Tin tức hôm nay

Tin tức

Không để tình trạng hoang mang, bị động khi dịch xảy ra trên diện rộng

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh, trong đợt dịch thứ tư, rất khó có thể đưa số ca nhiễm về 0 tại những địa bàn trọng điểm. Do đó, các địa phương phải xác định tiếp tục công cuộc phòng, chống dịch nhanh, mạnh và bền bỉ.

Sáng 2/8, GS, TS Nguyễn Thanh Long, Bộ trưởng Y tế chủ trì hội nghị trực tuyến và tập huấn về tăng cường công tác điều trị, hồi sức tích cực trong phòng chống Covid-19. Hội nghị kết nối đến hơn 700 điểm cầu trong cả nước.

Kịch bản chống dịch tại một số địa phương đều thấp hơn thực tế

Nhấn mạnh đợt dịch covid-19 lần thứ tư diễn biến nhanh, xảy ra trên địa bàn rộng, số ca mắc tăng rất cao trong thời gian ngắn, bộ trưởng nguyễn thanh long nhấn mạnh một số nội dung các địa phương cần nghiêm túc quan tâm trong công tác phòng, chống dịch để tránh xảy ra tình trạng hoang mang, bị động khi dịch xảy ra trên diện rộng.

Thứ nhất, qua kiểm tra thực tiễn công tác phòng, chống dịch tại nhiều địa phương và nghe báo cáo, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho rằng có rất nhiều địa phương có cách làm hay trong phòng, chống dịch, nhưng cũng có nhiều địa phương trong xây dựng kịch bản phòng, chống dịch trên địa bàn đã chưa tính hết những tình huống có thể xảy ra.

Theo tư lệnh ngành y tế, hầu hết tại nhiều địa phương, kịch bản chuẩn bị đều thấp hơn thực tế, có địa phương chuẩn bị kịch bản cao nhưng cũng chưa tính hết thực tế, chưa chuẩn bị chu đáo cho phòng, chống dịch.

Vẫn còn thực trạng một số địa phương chưa phát huy phương châm “4 tại chỗ” trong phòng, chống dịch. Trong đợt dịch thứ tư này, khi dịch xảy ra thường chỉ trong một thời gian ngắn, diễn biến nhanh, nhiều ca nhiễm, nên cần chuẩn bị sẵn năng lực phòng, chống dịch để chủ động ứng phó.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long trong tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp hiện nay, các địa phương cần hết sức lưu ý về năng lực ứng phó an toàn trật tự xã hội, bảo đảm an sinh xã hội.

Đặc biệt quan tâm vấn đề điều trị

Nhấn mạnh tới công tác điều trị trong giai đoạn số ca bệnh tăng nhanh, gây áp lực cho hệ thống điều trị, bộ trưởng y tế yêu cầu các địa phương cần phải quan tâm hai nội dung là xét nghiệm và điều trị. các địa phương phải tăng cường năng lực xét nghiệm để nhanh chóng phân loại các trường hợp f0.

Cũng theo bộ trưởng, hiện nay năng lực ứng phó của các địa phương về điều trị covid-19 vẫn chủ yếu trông chờ vào cơ sở đang có, nhưng trên thực tế hệ thống điều trị chưa đáp ứng được yêu cầu.

Bộ Y tế đã phân tầng điều trị theo mô hình “tháp 3 tầng”, theo đó tầng 1 không nên chọn các cơ sở y tế mà nên chọn các cơ sở cách ly F1 để triển khai thiết lập địa điểm theo dõi sức khỏe. Đối với những bệnh nhân không có triệu chứng phân bổ vào điều trị ở tầng này, không cần nhiều nhân lực y tế. Sau điều trị 7 ngày nếu xét nghiệm âm tính, chỉ số tải lượng virus CT > 30 thì cần cho ra viện.

Nếu bệnh nhân có triệu chứng trung bình thì đưa vào điều trị tại cơ sở y tế tuyến quận, huyện - tầng thứ 2 của tháp điều trị. “Tại tuyến điều trị này phải có hệ thống ô-xy và ô-xy trung tâm, nhân viên y tế phải được trang bị máy thở HFNC để sẵn sàng điều trị cho bệnh nhân khi cần.

Nếu bệnh nhân diễn biến nặng cần đưa ngay lên tầng 3 - tầng điều trị cao nhất. Tại tầng điều trị này, các địa phương phải thiết lập khu vực điều trị hồi sức tích cực.

Bộ trưởng nhấn mạnh, việc phân tầng điều trị rất quan trọng, trong đó có vai trò điều tiết bệnh nhân đến các tầng phù hợp để tránh đưa bệnh nhân chưa nặng lên tầng cao, tránh để bệnh nhân có nguy cơ tử vong ở tầng 1 và tầng 2. Việc điều phối, vận chuyển bệnh nhân, tiếp nhận bệnh nhân phải được thực hiện bài bản.

Để triển khai hiệu quả mô hình tháp 3 tầng, các địa phương phải đặc biệt lưu ý đến rà soát số lượng nhân lực sử dụng cho tầng điều trị 2, số lượng nhân lực cho tầng điều trị 3 để có điều phối trong trường hợp cần thiết.

Bộ Y tế đã có văn bản đề nghị các địa phương huy động hệ thống y tế tư nhân tham gia phòng, chống dịch. Cả y tế công lập và tư nhân phải cùng đồng hành chống dịch. Do đó, đối với các địa phương chưa có dịch cần phải rà soát ngay nhân lực biết sử dụng máy thở, tập huấn lại trên toàn tuyến.

Để chủ động đối phó với dịch bệnh tăng nhanh, ngoài chi viện về mặt nhân lực, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long yêu cầu các địa phương phải chuẩn bị trang thiết bị, vật tư y tế cho phòng, chống dịch như máy thở, ô-xy, Thu*c men, vật tư tiêu hao.

“Địa phương phải phát huy tối đa “4 tại chỗ”, Trung ương chỉ hỗ trợ trong tình huống cần thiết cho các trung tâm hồi sức tích cực của Trung ương trên địa bàn”, Bộ trưởng nói.

Ô-xy và máy thở là 2 yếu tố cần thiết trong điều trị, do đó bộ y tế đã phải có những văn bản đôn đốc vấn đề này. theo khảo sát tại các doanh nghiệp cung cấp ô-xy, hiện việt nam bảo đảm đủ nguồn cung, nhưng nhiều chỗ không có bồn chứa ô-xy, vận chuyển khó khăn. vì vậy các cơ sở y tế phải rà soát ngay, lên phương án chuẩn bị ngay.

Tập trung khống chế dịch Covid-19 lây lan

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo nhân dân (https://nhandan.com.vn/tin-tuc-y-te/khong-de-tinh-trang-hoang-mang-bi-dong-khi-dich-xay-ra-tren-dien-rong-657940/)

Tin cùng nội dung

  • Ung thư và quá trình điều trị ung thư sẽ làm thay đổi khẩu vị. Nên chọn các thực phẩm giàu đạm và trình bày đẹp mắt để giúp cho khẩu vị ngon hơn
  • Phần lớn những tác dụng phụ liên quan đến việc ăn uống do điều trị ung thư sẽ biến mất sau khi kết thúc quá trình điều trị. Vài lời khuyên cho một chế độ ăn uống tốt sau trị liệu ung thư.
  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY