Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Không chủ quan, lơ là với sốt xuất huyết

(HNM) - So với cùng kỳ năm 2019, số ca mắc sốt xuất huyết trên địa bàn thành phố Hà Nội trong năm 2020 có xu hướng giảm mạnh (47%). Tuy nhiên, không vì thế mà người dân có tâm lý chủ quan, lơ là, bởi nguy cơ dịch bệnh vẫn luôn hiện hữu.

Ảnh: Trang Thu

Theo báo cáo của sở y tế hà nội, nếu như trong tháng 10-2020 và đầu tháng 11-2020, số ca mắc sốt xuất huyết trên địa bàn thành phố dao động khoảng 350-450 ca/tuần, thì đến cuối tháng 11-2020 và đầu tháng 12-2020 đã giảm còn khoảng 220-270 ca/tuần. lũy tích năm 2020, trên địa bàn thành phố ghi nhận 6.376 trường hợp mắc sốt xuất huyết, trong đó có 2 trường hợp Tu vong. so với cùng kỳ năm 2019, số ca mắc sốt xuất huyết trong năm nay giảm 47%.

Theo phó giám đốc sở y tế hà nội hoàng đức hạnh, số ca mắc sốt xuất huyết đã giảm trong những tuần gần đây nhờ thực hiện quyết liệt các biện pháp phòng, chống, nâng cao nhận thức cho người dân. thêm vào đó, thời tiết chuyển lạnh góp phần hạn chế hoạt động của muỗi vằn truyền bệnh sốt xuất huyết. tuy nhiên, cuối năm thường có sự biến động dân cư, giao lưu đi lại giữa các địa phương rất lớn. ngoài ra, các yếu tố nguy cơ để sốt xuất huyết phát sinh, phát triển thành dịch luôn hiện hữu, đó là tình trạng ô nhiễm môi trường, mật độ dân cư cao, nhiều khu vực nhà trọ, công trường xây dựng có điều kiện ăn, ở tạm bợ... “chính vì vậy, người dân không nên lơ là việc phòng dịch”, phó giám đốc sở y tế hà nội hoàng đức hạnh nhấn mạnh.

Còn theo phó giáo sư, tiến sĩ đỗ duy cường, giám đốc trung tâm bệnh nhiệt đới, bệnh viện bạch mai, triệu chứng của sốt xuất huyết là sốt cao liên tục, kéo dài 5-7 ngày, kèm theo đau đầu, đau người, có thể nổi hạch, phát ban, đau bụng vùng gan, buồn nôn. nặng hơn, bệnh nhân có thể xuất huyết chảy máu dưới da, chảy máu cam, chảy máu chân răng. ở nữ giới có thể có hiện tượng rong kinh, rong huyết. nặng hơn có biểu hiện xuất huyết nội tạng, như xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết não, tổn thương gan, rối loạn đông máu... đa số bệnh nhân sốt xuất huyết thường tự khỏi trong vòng 7 ngày, nhưng có khoảng 5% bệnh nhân sẽ có biểu hiện nặng như chảy máu hoặc thoát huyết tương, gây sốc do giảm thể tích, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ có nguy cơ Tu vong.

Phó giáo sư, tiến sĩ đỗ duy cường cũng lưu ý, trong bối cảnh dịch covid-19 thì các triệu chứng của sốt xuất huyết cần được hết sức lưu ý, vì có một số triệu chứng rất dễ nhầm lẫn với covid-19, như: sốt, đau mỏi cơ... do đó, nhân viên y tế cần khai thác yếu tố dịch tễ cẩn thận và kỹ càng, tránh bỏ sót hoặc nhầm lẫn, gây ra hậu quả đáng tiếc. khi có biểu hiện mắc sốt xuất huyết, người dân nên đến các cơ sở y tế để được xét nghiệm, chẩn đoán và điều trị, tuyệt đối không được tự ý theo dõi và truyền dịch tại nhà.

Cùng với công tác phòng, chống dịch covid-19, phó giám đốc sở y tế hà nội hoàng đức hạnh cho biết, ngay từ đầu năm 2020, sở y tế hà nội đã chỉ đạo các đơn vị trong ngành thực hiện các hoạt động chuyên môn để phòng, chống sốt xuất huyết, tăng cường giám sát các ổ dịch cũ, vật chủ trung gian truyền bệnh, ca bệnh... để kịp thời phát hiện sớm, xử lý triệt để, không để dịch bùng phát. bên cạnh đó, thường xuyên tập huấn về phác đồ điều trị, phối hợp chặt chẽ giữa hệ điều trị và hệ dự phòng trong việc lấy mẫu bệnh phẩm, chẩn đoán. các bệnh viện trực thuộc ngành y tế thủ đô cũng đã bố trí đủ giường bệnh, dịch truyền, Thu*c, sẵn sàng cấp cứu, điều trị người bệnh, hạn chế thấp nhất Tu vong.

Để công tác phòng dịch sốt xuất huyết đạt hiệu quả, ông khổng minh tuấn, phó giám đốc trung tâm kiểm soát bệnh tật hà nội (cdc hà nội) cho biết, thành phố tiếp tục duy trì thường trực đội đáp ứng nhanh 24/7, bảo đảm kịp thời các tình huống dịch bệnh xảy ra trên địa bàn; giám sát, phát hiện bệnh nhân tại các bệnh viện, thực hiện kiểm tra công tác phòng, chống sốt xuất huyết tại các quận, huyện, thị xã có số mắc cao. mặt khác, khoanh vùng, xử lý kịp thời các ổ dịch để ngăn chặn dịch lây lan rộng; vệ sinh môi trường và phun hóa chất diệt muỗi tại các khu vực phát sinh ổ dịch theo quy định…

Cũng theo ông khổng minh tuấn, do miễn dịch được tạo thành sau khi mắc bệnh chỉ có tính đặc hiệu đối với từng týp bệnh, nên một người có thể mắc sốt xuất huyết đến lần thứ 2 hoặc thứ 3, thậm chí lần mắc sau thường nặng hơn lần mắc trước. chính vì vậy, bên cạnh sự vào cuộc của các đơn vị chức năng, quan trọng nhất vẫn là ý thức của người dân. mỗi hộ gia đình cần chủ động phòng bệnh bằng cách tự bảo vệ để không bị muỗi đốt, tiêu diệt nguồn lây bệnh là muỗi ở nơi sinh sống và môi trường xung quanh. mỗi người, hằng tuần cần bỏ ra từ 10 đến 15 phút để kiểm tra trong khuôn viên gia đình nhằm phát hiện và loại bỏ các dụng cụ, phế thải… chứa nước có bọ gậy để góp phần phòng bệnh sốt xuất huyết.
 

Cần lưu ý các triệu chứng của sốt xuất huyết, vì có một số triệu chứng rất dễ nhầm lẫn với Covid-19, như: Sốt, đau mỏi cơ... Do đó, nhân viên y tế cần khai thác yếu tố dịch tễ cẩn thận và kỹ càng, tránh bỏ sót hoặc nhầm lẫn, gây ra hậu quả đáng tiếc. Khi có biểu hiện mắc sốt xuất huyết, người dân nên đến các cơ sở y tế để được xét nghiệm, chẩn đoán và điều trị, tuyệt đối không được tự ý theo dõi và truyền dịch tại nhà.

Mạng Y Tế
Nguồn: Hà Nội Mới (http://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Suc-khoe/985839/khong-chu-quan-lo-la-voi-sot-xuat-huyet)

Tin cùng nội dung

  • Viêm phế quản cấp là tình trạng nhiễm trùng cây phế quản, hệ thống ống mang khí đến hai lá phổi.
  • Thói quen uống rượu bia, hút Thu*c lá, thừa cân ở nam giới...không chỉ ảnh hưởng sức khỏe mà còn ảnh hưởng cả vấn đề sinh sản
  • Không khí bị ô nhiễm là không khí bị giảm chất lượng do nhiều nguyên nhân khác nhau như các loại khí, những giọt chất lỏng hay những phần tử nhỏ lơ lửng trong không khí.
  • Máy tính xách tay giúp cho chúng ta có thể làm việc linh hoạt và năng động hơn nhưng chúng cũng là nguyên nhân gây ra các bệnh có liên quan đến lưng, cổ và vai.
  • Các động tác xoa bóp đúng cách và phù hợp với tình trạng từng thai phụ sẽ giúp họ nhanh chóng giảm những cơn đau và sự mệt mỏi.
  • Tất cả chúng ta đều có lúc cảm thấy căng thẳng. Cách đối mặt với căng thẳng sẽ quyết định ảnh hưởng của nó đối với chúng ta như thế nào. Khi có thể, hãy thực hiện các bước để ngăn chặn căng thẳng và khi không có thể, hãy cố gắng kiềm chế nó.
  • Ngay cả những người có sức khỏe tinh thần tốt đôi khi cũng có vấn đề về tình cảm hoặc bị các bệnh tâm thần. Bệnh tâm thần thường có một nguyên nhân vật lý, chẳng hạn như một sự mất cân bằng hóa chất trong não. Căng thẳng và các vấn đề với công việc, gia đình, trường học đôi khi có thể gây ra bệnh tâm thần hoặc làm cho nó tồi tệ hơn. Tuy nhiên, những người có sức khỏe tinh thần tốt học được cách để đối phó với sự căng thẳng và các vấn đề nảy sinh. Họ biết khi nào cần tìm kiếm sự giúp đỡ từ bác sĩ
  • Tâm linh giúp bạn luôn tìm thấy ý nghĩa, niềm hy vọng, sự an ủi và bình yên nội tâm trong cuộc sống. Nhiều người tin vào tâm linh qua tôn giáo. Một số tin vào nó thông qua âm nhạc, nghệ thuật, kết nối với thiên nhiên. Những người khác tin vào tâm linh của bản thân qua các giá trị và nguyên tắc của họ.
  • Bài viết này giới thiệu một số lời khuyên giúp bạn khỏe mạnh và thoải mái khi đi du lịch nước ngoài.
  • Phụ nữ khi đang mang thai có rất nhiều việc cần phải lo nghĩ, tuy nhiên cũng nên cần phải lưu tâm đến sức khỏe răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY