông thường có lớn hơn phụ nữ. Người phương Tây thường có lớn hơn người châu Á, phụ nữ khi có thai thì cũng to hơn khi không có thai. Tuyến giáp có thùy phải và thùy trái kèm một eo và nằm ngay vùng trước cổ. Vì vậy, khi bị bướu người ta hay gọi là bướu cổ.

Tuyến giáp cung cấp hormone gọi là T3 và T4, rất cần thiết cho hoạt động của cơ thể, tham gia vào sự tăng trưởng và phát triển của con người.

Được biết, sự mệt mỏi, tăng cân, cảm giác ớn lạnh, không thể tập trung suy nghĩ hoặc lúc nào cũng chảy mồ hôi, hồi hộp… là những dấu hiệu báo động không bình thường. BS có thể nói rõ hơn về những triệu chứng này?

Những triệu chứng trên biểu hiện sự suy giảm của hoạt động tuyến giáp, thường gọi là suy giáp. Bệnh suy giáp thường là bẩm sinh, có khi là mắc phải do bướu giáp lớn chèn ép mô lành, hay sau phẫu thuật cắt toàn bộ để điều trị ung thư tuyến giáp. Bệnh nhân thường bị béo phì, ớn lạnh cơ thể, mệt mỏi, rối loạn kinh nguyệt, giảm ham muốn và khả năng T*nh d*c.

Một trong những nguyên nhân gây ra rối loạn phổ biến nhất là chứng Hashimoto. Hội chứng này là gì?

Bệnh viêm Hashimoto là một dạng bệnh tự miễn của tuyến giáp. Bệnh này có khi phát triển thành bướu giáp, có khi không. Mô trong bệnh này rất cứng, có nhiều mạch máu, đụng vào là chảy máu. Bệnh có thể gây ra hội chứng cường giáp hay suy tùy thể loại.

Bệnh rất khó điều trị, đôi khi ngoài các phương pháp sử dụng hormone đối với bệnh nhân suy giáp hay Thu*c chống cường giáp khi bệnh nhân có hội chứng cường giáp, còn phải sử dụng thêm các loại Thu*c ức chế miễn dịch và nhất là phải sử dụng corticoide trong thời gian dài với nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Bệnh có gây ra các dị tật bẩm sinh ở thai nhi hay không thì còn nhiều tranh cãi, các nhà khoa học cũng chưa kết luận chính thức.

Vì sao cùng là nhưng có người bị suy, có người lại bị cường? Dựa vào dấu hiệu nào để phân biệt suy giáp và cường giáp?

Ngoài các triệu chứng lâm sàng chỉ điểm về suy giáp như đã nói ở phần trên, các triệu chứng của hội chứng cường giáp thường cho ta thấy là bệnh nhân hay hồi hộp, tim đập nhanh, sụt cân nhanh mặc dù ăn uống khá nhiều, hay đổ mồ hôi, da khô, lông dễ rụng, tay run nhẹ, mất ngủ v.v… Cũng rất khó nói ai dễ bị cường giáp hay dễ bị suy giáp. Tuy nhiên cường giáp thường xảy ra ở phụ nữ có bướu tuyến giáp, có yếu tố gia đình: con gái trong gia đình có mẹ hay chị gái bị bệnh này thường có tần suất mắc bệnh cao.

Nếu không chữa trị, suy có thể làm tăng lượng cholesterol trong máu và khiến nạn nhân có nguy cơ bị đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim. Trong trường hợp nặng, sự thiếu hụt hormone trầm trọng có thể khiến người bệnh bất tỉnh và thân nhiệt giảm ở mức nguy hiểm đến tính mạng. Tăng mà không được chữa trị đúng cách có thể gây ra những hệ lụy nguy hiểm về tim mạch và khiến xương dễ gãy. Riêng phụ nữ mang thai mà bị bệnh suy hay cường giáp thì có thể sinh non, sẩy thai. Điều này có đúng không, thưa BS?

Đúng vậy, tuy nhiên, việc tăng cholesterol ở người bị hội chứng cường giáp cũng không đáng kể nên nguy cơ xơ vữa động mạch ở những bệnh nhân bị hội chứng cường giáp là không cao.

Nhiều người cho biết khi bị bệnh tuyến giáp, họ phải uống hormone suốt đời (để tăng hoặc để giảm) và họ bị phụ thuộc vào lượng hormone này. Đây có phải là phương pháp tối ưu? Trường hợp nào thì được chỉ định phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp?

Nếu bệnh nhân bị suy giáp, dù bẩm sinh hay mắc phải thì đều phải uống hormone đến hết đời. Mỗi ngày một viên Thyroxin giá khoảng hơn 1.000đ. Với bệnh nhân bị cường giáp phối hợp với bướu giáp thì phải sử dụng Thu*c kháng giáp tổng hợp cho đến khi trở về bình giáp, thông thường là từ ba-sáu tháng và sau đó tiến hành phẫu thuật cắt bỏ bướu giáp. Nếu sau mổ, bệnh tiến triển tốt thì không cần phải uống Thu*c. Trường hợp phải cắt toàn bộ do ung thư thì sau phẫu thuật, bệnh nhân phải uống hormone đến hết đời, mỗi ngày một viên.

Ung thư có phải do những bệnh về ở trên (suy giáp, cường giáp, rối loạn tuyến giáp, viêm giáp Hashimo) gây ra hay không, thưa BS?

Ung thư là một bệnh hay gặp, bệnh ít khi kết hợp với viêm Hashimoto và ít gây ra rối loạn chức năng tuyến giáp. Còn về nguyên nhân và cách phòng chống thì cho đến nay y học chưa lý giải được.

Có thể lý giải như thế nào khi nhân viên một đơn vị kiểm ra sức khỏe định kỳ hàng năm và đồng loạt có vấn đề về tuyến giáp, như bướu nhân tuyến giáp? Liệu có phải là do vấn đề dinh dưỡng hay không? Phòng ngừa bệnh lý có khó không, thưa BS?

Bướu giáp thể nhân, nhất là những nang nhỏ giống như u nang buồng trứng hay u nang tuyến bã trên cơ thể là bệnh thường gặp ở phụ nữ. Đường kính nhỏ, có khi chỉ 0,5cm. Ngày xưa những bướu này khó phát hiện. Bệnh nhân nên tới chuyên khoa nội tiết khám, siêu âm kỹ hoặc chọc dò bằng kim nhỏ (FNA) để xác định, nếu không phải là ung thư thì không phải lo lắng nữa.

Trong việc phòng ngừa bệnh lý tuyến giáp, vai trò của dinh dưỡng rất quan trọng, nên ăn đủ chất, trong đó có iốt. Tuy nhiên, không nên ăn nhiều iốt quá, vì nếu hàm lượng iốt cao cũng dễ gây bướu giáp. Tránh ăn nhiều thực phẩm có chất gây bướu giáp như bắp cải, sữa đậu nành v.v…

Xin cám ơn BS.

Theo Thiên Nga - Phụ Nữ Online

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/khi-tuyen-giap-truc-trac-n177952.html)

Chủ đề liên quan:

bệnh bướu cổ mangyte.vn tuyến giáp

Tin cùng nội dung

  • Khi bà mẹ mang thai bị bệnh tuyến giáp sẽ có nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến người mẹ và thai nhi. Ở nước ta nguy cơ bị mắc bệnh tuyến giáp cao nhất là miền núi vì khu vực này nằm trong vùng thiếu iốt.
  • Theo các nghiên cứu, tại Mỹ có khoảng 3 - 4% số phụ nữ mang thai bị rối loạn chức năng tuyến giáp, chủ yếu là suy chức năng tuyến giáp. Do nằm trong vùng bị thiếu iod nên các thai phụ ở Việt Nam có nguy cơ bị mắc bệnh tuyến giáp cao hơn.
  • Ở người già, nhiều khi có các biểu hiện như: Mệt mỏi, ăn uống kém không rõ nguyên nhân lại là triệu chứng của một bệnh có ảnh hưởng đến toàn thân, đó là bệnh suy tuyến giáp.
  • Ung thư tuyến giáp thông thường là một loại ung thư lành tính. Bệnh nhân có thể sống vài chục năm nếu được điều trị đúng và bài bản.
  • Thời gian gần đây mẹ tôi thường kêu mệt, tăng cân nhẹ, thời gian đầu tôi nghĩ chắc do tuổi già.
  • Bị suy giáp uống thêm loại Thuốc bổ gan liệu có phải là một sự kết hợp hoàn hảo?
  • Khi tuyến giáp có vấn đề, có thể làm tăng các nguy cơ béo phì, bệnh tim, suy nhược, rối loạn Sinh d*c…
  • Bướu cổ đơn thuần là loại u của tuyến giáp trạng, nhưng không kèm tăng hay giảm chức năng tuyến giáp...
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Ung thư tuyến giáp không phải là một loại bệnh ung thư rất thường gặp. Có nhiều loại ung thư tuyến giáp khác nhau và mỗi loại có phương pháp điều trị khác nhau. Tiên lượng cho những người mắc bệnh ung thư tuyến giáp khác nhau tùy thuộc vào loại ung thư tuyến giáp. Tuy nhiên, nói chung, ung thư tuyến giáp có tiên lượng tốt.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY