Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Kỳ lạ những cặp song sinh dính liền sống rất lâu dù không mổ tách

Chung nhiều bộ phận cơ thể, thậm chí cả não, những cặp song sinh dính nhau này không được phẫu thuật tách rời nhưng vẫn sống thọ, thậm chí còn sinh con.

Song sinh dính liền là khi hai bé có da, cấu trúc hay một số cơ quan nội tạng dính với nhau. Tình trạng này xảy ra khi phôi thai chỉ phân chia một phần để phát triển thành 2 cá thể.

Sinh đôi giống hệt nhau (sinh đôi cùng trứng) xảy ra khi một trứng được thụ tinh, tách đôi ra và phát triển thành hai cá thể. 8 đến 12 ngày sau khi thụ thai, các lớp phôi sẽ tách ra để hình thành cặp song sinh cùng trứng, bắt đầu phát triển thành các cơ quan và cấu trúc cụ thể.

Người ta tin rằng khi phôi phân tách muộn hơn thế này – thường là trong khoảng từ 13 đến 15 ngày sau khi thụ thai. Quá trình phân tách dừng lại trước khi quá trình phát triển hoàn tất. Và kết quả là cặp song sinh dính liền nhau.

Một giả thuyết khác cho thấy 2 phôi riêng biệt bằng cách nào đó có thể hợp nhất với nhau trong quá trình phát triển ban đầu.

Việc mang thai song sinh dính liền rất phức tạp và làm tăng đáng kể nguy cơ các biến chứng nghiêm trọng. Các bé dính liền bắt buộc phải sinh bằng cách mổ lấy thai do khác biệt giải phẫu. Khoảng 40-60% cặp song sinh dính liền bị ch*t trước sinh, khoảng 35% sống sót trong vài ngày và chỉ có 5-25% các cặp song sinh dính liền sống sót đến khi trưởng thành.

Cũng như cặp song sinh khác, những đứa trẻ dính liền có khả năng sinh non. Và một hoặc cả hai có thể ch*t non hoặc ch*t ngay sau khi sinh. Các biến chứng tiềm ẩn phụ thuộc vào vị trí dính nhau.

Những ca song sinh dính liền dù không phẫu thuật tách vẫn sống sót kì diệuHầu hết các cặp song sinh dính liền sẽ được phẫu thuật tách đôi trong vòng 1 năm hoặc sau khi sinh hoặc khi khẩn cấp. Tỉ lệ thành công và sức khỏe của các bé cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Mặc dù vậy, vẫn có những cặp sinh đôi dù không được phẫu thuật tách đôi cũng vẫn sống khỏe mạnh đến bất ngờ.

Chang và Eng Bunker: Sống thọ 63 tuổi

Đầu tiên và nổi bật nhất phải kể đến cặp song sinh dính liền người Thái Lan Chang và Eng Bunker. Sinh ngày 11/5/1981, Chang và Eng Bunker dính nhau ở phần gan và ngực dưới. Theo tác giả Joseph Andrew Orser kể lại trong cuốn sách "Cuộc đời của Chang và Eng", ngày ấy, các nữ hộ sinh kinh hãi chứng kiến cảnh hai đứa trẻ dính với nhau ở phần eo. Người ta đã nghĩ những đứa trẻ dính nhau này là "động vật kỳ lạ", "quái lạ".

Mặc dù dính nhau như vậy nhưng cặp song sinh gần như là hai cá thể độc lập. Năm 18 tuổi, 2 người đến Mỹ. Tại đây, một bác sĩ tiến hành kiểm tra phần da thịt dính giữa hai anh em bằng chiếc kim để xác định độ nhạy cảm. Khi bác sĩ chọc kim gần phía người nào thì người đó mới có cảm giác đau. Chuyên gia cũng phát hiện khi một người nếm thử vị chua, người kia cũng cảm nhận tương tự, hoặc cù một người thì người kia cũng có cảm giác buồn.

Khi Chang và Eng Bunkerkết hôn, người ta lo lắng rằng, những đứa con nếu chào đời cũng sẽ bị dính liền giống cha chúng. Thế nhưng, thực tế thì họ vẫn kết hôn và có tổng cộng 21 người con.

Năm 1870, Chang bị đột quỵ khiến tê liệt phần cơ thể bên phải. Thời gian sau, sức khỏe của Chang yếu dần và ông qua đời vào đầu năm 1874. Hai tiếng rưỡi sau khi anh trai mất, Eng cũng ra đi.

Ronnie và Donnie Galyon: Qua đời ở tuổi 68

Cặp song sinh Ronnie và Donnie Galyon là cặp song sinh dính liền có tuổi thọ cao nhất. Cả hai đã qua đời tại Dayton, thuộc bang Ohio, vào sáng ngày Quốc khánh Mỹ (4/7) tại một nhà an dưỡng ở tuổi 68. Trong khi các cặp song sinh dính liền thường bị ch*t trong bụng mẹ hoặc có tuổi thọ không cao thì trường hợp của Ronnie và Donnie Galyon là một điều kì diệu.

Chào đời ngày 28 tháng 10 năm 1951, ở Ohio, Mỹ, Ronnie và Donnie Galyon là cặp sinh đôi dính nhau đối xứng bị dính ở phần bụng. Họ có 4 tay, 4 chân, tim và dạ dày riêng, nhưng chung bộ phận Sinh d*c; toàn bộ hệ tiêu hóa như đường ruột, trực tràng do não của Donnie kiểm soát.

Các bác sĩ đã cân nhắc phương án phẫu thuật tách rời cặp song sinh này, nhưng không khả thi do ca phẫu thuật phức tạp có thể đe dọa đến tính mạng của hai anh em.

Rosa và Josefa Blazek: Sinh con kỳ diệu

Rosa và Josefa Blazek là cặp song sinh dính liền sinh ra ở Skerchov, Bohemia (Cộng hòa Séc ngày nay) vào ngày 20/1/1878. Cả hai có chung các mô và sụn ở cả lồng ngực và đốt sống nên không thể thực hiện phẫu thuật tách rời.

Mặc dù là chị em song sinh nhưng Rosa và Josefa có tính cách hoàn toàn khác biệt. Rosa nói nhiều và dí dỏm, trong khi Josefa thì trầm tính và sống nội tâm. Hai chị em có sở thích khác nhau về thức ăn mặc dù họ có chung cảm giác, một người có thể ngủ ngay cả khi người kia thức và mỗi người có thể đói và khát vào những thời điểm khác nhau. Và trong khi Rosa muốn yêu đương nhưng Josefa lại phản đối.

Tuy nhiên, một điều bất ngờ đã xảy ra. Năm 1909, Rosa nói mình có thai và điều này đã gây sốc cho cả Josefa. Năm 1910, Rosa sinh con trai đặt tên là Franzl và hoàn toàn sinh thường. Cô là nữ song sinh dính liền duy nhất trong lịch sử sinh con.

Năm 1922, Josefa bị bệnh vàng da, nhanh chóng lan sang Rosa. Cặp song sinh đã qua đời vào ngày 30/3/1922 tại Chicago, thọ 44 tuổi.

Lori và George Schappell: Chung não nhưng sống theo cách riêng

Cặp song sinh người Mỹ Lori và George Schappell, chào đời ngày 18/9/1961. Năm nay 53 tuổi, hai chị em gái này là những cặp song sinh dính liền đầu sống thọ nhất và có tính cách rất khác nhau. Khi chào đời, cặp song sinh này đã chung nhau tới 30% mô não thùy trước và những mạch máu quan trọng. Điều này có nghĩa là hai người không thể tách rời nhau.

Mặc dù hoàn cảnh cực éo le song cặp song sinh này lại có cuộc sống độc lập và luôn hỗ trợ nhau trong cuộc sống. Lori từng có nhiều mối quan hệ còn em gái Dori lại muốn sống như... một người đàn ông. Năm 2006, George (tên ban đầu là Dori) đã chuyển giới thành nam, và sử dụng tên George.

Trong cuộc sống hàng ngày, Lori là người phụ nữ của gia đình còn George đóng vai trò là người trụ cột làm các công việc nặng. Hiện cả hai vẫn còn độc thân mặc dù trước đó Lori từng hò hẹn với một vài người.

Abby và Brittany Hensel: Cặp song sinh một thân 2 đầu

Sinh năm 1990, Abby và Brittany Hensel là cặp sinh đôi có chung một cơ thể nhưng có hai đầu riêng biệt. Họ có 2 bộ não với suy nghĩ cá nhân và trải nghiệm khác nhau chỉ trong một cơ thể.

Cứ tưởng là có mọi việc sẽ khó khăn vì có tới 2 "cơ chế điều khiển" cho một cơ thể nhưng thực tế Abby và Brittany Hensel lại sống khá bình thường. Do mỗi người điều khiển một nửa cơ thể nên cả hai phải học cách đồng loạt sử dụng các phần cơ thể tương ứng, ví dụ một việc đòi hỏi cả 2 tay, 2 chân.

Điều thú vị là mặc dù có những suy nghĩ cá nhân và cảm nhận khác nhau nhưng cả 2 đều đã thi đỗ và có bằng lái xe của mình cho dù họ phải thi một cách riêng biệt.

Pin và Pan: Không phẫu thuật vì muốn "sống cùng nhau"

Cặp sinh đôi Pin và Pan là cặp song sinh dính liền thân từ khi sinh ra, sống ở Nakhon Sawan, phía bắc Bangkok. Nếu phẫu thuật tách hai bé có nghĩa là phải bỏ đi một người để người kia có thể sống và phát triển bình thường. Tuy nhiên, tỷ lệ thành công là cực kì thấp.

Chính vì điều này mà gia đình không muốn thực hiện phẫu thuật tách rời cho 2 bé. Cho đến nay, Pin và Pang đã 7 tuổi và khỏe mạnh. Hai bé cho biết cả 2 muốn cùng nhau sống và hoạt động như một cơ thể. Pin và Pan thường tự làm mọi sinh hoạt cá nhân. Thậm chí, hai chị em còn có thể lên xuống cầu thang mà không cần ai giúp đỡ. Mặc dù sinh hoạt khó khăn nhưng hai bé vẫn vui vẻ, hạnh phúc.

Theo VTC News

Mạng Y Tế
Nguồn: Ngày nay (https://ngaynay.vn/khoa-hoc/ky-la-nhung-cap-song-sinh-dinh-lien-song-rat-lau-du-khong-mo-tach-176480.html)

Tin cùng nội dung

  • Thời gian gần đây em rất hay bị tê bì lòng bàn tay. Khi em cố gắng nắm chặt bàn tay lại thấy rất đau và nhức, và dù đã cố gắng nhưng em cũng không thể nắm chặt tay lại được. Những lúc như thế em không thể làm việc gì nặng. Em đi khám thì BS chẩn đoán em bị hội chứng ống cổ tay, cho em đeo nẹp. Em nghe nói ở TPHCM có phẫu thuật nội soi điều trị bệnh này, vậy em nên đến bệnh viện nào, đăng ký phẫu thuật luôn có được không? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Minh Khôi - Bình Thuận)
  • Chào bác sĩ, Cháu bị lệch sống mũi do va chạm cách đây 4 năm. Hiện cháu không tự tin khi giao tiếp vì chiếc mũi bị lệch 1 bên. Cháu muốn chỉnh mũi lại nhưng không biết nhiều thông tin về lệch sống mũi, phương pháp chữa lệch sống mũi nào giúp lành và tự nhiên nhất, nên khám chữa tại bệnh viện nào và giá cả là bao nhiêu? Mong nhận được hồi âm sớm từ BS. Cháu cám ơn BS nhiều! (Hùng Lê - hungle...@gmail.com)
  • Tôi 55 tuổi, bị đau lưng đã lâu, đi khám thì tìm ra bệnh thoát vị đĩa đệm. Tôi đọc báo thấy phẫu thuật nội soi cột sống, chỉ định cho các trường hợp thoát vị đĩa đệm vùng cột sống cổ, ngực và thắt lưng có rất nhiều ưu điểm do tính chất ít xâm lấn. Tôi muốn điều trị bằng phương pháp này thì nên đến đâu? Chi phí nghe nói là khá cao, cụ thể là bao nhiêu? Cảm ơn Mangyte! (Nguyễn Văn Duy - nguyen…@gmail.com)
  • Chào Mangyte, Mẹ cháu bị u nấm phổi và đang rất bi quan, vì vậy cháu muốn hỏi chi phí phẫu thuật và điều trị hết bao nhiêu tiền và tỉ lệ thành công có cao không, khoảng bao nhiêu %. Liệu sau khi phẫu thuật xong có bị tái phát lại không? Cháu xin chân thành cảm ơn,
  • Chào các bác sĩ trên mangyte.vn Xin bác sĩ cho em hỏi. Nếu như phẫu thuật cắt bao quy đầu mất 1 triệu tại nơi đăng kí BHYT thì nếu có BHYT sẽ được miễn giảm khoảng bao nhiêu phần trăm ạ.
  • Sau T*i n*n giao thông năm ngoái, anh tôi bị gãy xương cánh tay, tổn thương động mạch cánh tay. Hiện giờ tay phải của anh tôi có thể nhấc lên nhưng không co duỗi được, bàn tay bất động từ chỗ cổ tay trở đi. Tôi nghe nói bệnh viện ở TPHCM có thể phẫu thuật giúp bàn tay cử động được. Xin hỏi đó là bệnh viện nào và chi phí khoảng bao nhiêu? Nhờ Mangyte tư vấn giúp, anh tôi là thợ sửa điện lạnh, điều này quyết định cả tương lai của anh ấy. Cảm ơn mangyte rất nhiều! (Thanh Bình - Đồng Tháp)
  • Chế độ ăn uống sau khi phẫu thuật tim hở có thể giúp ngăn ngừa cơn đau tim và sự cần thiết phải phẫu thuật tim trong tương lai. Một điều quan trọng là cần làm giảm lượng mỡ cơ thể người bệnh bởi vì Thu*c có thể làm tăng lượng mỡ trong máu bệnh nhân. Tăng mỡ máu có thể gây tắc mạch, làm gia tăng cơ hội gặp nhiều rắc rối về vấn đề tim mạch sau này.
  • Ung thư và điều trị ung thư bằng các phương pháp như xạ trị, hóa trị...có thể gây ra các rắc rối cho cơ thể, kể cả việc ăn uống hằng ngày
  • Nghề y là một nghề đặc biệt vừa mang tính khoa học chính xác vừa có tính nghệ thuật, đó là sự tổng hợp các hoạt động thể lực...
  • Sau phẫu thuật, trẻ thường gặp vấn đề với các cơn đau nhưng thật may là có nhiều phương pháp để làm dịu các cơn đau này. Vậy phương pháp nào là hiệu quả, tốt nhất cho trẻ
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY