Dinh dưỡng hôm nay

Khuyến cáo về dinh dưỡng cho người mắc Covid-19

Theo các bác sĩ, khi cách ly tại nhà, người cách ly cần tuân thủ nghiêm ngặt theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Trong trường hợp mệt mỏi, chán ăn, mất vị giác, người mắc covid-19 vẫn cần ăn đủ bữa và số lượng thực phẩm, có thể thay đổi cách chế biến thành các dạng thực phẩm lỏng, chia làm nhiều bữa nhỏ hoặc thay thế bằng các loại sữa, sản phẩm bổ sung dinh dưỡng giàu năng lượng.

Để giúp người dân bảo đảm dinh dưỡng tại nhà và khu cách ly khi bị mắc covid-19, cục an toàn thực phẩm, bộ y tế đã phối hợp với viện dinh dưỡng quốc gia đã xây dựng những hướng dẫn dinh dưỡng cụ thể.

Theo hướng dẫn: người mắc covid-19 cần đảo đảm được cung cấp đủ thực phẩm, cần ăn đủ 3 bữa chính. mỗi bữa ăn cần có đủ 4 nhóm thực phẩm như sau: (1) ngũ cốc, khoai củ; (2) thịt, cá, tôm, trứng, sữa, đậu đỗ; (3) dầu mỡ; (4) rau xanh và quả chín.

Cần cung cấp đủ protein, vitamin và chất khoáng để giúp cho hệ miễn dịch của cơ thể khỏe mạnh, tăng sức đề kháng, cần ăn đủ lượng thịt, cá, trứng (200-250g); rau xanh (300-400g) và quả chín (200-300g) mỗi ngày.

Trong trường hợp mệt mỏi, chán ăn, mất vị giác vẫn cần ăn đủ bữa và số lượng thực phẩm, có thể thay đổi cách chế biến thành các dạng thực phẩm lỏng như cháo, súp, chia làm nhiều bữa nhỏ hoặc thay thế bằng các loại sữa, sản phẩm bổ sung dinh dưỡng giàu năng lượng từ 1-3 lần/ngày.

Đặc biệt lưu ý phòng suy kiệt, thiếu dinh dưỡng cho những đối tượng dễ bị tổn thương như người cao tuổi, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai bằng cách tăng cường chế độ ăn. với người có bệnh nền thì phải thực hiện uống thu*c theo đơn của bác sỹ và chế độ ăn phù hợp với bệnh lý.

Uống đủ nước: Mỗi ngày uống vào khoảng 1,6 - 2,4 lít nước (tương đương 8-12 ly thủy tinh). Hạn chế sử dụng nước ngọt; đồ uống có cồn.

Bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm; Thực hiện ăn chín, uống sôi. Đọc kỹ nhãn mác thực phẩm trước khi sử dụng.

Trong hướng dẫn dinh dưỡng cũng có 2 thực đơn tham khảo. trong đó, đối tượng bệnh nhân đái tháo đường, cân nặng cơ thể khoảng 50-55 kg cần giá trị năng lượng từ 1500 - 1600kcal/ngày; đối tượng người cao tuổi cân nặng cơ thể khoảng 50-55 kg cần giá trị năng lượng từ 1600 - 1700kcal/ngày.

Mạng Y Tế
Nguồn: Đại đoàn kết (http://daidoanket.vn/khuyen-cao-ve-dinh-duong-cho-nguoi-mac-covid-19-5666594.html)

Tin cùng nội dung

  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Chế độ ăn uống lành mạnh và hợp lý sẽ giúp bạn phòng ngừa những nguy cơ mắc bệnh ung thư.
  • Để tìm hiểu thêm các thông tin từ Viện Ung thư Quốc gia (NCI) về dinh dưỡng và điều trị bệnh ung thư, xem bài
  • Ăn chay trường tránh ăn tất cả các sản phẩm từ động vật, bao gồm thịt, trứng và sữa. Làm sao để có đủ dinh dưỡng cần thiết khi ăn chay trường?
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Những nhà nghiên cứu y học đang tìm hiểu hậu quả của chế độ ăn uống đối với tâm trạng cũng như sức khoẻ tinh thần. Hiện tượng này đôi lúc được gọi là mối quan hệ giữa thức ăn và tâm trạng. Có rất nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Ví dụ như việc thiếu vitamin có làm cho con người dễ bị trầm cảm hơn không? Có phải thực phẩm chức năng chỉ giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần của người bị suy dinh dưỡng? Cần cung cấp bao nhiêu thực phẩm chức năng là đủ để cải thiện sức khoẻ tinh thần của môt người
  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
  • Quan tâm chăm sóc tốt sức khỏe răng miệng trong đời sống hằng ngày có thể giúp ngăn ngừa nhiều vấn đề khi bạn ngày càng lớn tuổi hơn. Chăm sóc sức khỏe răng miệng đơn giản là chải (đánh) răng, dùng chỉ nha khoa mỗi ngày và được thăm khám răng miệng định kỳ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY