Ngôi đền này được xây dựng vào giữa thế kỷ 17 và được dựng lại nhiều lần. Lúc mới xây dựng do cuộc sống người dân còn khó khăn nên đền Tử Nam được thiết kế bình thường. Càng về sau đền càng được mở rộng hơn.
Khi đến đây, người dân không chỉ cầu may, mong bình an mà còn để vay tiền. Đây là tập tục lưu truyền thì thời xưa. Người dân chỉ cần trên 18 tuổi, có giấy tờ tùy thân, nếu gặp phải cảnh túng thiếu có thể đến đây vay tiền mặt. Phía đền chùa sẽ cho tiền vào phong bì đỏ trao cho người vay. Người vay sau khi nhận phong bì đỏ thì tới quỳ lạy trước tượng Phật để tạ ơn.
Ảnh minh họa.
Người vay được vay 2 lần, lần 1 có thể vay 600 Đài tệ (500 nghìn đồng), lần 2 có thể vay 500 Đài tệ (hơn 400 nghìn đồng).
Số tiền này chỉ được dùng cho mục đích làm ăn, kiếm sống chứ tuyệt đối không được dùng để ăn chơi, nhậu nhẹt. Người vay cũng không phải trả ngay mà khi nào làm ăn khấm khá hơn thì mới phải quay lại gửi trả.
Thậm chí, để phục vụ các tín đồ, đền Tử Nam còn lập riêng một khu vực quản lý tiền cho vay và tiền gửi trả, hoạt động chuyên nghiệp như ngân hàng cỡ nhỏ. Tất cả các giao dịch đều được thực hiện bằng phương thức điện tử.
Trước đây từng có một tín đồ gặp khó khăn tới đây vay 600 đài tệ. khi gặp thời phất lên, người này đã quay lại và gửi công đức 2,9 triệu đài tệ (hơn 2,3 tỷ đồng).
Tại ngôi đền có một bức tượng mô phỏng một con gà mái cỡ lớn đúc bằng đồng, đặt trong khuôn viên đền chùa. các tín đồ tới đây thường chạm tay vào tượng với mong muốn sẽ gặp nhiều may mắn trong việc làm ăn.
Một số người làm ăn cũng tới đây vay tiền để “lấy may” sau đó vào một thời điểm thích hợp trong năm họ sẽ tới để trả lại.
Dịp đầu năm, ngôi đền Tử Nam trở thành địa điểm du xuân tâm linh của nhiều gia đình với mong muốn cầu một năm may mắn, tài lộc.
Theo Thể thao & Văn hóa
Link bài gốc Lấy link
https://saigonthethao.thethaovanhoa.vn/phu-nu-today/ky-la-ngoi-den-cho-nguoi-dan-vay-tien-bao-gio-kham-kha-hon-thi-tra.htmlTheo Thể thao & Văn hóa