Tin tức hôm nay

Tin tức

SARS-CoV-2 biến chủng: Nguy cơ toàn cầu và kinh nghiệm đối với Việt Nam

Hơn một năm rưỡi sau khi được phát hiện, vi-rút SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19 đã gây ra bốn đợt dịch trên toàn cầu và với mỗi đợt dịch đều có một loại biến chủng chiếm đa số. Với hàng nghìn biến chủng được ghi nhận, các nhà khoa học đang chịu áp lực rất lớn trong việc phân tích biến chủng và chuẩn bị các kịch bản ứng phó khi vi-rút ngày càng biến đổi phức tạp.

Một vi-rút có thể gây đại dịch toàn cầu phải lây một cách dễ dàng từ người sang người. vi-rút sars-cov-2 gây bệnh covid-19 giai đoạn đầu được xác nhận là lây lan chậm và chỉ lây qua giọt bắn hoặc các tiếp xúc gần hay gián tiếp qua bề mặt. ðể có thể gây đại dịch, vi-rút cần phải đột biến tới mức có thể lây dễ dàng từ người sang người trong cộng đồng rộng lớn cũng như lây được ngay ở giai đoạn chưa có triệu chứng, điều này sars-cov-2 đã cho thấy mức độ lây lan nguy hiểm hơn rất nhiều so với giai đoạn đầu.

Các biến chủng hiện có của loài vi-rút này gồm: chủng b.1.1.7 (alpha), được phát hiện đầu tiên tại anh, sau đó lan khắp các quốc gia; hiện tại đây vẫn là chủng phổ biến nhất nhưng với sự xuất hiện chủng delta, chủng alpha dần bị thay thế. chủng b.1.351 (beta), được phát hiện tại nam phi vào tháng 12/2020, được cho là làm giảm hiệu quả bảo vệ của vắc-xin. chủng p.1 (gamma), được phát hiện vào đầu tháng 1 năm nay, tại brazil chủng này lưu hành mạnh và làm mất tác dụng của các vắc-xin thế hệ cũ. chủng b.1.617.2 (delta), được phát hiện tại ấn ðộ vào cuối năm 2020, nhanh chóng chiếm ưu thế và lây lan toàn cầu, đe dọa xóa đi những nỗ lực phòng, chống dịch tại nhiều quốc gia; chủng này hiện chiếm hầu hết các trường hợp nhiễm tại việt nam. chủng c.37 (lambda), được phát hiện tháng 12/2020 tại peru và chiếm tới 82% các trường hợp mắc mới tại đây, rồi lan ra khoảng 24 quốc gia, trong đó phổ biến tại nam mỹ. trong hai tháng gần đây, chủng này lan rộng với tốc độ cao và được tổ chức y tế thế giới (who) cảnh báo như một biến chủng đáng quan ngại.

Sự tăng tốc độ lây nhiễm không có nghĩa là bệnh nguy hiểm hơn. hiện tại, các vắc-xin có vẻ giảm khả năng phòng lây nhiễm của vi-rút nhưng khả năng bảo vệ trước thể nặng và nhập viện vẫn rất tốt. tuy nhiên, những biến chủng này khi xuất hiện đã nhanh chóng chiếm đa số và gạt những biến chủng khác sang một bên. số lượng ca bệnh tăng vọt làm quá tải hệ thống y tế và gián tiếp dẫn đến tăng tỷ lệ Tu vong.

Giống như các vi-rút rna khác, vi-rút sars-cov-2 không có cơ chế kiểm soát lỗi mỗi khi nó nhân lên. chính bởi lý do đó, cứ khoảng 1.000 lần nhân bản sẽ có một vị trí trên đoạn mã di truyền của vi-rút bị sai/hỏng. nếu sai sót đó có ý nghĩa, nó sẽ tạo ra một phiên bản mới của vi-rút và nếu đột biến đó đem lại khả năng lây lan dễ dàng hơn, nó sẽ nhanh chóng được phổ biến và thay thế cho phiên bản cũ, một biến chủng mới sẽ được hình thành.

Sự gia tăng của các biến chủng mới đòi hỏi các nhà khoa học cần nghiên cứu một cách thận trọng các biến chủng để hiểu biết hơn về chúng cũng như sớm phát hiện những biến chủng mới. một biến chủng mới cần phải được đánh giá xem: có lây dễ dàng hơn hay không; gây bệnh nhẹ hơn hay nặng hơn; có thể được phát hiện với các xét nghiệm hiện tại không; đáp ứng thế nào với các phương thức điều trị hiện tại; có làm thay đổi hiệu quả bảo vệ của vắc-xin không. tại nhật bản, các xét nghiệm giải trình tự vi-rút được làm thường xuyên và các báo cáo về sự thay đổi của vi-rút được đăng tải hằng tuần nhằm cảnh báo sớm.

Những quốc gia khống chế dịch kém chính là môi trường tốt cho các biến thể vi-rút, vi-rút có cơ hội để biến đổi và những biến chủng thông minh hơn ra đời. ðây là lý do hàng loạt quốc gia bị cấm bay đi/đến sau khi các biến chủng tại đó được báo cáo như anh, nam phi, brazil, ấn ðộ. thế nhưng, việc cấm tiếp nhận này thường là muộn khi mà các biến chủng mới đã kịp thâm nhập vào những quốc gia đích. ðây là lý do mà toàn cầu phải chung tay kiểm soát dịch chứ không có quốc gia nào độc lập với vi-rút được. việt nam suốt một thời gian dài được thế giới đề cao chính là nhờ những hành động quyết liệt nhằm khống chế dịch. một số quốc gia, vùng lãnh thổ cũng được biểu dương khác như ðài loan (trung quốc) với chiến lược cách ly và truy vết hiệu quả; singapore với hệ thống quản lý thông minh, truy vết và vắc-xin, hàn quốc với xét nghiệm tổng lực, truy vết và theo dõi ca bệnh; new zealand với quản lý cách ly và đóng băng vùng nguy cơ; australia với đóng cửa và phong tỏa ngắn ngày có giới hạn.

Thời gian qua, nhiều người đã nhắc đến hội chứng viêm phổi cấp nặng (SARS) - dịch bệnh đã quét qua toàn thế giới năm 2003 và MERS năm 2012. Mặc dù đã bị kiểm soát và biến mất nhưng rõ ràng nó cho thấy vi-rút corona gây SARS đã biến đổi và có khả năng lây dễ dàng từ người sang người. SARS-CoV-2 trở thành vi-rút gây đại dịch chính bởi vi-rút rất khó dự đoán. Một công tác được tiến hành thường xuyên trong các đợt dịch là theo dõi sự biến đổi gien của vi-rút bằng phương pháp giải trình tự gien. Và với những kết quả hiện tại, rất khó đoán định lúc nào thì vi-rút này trở thành như cúm mùa để con người có thể sống chung với nó. Và vì đến giờ điều này (vi-rút trở nên hiền hơn) vẫn chưa xảy ra, ta vẫn phải dùng hết khả năng để khống chế nó.

Một số ý kiến từ nước ngoài cho rằng biến chủng delta xuất hiện sẽ đặt dấu chấm hết cho sự may mắn của việt nam. thực ra, nói việt nam may mắn với các đợt dịch trước đây là không hoàn toàn chính xác. ðể có được những thành công đó ðảng, nhà nước, chính phủ đã vào cuộc hết sức kịp thời, quyết liệt, có những cam kết rất mạnh liên quan việc sẵn sàng ứng phó dịch. bộ y tế, các bộ, ban, ngành liên quan và các địa phương hiện đang triển khai nhiều biện pháp để ứng phó dịch. khi dịch xảy ra, các biện pháp quyết liệt đã được thực hiện như thành lập tổ truy vết trung ương hợp nhất hành động với hàng chục nghìn cán bộ truy vết các cấp trong cả nước. ngoài ra, điểm đặc sắc nhất là sự tham gia tích cực của các tổ covid cộng đồng. với hàng chục nghìn tổ covid cộng đồng, đây chính là chân rết, cánh tay nối dài của lực lượng phòng, chống dịch để từ đó phát hiện sớm nhất các trường hợp xâm nhập cũng như các trường hợp có triệu chứng tại cộng đồng, từ đó can thiệp đúng trọng điểm.

Sinh viên Trường đại học Kỹ thuật y tế Hải Dương lấy mẫu xét nghiệm cho người dân tại TP Hồ Chí Minh. Ảnh: DIỄM HẰNG

Bên cạnh tăng cường giám sát cộng đồng, giám sát dựa vào xét nghiệm là không thể thiếu. việc liên tục theo dõi và phát hiện các biến chủng mới cũng được giao cho các viện nghiên cứu thực hiện để bất cứ sự xâm nhập hay đột biến đáng kể nào xuất hiện cũng sẽ được kiểm soát và theo dõi, từ đó góp phần quan trọng vào thành công chung của chiến lược kiểm soát vi-rút tại việt nam.

TS, BS Phạm Quang Thái

(Viện Vệ sinh Dịch tễ T.Ư)

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo nhân dân (https://nhandan.com.vn/tin-tuc-y-te/sars-cov-2-bien-chung-nguy-co-toan-cau-va-kinh-nghiem-doi-voi-viet-nam-655809/)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY