Kích thước buồng trứng có ảnh hưởng đến sự sinh sản?
Nhiều chị em vẫn thắc mắc, không biết kích thước buồng trứng và các yếu tố khác có ảnh hưởng gì đến khả năng sinh sản sau này của họ không?
Mình năm nay 28 tuổi và vừa mới kết hôn được 3 tháng nay. Hôm trước mình có đọc trên một tạp chí về sức khỏe và có đề cập đến kích thước buồng trứng của các chị em ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này của các phụ nữ.
Tuy nhiên, mình có rất nhiều thắc mắc: Không biết thực sự kích thước buồng trứng có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này của các phụ nữ không?
Sự mang thai liệu có phụ thuộc vào kích thước buồng trứng? Và kích thước buồng trứng có đóng một vai trò quan trọng trong chu kỳ kinh nguyệt không?
Trả lời
Đúng là có rất nhiều phụ nữ có những thắc mắc y hệt như bạn nhưng thường giữ nó trong lòng mà không dám hỏi đấy.
Tuy nhiên là phụ nữ, các chị em nên biết về kích thước buồng trứng trong cơ thể mình vì đây là một kiến thức rất quan trọng trong hệ thống sinh sản và là cơ quan sinh sản quan trọng nhất của một phụ nữ.
Tuy nhiên trước khi bạn biết kích thước buồng trứng và các yếu tố có ảnh hưởng nhiều đến sự sinh sản cũng như chu kỳ nguyệt san của bạn hay không thì bạn nên biết tầm quan trọng của buồng trứng trong cơ thể bạn nhé!
Tầm quan trọng của buồng trứng trong cơ thể chị em?
Bạn biết không, buồng trứng là một cơ quan sinh sản trong cơ thể của các phụ nữ và chịu trách nhiệm về sự thụ tinh cũng như sinh sản của bạn đấy. Ngay từ khi bạn sinh ra, buồng trứng đã có chứa khoảng 200.000 trứng.
Khi cơ thể bạn dậy thì và phát triển là một phụ nữ trưởng thành thì những quả trứng trong buồng trứng của bạn cũng trưởng thành và phát hành trứng rụng hàng tháng để thụ tinh.
Thông thường những quả trứng đến ống dẫn trứng và gặp một anh chàng tinh binh khỏe mạnh sẽ thụ tinh ngay tức khắc. Ngược lại, nếu sự thụ tinh không xảy ra, những cô nàng trứng này thường được thải ra bên ngoài cơ thể qua hình thức máu nguyệt san hàng tháng và tạo thành chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng của bạn.
Ngoài ra, buồng trứng cũng là một loại tuyến nội tiết chịu trách nhiệm tiết ra các hormone giới tính nữ nhất định. Buồng trứng cũng chịu trách nhiệm sản xuất progesterone và estrogen, kiểm soát sự phát triển các hormone T*nh d*c tại thời điểm dậy thì.
Những hormone này cũng đóng một vai trò quan trọng trong thành tử cung khiến thành tử cung dày lên trong thời gian thụ thai.
Vì thế có thể nói buồng trứng là một cơ quan sinh sản trong cơ thể các chị em và chịu trách nhiệm về sự thụ tinh, chu kỳ nguyệt san hàng tháng cũng như sinh sản của bạn.
Buồng trứng có hình dạng gì?
Đúng là bạn không thể nhìn thấy buồng trứng trong cơ thể mình nhưng những nghiên cứu đã cho thấy rằng hình dạng một buồng trứng có vẻ ít nhiều giống như một quả hạnh hoặc hạt dẻ.
4 yếu tố ảnh hưởng đến kích cỡ buồng trứng của các chị em
Có nhiều yếu tố nhất định có thể làm thay đổi kích thước buồng trứng bình thường của bạn. Dưới đây là những yếu tố để xác định kích thước buồng trứng.
Tuổi tác của chị em
Kích thước của buồng trứng của bạn có thể thay đổi khác nhau tùy thuộc vào tuổi tác của bạn. Bình thường, buồng trứng của bạn có kích thước nhỏ nhất ở thời điểm trước khi bạn bước vào tuổi dậy thì và thời điểm sau khi mãn kinh.
Trong thời gian này kích thước buồng trứng của bạn chỉ khoảng 1-1,5 cm. Kích thước buồng trứng sau khi mãn kinh cũng bị co lại nhỏ bé.
Ngược lại, tại thời điểm dậy thì và thời điểm trước mãn kinh, kích thước buồng trứng sẽ tăng khoảng 2,5 - 3 cm. Đặc biệt, trong thời gian rụng trứng và chu kỳ nguyệt san, kích thước buồng trứng sẽ càng mở rộng và to hơn.
Quá trình điều trị vô sinh
Đôi khi vô sinh là nguyên nhân khiến buồng trứng không hoạt động. Và một phụ nữ có thể trải qua quá trình điều trị vô sinh và chụp ảnh nội tiết để làm cho buồng trứng thêm màu mỡ.
Những mũi tiêm này làm cho trứng rụng và sau đó nó được đưa ra từ buồng trứng để thụ tinh. Do đó, nếu những phụ nữ đang ở hoàn cảnh này cũng có cơ hội mở rộng và tăng kích thước buồng trứng cho đến khi sự rụng trứng được dừng lại.
Rối loạn buồng trứng
Những rối loạn phụ khoa như u nang buồng trứng và ung thư buồng trứng cũng mang lại những thay đổi trong kích thước của buồng trứng.
Các bệnh này không chỉ làm mở rộng kích cỡ buồng trứng mà còn gây đau đớn và chảy máu trong buồng trứng. Khi hình thành u nang trong buồng trứng nó có thể làm tăng kích thước buồng trứng lên vài cm.
Thậm chí với hội chứng buồng trứng đa nang hoặc u nang buồng trứng nó cũng làm tăng kích thước buồng trứng và khiến các chị em đối diện với biến chứng khi mang thai, thậm chí là sẩy thai.
Mang thai
Nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng kích thước và khối lượng buồng trứng giúp đỡ nhiều trong việc xác định độ tuổi sinh sản của phụ nữ.
Kích thước buồng trứng khi phụ nữ mang thai thường tăng lên rất nhiều so với khi chưa mang bầu. Tuy nhiên, các bà bầu cũng luôn nên thăm khám bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo rằng buồng trứng của mình không bị u xơ nhé!
Theo Thảo Nguyên - aFamily/Buzz
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/kich-thuoc-buong-trung-co-anh-huong-den-su-sinh-san-n17542.html)