Hiện thế giới có khoảng 1/4 người trên 25 tuổi bị tăng huyết áp (THA). 3/4 số người không biết mình bị THA. Ở Việt Nam số người THA ngày càng tăng. Ước tính đến năm 2025, Việt Nam có 10 triệu người THA. Tai biến do THA là xuất huyết não, suy tim, suy thận...
Có người bị THA mãi tới khi xảy ra tai biến xuất huyết não (TBXHN), mới lần đầu tiên trong đời được đo huyết áp. Đối với thầy Thu*c đo huyết áp phải thành một quy tắc, một phản xạ của thầy Thu*c mỗi khi khám bệnh, dẫu là khám nội khoa hay ngoại khoa, sản khoa hay chuyên khoa lẻ (tai mũi họng, mắt...) nhất là đối với mọi người lớn. Đã khám bệnh mà không đo huyết áp là một thiếu sót.
Với người bệnh nên nhớ: nhức đầu không phải luôn luôn do THA, và tăng huyết áp có khi không có nhức đầu nên muốn biết bệnh tăng huyết áp chỉ có đo huyết áp mới biết được. Nhưng đo huyết áp một lần thấy con số bình thường thì chưa chắc đã là không có bệnh THA. Nếu bệnh ở giai đoạn đầu thì con số huyết áp chỉ tăng từng lúc rồi có thể trở lại bình thường. Do vậy phải đo huyết áp nhiều lần, ít nhất là 2 lần cách nhau một tuần.
Để quản lý tăng huyết áp: Nếu chẩn đoán đã rõ bệnh nhân bị THA thì cần đo huyết áp vào những thời điểm khác nhau:
Đo dày lần hơn; nếu đang chọn liều lượng Thu*c giảm áp cho thích hợp hoặc huyết áp đang có xu hướng lên dần hoặc dao động lớn (quá 30mmHg trong ngày) đáng ngại (về mặt dọa xuất huyết não) hơn trường hợp THA nhưng ổn định. Các cơn dao động huyết áp còn đáng ngại hơn nếu là huyết áp vọt lên ngay sau khi vừa mới tụt xuống thấp.
Tuy nhiên bệnh có thể phòng ngừa bằng điều chỉnh ăn uống. Không ăn mặn, không hút Thu*c, không ăn nhiều chất béo, chất chứa nhiều cholesterol, hạn chế bia rượu, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, không để stress... Nếu chế độ ăn uống và tập luyện không kiểm soát được HA thì cần dùng Thu*c theo chỉ định của bác sĩ.
Cuối cùng, THA là bệnh mạn tính do vậy cần điều trị lâu dài nếu khống chế được huyết áp dưới mức 140/90mmHg sẽ hạn chế được tai biến tuyệt đối không tự ý bỏ Thu*c khi không có chỉ định của thầy Thu*c.