Trong những ngày gần đây, tại bệnh viện nhi trung ương đã ghi nhận nhiều bệnh nhi đến khám và nhập viện do mắc bệnh tay chân miệng; trung bình khoảng 5 - 6 bệnh nhi/ngày; phần lớn các ca bệnh có biểu hiện nhẹ, chưa có trường hợp nặng.
Biểu hiện các ca bệnh như: sốt nhẹ, nổi ban ở lòng bàn tay, bàn chân; các bác sĩ đã hướng dẫn về điều trị, chăm sóc tại nhà. nhưng với những bệnh nhi có biểu hiện bệnh như: sốt cao, mạch nhanh đã được chỉ định nhập viện theo dõi chăm sóc, phòng các biến chứng nặng.
TS.BS Nguyễn Văn Lâm, Giám đốc Trung tâm Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới trẻ em (Bệnh viện Nhi Trung ương) cho biết: Tuy chưa ghi nhận nhiều ca biến chứng nặng do mắc bệnh tay chân miệng, nhưng số ca mắc bệnh này năm nay có dấu hiệu tăng đột biến so với hai năm trước. Cụ thể, nếu cùng kỳ năm 2019, Trung tâm tiếp nhận khoảng 70 ca bệnh, năm 2020, con số này là 19 - 20 ca; thì đầu năm 2021 Trung tâm đã ghi nhận hơn 120 ca. Đây là con số cần theo dõi, cảnh giác để tránh nguy cơ bùng phát dịch.
Hầu hết trẻ mắc tay chân miệng thời gian gần đây đều dưới 5 tuổi. thông thường diễn biến bệnh tay chân miệng trong vòng 5-7 ngày, nhưng với những trường hợp nặng thì ngay ngày đầu tiên hoặc ngày thứ 2 đã có biểu hiện rõ rệt. mặc dù tỷ lệ trẻ bị tổn thương não do tay chân miệng không quá cao nhưng nếu trẻ bị biến chứng nặng có thể gây ra tổn thương thân não, để lại di chứng nặng như: viêm não, tim mạch, phù phổi cấp… ở thể tối cấp, bệnh có thể gây ra tình trạng nặng cho bệnh nhi và Tu vong nếu không được chăm sóc và điều trị kịp thời.
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố Hà Nội, trong tuần qua trên địa bàn thành phố đã ghi nhận thêm 32 trường hợp mắc tay chân miệng, cộng dồn từ đầu năm đến nay toàn thành phố đã ghi nhận 114 ca (so với cùng kỳ năm ngoái là 20 ca), số ca mắc tăng hơn 5 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Ông khổng minh tuấn, giám đốc trung tâm kiểm soát bệnh tật hà nội đánh giá: “hiện số ca mắc tay chân miệng tại hà nội mới được ghi nhận rải rác, tuy nhiên trước tình hình nhiều tỉnh khu vực phía nam đang bùng phát dịch mạnh, hà nội cũng tích cực thực hiện các biện pháp phòng chống ngay từ đầu mùa dịch, không để dịch lây lan mạnh. nhất là trong giai đoạn thời tiết chuyển mùa hè nóng, ẩm là điều kiện thuận lợi cho virus gây bệnh phát triển, lây lan”.
Theo sở y tế hà nội, bệnh tay chân miệng là dịch bệnh lưu hành thường xuyên, hằng năm trên địa bàn vẫn ghi nhận từ 1.000 - 3.000 trường hợp mắc. hiện bệnh đã bắt đầu vào mùa, số ca mắc có thể tiếp tục tăng trong thời gian tới. để chủ động phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng, hà nội đã chỉ đạo các địa phương, các phòng giáo dục và đào tạo phối hợp với trung tâm y tế các địa phương triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh tay chân miệng trong trường học.
Cụ thể, Thành phố Hà Nội yêu cầu các địa bàn tăng cường tuyên truyền về các biện pháp phòng bệnh cho giáo viên, học sinh, khuyến cáo phụ huynh khi phát hiện trẻ có dấu hiệu mắc bệnh phải thông báo cho nhà trường và cơ sở y tế để có biện pháp cách ly điều trị kịp thời.
Bên cạnh đó, nhà trường phải có các biện pháp xử lý môi trường để phòng, chống bệnh tay chân miệng như: vệ sinh lớp học (sàn nhà, bàn ghế, đồ chơi, dụng cụ học tập...) bằng xà phòng hoặc chất diệt khuẩn cloramin b theo quy định.
Đồng thời, các địa bàn phải tăng cường kiểm tra, đôn đốc các cơ sở giáo dục, đặc biệt là các trường mầm non, tiểu học, các nhóm trẻ, nhà trẻ, gia đình… nghiêm túc thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh tay chân miệng theo hướng dẫn của ngành y tế.
Để phòng bệnh, mỗi người dân cũng cần thực hiện tốt các biện pháp đơn giản, dễ thực hiện hàng ngày như: Vệ sinh môi trường sống, vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng, thực hiện ăn sạch, ở sạch, vệ sinh đồ chơi cho trẻ nhỏ...
Ts.bs nguyễn văn lâm cũng khuyến cáo: bệnh tay chân miệng là bệnh lây qua tiêu hóa, tiếp xúc, giọt bắn và lây từ người sang người. vì vậy điều kiện khí hậu, môi trường tập trung đông người, thói quen vệ sinh là yếu tố làm cho lây bệnh. để phòng bệnh tay chân miệng, mỗi người cần phải bảo đảm giữ khoảng cách, giữ thói quen vệ sinh tay, đồ chơi của trẻ phải giữ sạch để tránh tình trạng lây chéo.
Theo đó, tại mỗi gia đình, cha mẹ cần cho trẻ ăn chín, uống sôi, sử dụng thực phẩm dễ tiêu, bảo đảm dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng cho trẻ.
Với những trẻ mắc bệnh theo dõi tại nhà, hằng ngày cha mẹ cần vệ sinh thân thể cho trẻ, khi tắm tránh gió lùa. với những nốt trong họng phải cho trẻ súc miệng và bôi Thu*c theo hướng dẫn của bác sĩ. cha mẹ cũng cần cho trẻ sử dụng Thu*c hạ sốt đúng liều, cách sáu giờ mới dùng Thu*c lại một lần để tránh gây ngộ độc cho trẻ.
Chủ đề liên quan:
bệnh viện nhi trung ương dâu hiệu tay chân miệng điều trị bệnh tay chân miệng nổi ban tay chân miệng tay chân miệng