Bài thuốc dân gian hôm nay

Kinh nghiệm dân gian xử trí khi bị côn trùng đốt

Dân gian có những phương pháp trị liệu có thể xử trí ban đầu khi bị côn trùng cắn bằng những dược liệu tự kiếm tại chỗ khi chưa kịp chuyển nạn nhân tới các cơ sở y tế.
Trong điều kiện lao động sinh hoạt của bà con sinh sống ở làng bản vùng núi rừng, đặc biệt là vùng sâu vùng xa thường sống nhỏ lẻ, đường xá đi lại khó khăn nên khi gặp sự cố do các loại côn trùng cắn, đốt như ong, ve, bọ nẹt, sâu róm… nếu không được cứu chữa kịp thời dễ gây thương tổn cho sức khỏe nhiều khi còn nguy hiểm đến tính mạng. Dân gian có những phương pháp trị liệu có thể xử trí ban đầu khi bị côn trùng cắn bằng những dược liệu tự kiếm tại chỗ khi chưa kịp chuyển nạn nhân tới các cơ sở y tế.

Trị ong đốt: Ong ở nước ta có nhiều loại như ong muỗi, ong vàng, ong bò vẽ, ong đất, ong bò nâu, ong mật… Nhiều khi đang phát nương rẫy chạm vào tổ ong, nhất là có thêm mùi rượu càng làm ong tấn công mạnh. Do vậy khi bị ong tấn công cần tìm mọi cách để thoát khỏi khu vực có tổ ong. Nếu vẫn bị ong đốt có thể sử dụng một trong các cách sau đây.- Dùng vôi tôi (vôi ăn trầu) bôi vào nơi ong đốt. Hoặc lấy hạt và lá quất hồng bì giã nhuyễn đắp vào vết ong đốt. Cũng có thể lấy củ ráy dại cắt ngang một lát mỏng xát vào chỗ ong đốt hoặc lấy lá, dây, củ cây chìa vôi giã nhuyễn đắp vào nơi ong đốt.

Ve cắn:

Không tự ý rứt nó ra vì như vậy răng ve sẽ gãy còn lại gây đau buốt thậm chí còn kéo theo rách xước cả da thịt. Vậy cần dùng một trong các cách sau nhằm làm con ve tự nhả ra. Đó là lấy nước điếu đặc chấm vào miệng ve, nó sẽ nhả ra rơi xuống. Cũng có thể lấy que thép nung nóng dí vào con ve nó cũng nhả ra và rơi xuống, sau đó lấy vôi tôi xát vào nơi ve cắn.

Trường hợp trót rứt con ve ra, răng ve gãy còn lại trong da thịt gây đau nhức phát sốt. Như vậy cần lấy Thu*c lào tẩm nước điếu đặc rồi đắp vào nơi ve cắn băng giữ. Đồng thời dùng bài Thu*c gồm ké đầu ngựa 20g, vòi voi 20g, cỏ chỉ thiên 20g, bồ công anh 40g, rửa sạch, sắc lấy nước đặc chia 2 lần uống trong ngày và dùng như vậy đến khi khỏi hẳn mới thôi.

Bọ nẹt và sâu róm: Không may chạm da vào bọ nẹt hay sâu róm làm đau có thể sinh ngứa và tấy đỏ. Cần lấy ngay tóc rối xát vào nơi sâu róm chạm, hoặc lấy một nắm xôi hay cơm lăn đi lăn lại nhiều lần nơi da chạm vào nhằm làm lông của chúng dính hết vào cơm mà hết đau. Sau đó lấy rau má, rau khoai lang, khoai sọ mỗi thứ 1 nắm giã nhỏ mà xát vào chỗ ngứa. Cũng có thể bắt con bọ nẹt mổ lấy ruột xát vào nơi đau cũng khỏi.

Giời leo: Viêm da do loại côn trùng này cần phân biệt với zona (là do virut). Biểu hiện thường thấy trên da có những mụn nhỏ li ti và đau rát. kinh nghiệm dân gian">kinh nghiệm dân gian lấy gạo sống 1 nắm giã nhỏ trộn ít nước vừa nhão đắp vào nơi đau. Khi gạo nơi đắp khô lại nhỏ them chút nước vo gạo vào. Cũng có thể lấy đậu xanh một nắm giã nhỏ trộn với nước cơm đắp vào, khi khô lại lấy nước cơm nhỏ vào cho đậu đắp không bị khô. Hoặc lấy lá xoan leo một nắm rửa sạch giã nhỏ đắp vào, khi khô cũng cần lấy nước cốt lá xoan leo nhỏ vào để Thu*c luôn được ẩm.

Rết cắn: Dùng một trong các cách sau: lấy tỏi giã nát đắp vào nơi rết cắn rất nhanh khỏi đau nhức; Lấy rau sam rửa sạch giã nhỏ đắp vào vết thương. Lấy hạt vừng (mè) giã nhỏ đắp vào. Lấy củ cỏ gấu giã nhỏ đắp vào. Lấy lá bạc hà 1 nắm giã nhỏ đắp vào rất tốt. Lấy quả ngô ở ngọn cây giã nát đắp vào. Lấy hột mướp đắng (khổ qua) giã nhỏ cho vào mồm nuốt nước từ từ, sau đó bã đắp vào nơi rết cắn; hoặc dùng mướp đắng giã nát tẩm giấm đem đắp vào, cũng có thể ngậm nuốt nước từ từ rồi lấy bã đắp vào càng hiệu nghiệm. Dùng cọng khoai môn, tước bỏ vỏ, giã nhuyễn rồi trộn với cặn dầu dừa và vôi tôi đắp vào rất nhanh khỏi.

Ngoài ra lấy rau húng chanh (rau tần dày lá) rửa sạch giã nhuyễn trộn ít muối ăn đắp vào.

BS. HOÀNG XUÂN ĐẠI

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/xu-tri-con-trung-dot-n13202.html)
Từ khóa: con trung dot

Chủ đề liên quan:

con trung dot kinh nghiệm

Tin cùng nội dung

  • Sốc có thể do chấn thương, say nắng, mất máu, phản ứng dị ứng, nhiễm trùng nặng, ngộ độc, bỏng nặng hoặc các nguyên nhân khác. Khi một người bị sốc, các cơ quan trong cơ thể không nhận đủ máu hay oxy. Nếu sốc không được điều trị sẽ dẫn đến tổn thương cơ quan vĩnh viễn hoặc Tu vong.
  • Rửa vùng bị đốt bằng xà phòng và nước. Không nên cố kéo ngòi ra vì có thể khiến nọc độc giải phóng nhiều hơn. Nhập viện khi có biểu hiện khó thở, sưng môi hoặc họng, choáng, ngất...
  • Trầu còn có tên trầu không, trầu cay, trầu hương. Tên Hán là Phù lưu, Thược tương. Tên khoa học Piper Belte. Họ hồ tiêu.
  • Không khó đoán mục tiêu của đề tài hơi sốc này là nhắm đến những chàng trai trẻ định “học vượt” từ mấy cô gái bán hoa.
  • Xung quanh ta có nhiều thức ăn trở thành vị Thu*c quý. Nhân dân ta thường dùng mật ong, nghệ, trứng gà làm Thu*c chữa bệnh. Nhưng kết hợp 3 thứ thành bài Thu*c để chữa nhiều bệnh thì còn nhiều người chưa biết. Bạn hãy áp dụng kinh nghiệm sau để chữa trị khi người nhà có bệnh.
  • Với mục tiêu giảm số thủ tục, số giờ cho doanh nghiệp (DN) và người dân khi tham gia giao dịch với cơ quan BHXH...
  • Hầu hết bà vợ nào cũng yêu chồng, nhưng không phải ai cũng biết cách bày tỏ. Thử học hỏi kinh nghiệm của các bà vợ Phương Tây xem. Mạnh dạn lên, chồng mình mà, có gì mà ngại!
  • Hãy cẩn thận khi lựa chọn những loại trái cây có mẫu mã đẹp vì có thể chúng được tiêm chất kích thích, bảo quản.
  • Khoảng tốc độ đi xe máy ít hao tốn nhiên liệu nhất rơi vào dải từ 40 - 60km/h. Duy trì ổn định dải tốc độ này khiến xe bạn đi ít hao xăng hơn.
  • Dứa gai, tên khác là dứa dại, dứa gỗ... là một cây nhỏ, cao 1 - 2m. Thân có rễ phụ dài. Lá mọc tập trung ở ngọn, hình dải hẹp, cứng, mép và gân giữa có gai cứng. Cụm hoa gồm hoa đực và hoa cái. Quả to khi chín màu vàng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY