Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Kiến nghị bỏ bổ sung i-ốt vào muối trong chế biến thực phẩm

Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam; Hiệp hội Thương mại Mỹ tại Việt Nam; Hiệp hội Thực phẩm minh bạch - Hội Lương thực thực phẩm TP. Hồ Chí Minh; Hiệp hội Nước mắm Phú Quốc vừa đưa ra kiến nghị sớm bãi bỏ qui định bổ sung i-ốt vào muối sử dụng trong chế biến thực phẩm.

Lý do các hiệp hội đưa ra kiến nghị sớm bãi bỏ qui định bổ sung i-ốt vào muối dùng trong chế biến thực phẩm là theo Nghị quyết 19/2018/NQ-CP, Thủ tướng đã chỉ đạo Bộ Y tế nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Nghị định số 09/2016 NĐ-CP ngày 28/01/2016 của Chính phủ về tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm theo hướng: Bãi bỏ quy định “muối dùng trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường i-ốt”; bãi bỏ quy định “bột mỳ dùng trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường sắt và kẽm”. Thay vào đó, chỉ nên khuyến khích doanh nghiệp chế biến thực phẩm sử dụng các vi chất nêu trên”.

Chế biến thực phẩm (bánh kẹo...). Ảnh minh họa

Theo phản ánh của các hiệp hội, mặc dù Bộ Y tế đã ban hành Kế hoạch số 618/KH-BYT ngày 26/6/2018 về xây dựng và trình dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 09/2016/NĐ-CP, trong đó dự kiến tháng 7/2018 Bộ Y tế sẽ đăng dự thảo lên website để lấy ý kiến, tháng 9/2018 sẽ trình Chính phủ để ban hành. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có thông tin cụ thể nào về Nghị định mới này, khiến các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm quan ngại cho rằng, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi qui định bổ sung i-ốt vào muối trong chế biến thực phẩm bị trì hoãn thực hiện, ảnh hưởng xấu đến sản xuất kinh doanh cũng như mục tiêu cải thiện môi trường kinh doanh.

Tại cuộc họp ngày 17/10/2018 giữa Tổ Công tác của Thủ tướng Chính phủ với 05 Bộ, ngành và một số hiệp hội, vấn đề sửa đổi, bổ sung qui định bổ sung i-ốt vào muối trong chế biến thực phẩm tại Nghị định 09/2016/NĐ-CP đã tiếp tục được nêu ra với nhiều ý kiến tham luận, thể hiện sự quan tâm lớn của các doanh nghiệp thực phẩm trong suốt 2 năm vừa qua đối với quy định bất cập này.

Theo các hiệp hội, Nghị quyết 19/2018/NQ-CP của Chính phủ không yêu cầu bỏ việc bổ sung i-ốt cho muối dùng để ăn trực tiếp, mà chỉ yêu cầu bỏ quy định bổ sung i-ốt vào muối dùng trong chế biến thực phẩm (bỏ qui định bắt buộc), chuyển sang dạng khuyến khích. Các doanh nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm cho rằng, việc “bổ sung i-ốt vào muối trong chế biến thực phẩm” và “tăng cường hàm lượng sắt, kẽm vào bột mì dùng trong chế biến thực phẩm” là không có hiệu quả về tác dụng đối với sức khoẻ cộng đồng, ngược lại gây tốn kém cho xã hội, không phù hợp với thông lệ quốc tế, gây khó khăn cho doanh nghiệp và làm giảm sức cạnh tranh hàng hoá Việt Nam trên thị trường. Hiện nay, nhiều nước trên thế giới, trong đó có Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc)... đã không cho phép nhập khẩu các sản phẩm có bổ sung thêm các vi chất i-ốt, sắt, kẽm. Do vậy, để tạo thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh thực phẩm, các hiệp hội kiến nghị sớm bãi bỏ qui định “bổ sung i-ốt vào muối dung trong chế biến thực phẩm” và “bổ sung sắt, kẽm vào bột mỳ dùng trong chế biến thực phẩm”.

Ngọc Quỳnh

Mạng Y Tế
Nguồn: Công thương (https://congthuong.vn/kien-nghi-bo-bo-sung-i-ot-vao-muoi-trong-che-bien-thuc-pham-114407.html)

Tin cùng nội dung

  • Nếu rụng trứng không đều, bạn sẽ gặp khó khăn khi mang thai. Khi ấy, một số thực phẩm kích thích sự rụng trứng có thể giúp bạn giải quyết vấn đề này.
  • Mùa hè với tiết trời nắng nóng, oi bức, là điều kiện thuận lợi để gây ra các bệnh của đường tiêu hóa, trong đó bệnh kiết lỵ là thường gặp nhất. Đông y có những bài Thuốc hay để điều trị chứng bệnh này.
  • Có rất nhiều lý do khiến cho nhiều người phải làm việc ban đêm. Tuy nhiên, làm việc thường xuyên về đêm khiến cơ thể mệt mỏi, dễ bị lão hóa sớm, khả năng miễn dịch giảm, da thô ráp, mắt kém và nhiều triệu chứng xấu khác.
  • Nhằm tăng cường công tác bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm trong dịp mùa lễ hội Xuân năm 2015, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã đưa ra 10 nguyên tắc bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cửa hàng ăn uống phục vụ lễ hội
  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
  • Bệnh nhân ung thư có thể được điều trị bằng một số loại Thuốc khác nhau. Kết hợp thức ăn và các loại Thuốc có thể làm giảm hoặc thay đổi hiệu quả của các loại Thuốc đó hoặc gây ra những tác dụng phụ có thể nguy hiểm đến tính mạng
  • Những người được chẩn đoán bị Ung thư sẽ quan tâm đến việc dùng các Vitamin và các chế phẩm bổ sung như thực phẩm chức năng, các thảo dược và các chiết xuất đang được dùng rộng rãi để tăng cường hệ thống miễn dịch và giảm tác dụng phụ của hóa trị và xạ trị.
  • Trong những câu chuyện hài hước với nhau, người ta luôn nhắc ăn sâu vào đầu chuyện “nước ngọt có ruồi giá 500 triệu đồng”.
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Nông sản hữu cơ phải được trồng trong điều kiện không sử dụng các chất hóa học và Thu*c trừ sâu. Nông dân phải sử dụng các phương pháp tự nhiên để khống chế các loại côn trùng và cỏ dại.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY