Khoa học hôm nay

Kỳ công săn ảnh động vật hoang dã ở nơi nguy hiểm nhất thế giới

Nhiếp ảnh gia người Nga Andrey Gudkov đã ghi lại những khoảnh khắc đẹp của động vật hoang dã từ những nơi nguy hiểm nhất thế giới.

Mỗi bức ảnh động vật hoang dã lột tả được vẻ đẹp của mỗi loài

Chụp động vật hoang dã là vô cùng khó khăn đòi hỏi nhiếp ảnh gia phải có sự chuẩn bị đặc biệt và vô cùng kiên nhẫn. Chưa kể đến việc đầu tư tài chính cho các thiết bị chụp ảnh và điều kiện làm việc cực nhọc khiến nhiều người nhanh chóng nản chí.

Andrey Gudkov là một nhiếp ảnh gia động vật hoang dã người Nga, người thường xuyên có những chuyến thám hiểm đến những vùng xa xôi và nguy hiểm nhất của Indonesia và châu Phi như Borneo, Zambia và đảo Rinca để ghi lại những bức ảnh truyền tải vẻ đẹp cũng như tầm quan trọng của động vật hoang dã. Đặc biệt là đối với nhiều loài đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.

Để theo đuổi ước mơ trở thành một nhiếp ảnh gia động vật hoang dã, Andrey Gudkov đã phải vượt qua nhiều rào cản. Nhưng vì những giấc mơ đặt chân đến các vùng đất xa xôi hay cuộc gặp gỡ với nhiều loài động vật kỳ lạ thường xuyên xuất hiện trong đầu nên ngay khi được đi tự do đi lại giữa các quốc gia, ông đã đầu tư thiết bị chuyên nghiệp và theo đuổi con đường đã chọn.

Andrey Gudkov chia sẻ: "Chụp động vật hoang dã là thể loại mà tôi luôn theo đuổi. Người thầy của tôi là những album của các nhiếp ảnh gia động vật hoang dã nổi tiếng thế giới như Steve Bloom, Franz Lanting, Michael Poliza ...

Các tác phẩm của họ đã truyền cảm hứng và cho tôi động lực để sáng tạo. Tôi dần định hình phong cách của riêng mình qua nhiều lần mắc lỗi. Ban đầu, mọi thứ có vẻ đơn giản nhưng càng dấn thân tôi càng nhận ra thể loại này rất khó và kiến thức mình cần học hỏi là vô tận".

Theo Andrey Gudkov, chụp ảnh động vật hoang dã trong môi trường sống tự nhiên là một thể loại nhiếp ảnh rất phức tạp, đòi hỏi người chụp phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và tính cách đặc biệt.

Không chỉ đầu tư tài chính, nhiếp ảnh gia còn cần giải quyết các thủ tục để được chụp ảnh: thư gửi các quan chức, Giám đốc vườn quốc gia, mua giấy phép chụp ảnh ...

Ngoài ra, một nhiếp ảnh gia động vật hoang dã cũng phải hết sức kiên nhẫn và thận trọng, bởi vì chụp ảnh một con vật mà không tìm hiểu nghiêm túc trước về nó là điều gần như bất khả thi. Đôi khi, người chụp thậm chí phải dành đến 6,7 tháng để sẵn sàng cho một chuyến thám hiểm chỉ trong 3, 4 ngày, với cường độ làm việc 24 giờ liên tục cùng điều kiện sống tồi tàn.

Nếu chụp ảnh ở khu vực nhiệt đới, hãy chuẩn bị mọi phương án phòng tránh cho các bệnh nhiệt đới. Để có được khoảnh khắc đẹp, người chụp ảnh thế giới hoang dã thường phải dậy từ 4 giờ sáng, đi bộ 15km trong các khu rừng có độ ẩm lên tới 100% với 20kg hành lý sau lưng. Chính bởi điều kiện khắc nghiệt như vậy, nhiều người đã từ bỏ khi mới chỉ bắt đầu bước trên con đường này.

Andrey Gudkov tin rằng không có loài động vật nào đẹp hay xấu mà quan trọng nhất là tìm ra đặc điểm riêng của từng loài và truyền tải qua những bức ảnh.

Đôi mắt của con vật là một chi tiết rất quan trọng. Những trạng thái như kinh ngạc và sợ hãi, dịu dàng và quan tâm, phẫn nộ, thờ ơ, bối rối đều được thể hiện qua đôi mắt những cư dân của thế giới tự nhiên.

Nhiếp ảnh gia tâm huyết chia sẻ: "Trong vài năm qua, tôi đã đến thăm nhiều địa điểm xa xôi, nơi thiên nhiên vẫn còn lưu giữ vẻ đẹp nguyên sơ, chưa bị tác động bởi con người. Những nơi như vậy rất hoang sơ, địa hình hiểm trở. Thế giới xung quanh chúng ta đang thay đổi và nhiệm vụ của nhiếp ảnh gia động vật hoang dã là cố gắng thể hiện, gây ấn tượng với mọi người về những vẻ đẹp đang biến mất và sự đa dạng của các loài sinh vật trên thế giới."

Cùng chiêm ngưỡng những bức hình tuyệt vời do Andrey Gudkov kỳ công ghi lại ở những vùng đất nguy hiểm:

Mạng Y Tế
Nguồn: SoHa (https://soha.vn/ky-cong-san-anh-dong-vat-hoang-da-o-noi-nguy-hiem-nhat-the-gioi-20200814092251966.htm)

Tin cùng nội dung

  • Nhu cầu tiêu thụ về sừng tê giác ở Việt Nam và Trung Quốc đang theo cấp số nhân. Nếu vấn đề này không được giảm thiểu một cách hiệu quả thì sẽ không có cách nào để bảo vệ loài tê giác khỏi sự săn bắt và giết chóc đang ở mức cực kỳ báo động. Sự tuyệt chủng là cái kết không thể tránh khỏi.
  • Dinh dưỡng của thai nhi phụ thuộc hoàn toàn vào dinh dưỡng của mẹ. Sự thiếu hụt dinh dưỡng thường dẫn đến chậm phát triển trong tử cung, đẻ con thấp cân (dưới 2.500g) và cũng là điều kiện thuận lợi gây nhiễm độc thai nghén dẫn đến thai ch*t lưu.
  • Nhiễm sán, nhiễm khuẩn, ung thư,... là một trong số những hệ quả của việc ăn nội tạng động vật bẩn.
  • Khoảng 70% các bệnh truyền nhiễm tác động đến con người có nguồn gốc từ các loài hoang dã, trong đó có nhiều bệnh nguy hiểm như HIV/AIDS, SARS...
  • Thoái hóa xương khớp nói chung cũng như thoái hóa cột sống (hay gặp là đốt sống lưng và đốt sống cổ) là bệnh thường gặp.
  • Mặc dù đã có rất nhiều lời cảnh báo từ các cơ quan chức năng cũng như các chuyên gia dinh dưỡng về hậu quả của việc sử dụng các thực phẩm nội tạng không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
  • Tôi có thói quen thích ăn lòng lợn nhưng vừa rồi đi xét nghiệm máu, kết quả cho thấy tôi bị mỡ máu cao (dù không bị béo lắm).
  • Sử dụng các tuyến nội tiết của động vật như trâu, bò, dê, chó, lợn... để chữa các chứng bệnh có liên quan đến các vấn đề rối loạn nội tiết của cơ thể con người là một liệu pháp khá độc đáo của y học cổ truyền. Các tuyến nội tiết được người xưa chú ý đến là tinh hoàn, tụy, giáp trạng, thượng thận..., trong đó tinh hoàn và tụy là thông dụng hơn cả.
  • Nếu bạn hoặc con của bạn bị động vật cắn, hãy làm theo những hướng dẫn sau: Đối với vết thương nhẹ, nông, bạn hãy rửa sạch vết thương bằng xà phòng và nước.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY