Mắt giật giật hoặc chớp liên tục trong vài giây là tình trạng ai cũng từng trải qua. Thường thì chúng ta bỏ qua nó hoặc cho rằng đây có thể là điểm báo của một vài chuyện.
Thế nhưng, xét trên góc độ y học, hiện tượng này cũng có nguyên nhân riêng. Bác sĩ phẫu thuật Jiang Kunjun (Hồng Kông) mới đây đã chia sẻ trong Chương trình Jiang P Medical Matters rằng hầu hết mọi người sẽ chớp mắt sau mỗi 6 đến 20 giây, nhưng một số người sẽ liên tục chớp mắt, hoặc mí mắt của họ giật giật liên hồi. Bác sĩ cho biết sở dĩ tình trạng này là một loại chuột rút, bởi vì mi mắt cũng có cơ, nếu có nguyên nhân khác gây ra hiện tượng co rút mi mắt, cũng sẽ khiến mi mắt "nhảy" không ngừng.
Ảnh minh họa.
6 yếu tố khiến mí mắt của bạn giật giật liên tục
- Thức ăn gây kích ứng: chẳng hạn như thức ăn cay và thức ăn chứa caffeine có thể gây hưng phấn thần kinh và xảy ra hiện tượng mí mắt bị giật.
- Căng thẳng: Chẳng hạn như căng thẳng trong công việc hoặc thiếu ngủ, căng thẳng cao độ cũng có thể khiến thần kinh không ổn định, mí mắt liên tục giật.
- Các bệnh về mắt: Nếu bị viêm kết mạc, mắt hột sẽ gây kích thích các dây thần kinh bên cạnh.
- Tác dụng phụ của Thu*c: Nhiều người sử dụng Thu*c giãn phế quản hoặc Thu*c điều chỉnh nhịp tim, cũng có thể khiến mí mắt liên tục giật.
- Bệnh nặng: Bác sĩ đưa ra ví dụ về một người Hồng Kông thường xuyên bị giật mí mắt. Anh ta bị hiểu nhầm là đang tán tỉnh người khác và liên tục chảy nước mắt. Sau đó, tình trạng giật giật lan ra nửa khuôn mặt. Sau khi đi khám chữa bệnh, anh ta phát hiện có một khối u trong cuống não, chèn ép dây thần kinh mặt, nửa khuôn mặt co cứng, miệng trái nhếch và mắt xếch.
- tai biến mạch máu não: nếu mức độ chảy máu hoặc thiếu máu cục bộ chỉ ảnh hưởng đến cử động mắt hoặc dây thần kinh mặt, sẽ khiến 2 dây thần kinh này bị hưng phấn quá mức và làm cho mí mắt giật liên hồi.
Để xác định hiện tượng mí mắt giật là gì, bác sĩ jiang kunjun đã chỉ ra 3 bước để phân biệt nó có phải là tai biến mạch máu não hay không. trước hết, hãy cười hở lợi, liệu nụ cười hai bên có bất cân xứng hay không. thứ hai, bạn hãy giơ tay lên, xem độ cao của hai tay có khác nhau không và có một bên cao một bên thấp hay không. cuối cùng, kiểm tra xem mình có nói lưu loát hay không.
Bác sĩ Jiang chỉ ra 3 bước để phân biệt xem bạn có bị đột quỵ hay không, bao gồm nụ cười hai bên có bất đối xứng hay không, độ cao của hai tay có khác nhau hay không và giọng nói có mập mờ hay không
Bác sĩ Jiang cũng chỉ ra rằng, co giật mí mắt liên quan đến sự mỏi cơ, bạn có thể thường xuyên xoa bóp vùng cơ quanh mắt để lưu thông máu quanh mắt và thư giãn các huyệt đạo có thể ức chế tình trạng co giật mí mắt quá mức. Đặt ngón cái lớn lên thái dương trước, ngón trỏ day huyệt Phong chi sau đầu, sau đó ấn huyệt Cự môn ở bên trong chân mày, cuối cùng là huyệt Thanh minh trên hốc mũi bên trong mắt. Nhắm mắt lại và nhấn với 3 huyệt này, sau đó ấn 5 đến 6 lần. Việc ấn các huyệt này có thể giúp lưu thông máu và thư giãn các cơ liên quan.
Ấn vào huyệt Phong chiMặc dù hầu hết các lần mí mắt giật đều diễn ra trong thời gian ngắn, nhưng nếu tình trạng này diễn ra trong thời gian dài, chẳng hạn như kéo dài hơn một tuần, mắt sưng đỏ, sụp mí nặng, phạm vi giật mí lớn, và thậm chí có biểu hiện co giật cơ mặt và các cử động cơ thể không tự chủ khác như tê mặt, giảm thính lực, có dấu hiệu đột quỵ hoặc thậm chí là bệnh não thì bạn phải đi khám ngay.
Theo Khỏe & Đẹp
Link bài gốc Lấy link
http://www.khoevadep.com.vn/khong-phai-diem-lanh-hay-go-mat-chop-lien-tuc-mi-mat-giat-giat-la-dau-hieu-canh-bao-6-nguy-co-suc-khoe-search/?id=304697Theo Khỏe & Đẹp