Theo trang Science Alert, nhiếp ảnh gia Coyne đã ghi lại khoảnh khắc hiếm hoi đàn bơi dưới những con sóng ánh lên màu xanh lam ngoài khơi bờ biển Newport, California, Mỹ.
"Trong hành trình chỉ diễn ra trong vài giờ, chúng tôi chứng kiến đàn cá heo nhảy múa dưới những con sóng màu xanh lam đáng kinh ngạc. Dù việc ghi hình gặp nhiều khó khăn, nhưng đây là một trong những đêm kỳ diệu nhất mà tôi từng trải qua”, ông viết trên Instagram.
Các chuyên gia giải thích hiện tượng tạo nên khung cảnh đẹp mắt này được gọi là phát quang sinh học. Nó xảy ra khi phản ứng hóa học khiến ánh sáng phát ra từ sinh vật sống. Phát quang sinh học hiếm gặp ở động vật trên cạn và phổ biến hơn sâu, vì vậy việc ghi lại được những cảnh quay này đòi hỏi điều kiện hoàn hảo và một chút may mắn.
Ở các vùng ven biển, phát quang sinh học xảy ra ở các sinh vật cực nhỏ gọi là tảo đơn bào 2 roi. Những sinh vật biển nhỏ bé “phát sáng” này có cùng họ với các sinh vật phù du và khá nhạy cảm với bất kỳ chuyển động nào.
Chúng nhạy cảm đến nỗi khi bị kẻ săn mồi tác động, mỗi tế bào sẽ phát ra một tia sáng kéo dài tới 100 mili giây, giống như một chiếc chuông báo động để doạ kẻ săn mồi. Nếu cả 1 nhóm tảo tập trung lại với nhau, như trong video của nhiếp ảnh gia Coycone, “một màn trình diễn” phát sáng đẹp mắt sẽ xuất hiện.
Tảo đơn bào 2 roi sản xuất ra 2 chất tạo thành phản ứng phát sáng khi chúng giật mình, đó là enzyme luciferase và hợp chất luciferin. Chúng cùng nhau làm cho tảo phát sáng vào ban đêm khi gặp phải xáo trộn cơ học.
Chủ đề liên quan:
cá heo cảnh tượng chuông báo động đàn cá heo dưới biển Giải mã VIRUS: Kiểm soát Hải Vân kỳ diệu màn trình diễn màu xanh lam nhảy múa nhiếp ảnh gia phản ứng hóa học phát sáng sinh vật biển sinh vật phù du tấn công tàn sát và đỉnh núi cuối cùng COVID 19 không thể vượt qua vùng ven biển