Tiến sĩ đỗ anh toàn, trưởng đơn vị can thiệp tiết niệu - Sinh d*c, bệnh viện bình dân, cho biết 3 tháng đầu triển khai kỹ thuật này đã tầm soát 35 bệnh nhân. trong đó, 21 ca sinh thiết lần đầu và 14 ca sinh thiết lại sau khi có kết quả sinh thiết cũ là không phát hiện tế bào ác tính trong mẫu thử.
"5 trong 14 người bệnh sinh thiết lần hai xác định ung thư tuyến tiền liệt, mặc dù kết quả lần đầu kiểm tra bằng kỹ thuật cũ chưa phát hiện bệnh", bác sĩ toàn chia sẻ.
Trước đây khi nghi ngờ bị ung thư tuyến tiền liệt, người bệnh được bác sĩ chỉ định nội soi bằng cách lấy ngẫu nhiên 12 mẫu mô bất kỳ ở vùng ngoại biên để chẩn đoán ung thư. khoảng 80% ung thư tuyến tiền liệt xuất hiện ở vùng ngoại biên, nên khi sinh thiết 12 mẫu mô, xác xuất cao sẽ tìm thấy tế bào ác tính. tuy nhiên có tỷ lệ nhỏ bỏ sót các tổn thương nghi ngờ ung thư giai đoạn sớm ở những vị trí khó tiếp cận.
"kỹ thuật mới cho phép hòa ảnh phim chụp mri trong lúc siêu âm, các bác sĩ có thể lấy đúng mẫu mô nghi ngờ để tránh bỏ sót các nhân ung thư tuyến tiền liệt", bác sĩ toàn phân tích. kết quả mri đa thông số giúp bác sĩ đánh giá các nguy cơ tại chỗ và di căn hạch.
Theo bác sĩ toàn, chụp cộng hưởng từ đa thông số là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh hiện đại, được ứng dụng cho phép xác định và đánh giá các nhân ung thư trong tuyến tiền liệt, nhất là loại có nguy cơ cao. kỹ thuật này giúp phát hiện ung thư giai đoạn sớm hoặc ung thư phát triển nằm sâu bên trong tuyến tiền liệt. người bệnh không phải lấy nhiều mẫu mô tuyến tiền liệt.
Kỹ thuật sinh thiết này đang được các Hội tiết niệu trên thế giới khuyến cáo và bác sĩ niệu khoa tại các nước phát triển ứng dụng.
Ung thư tuyến tiền liệt là bệnh lý ác tính thường gặp của hệ tiết niệu - Sinh d*c ở nam giới sau tuổi 50. nếu phát hiện sớm, ung thư còn khu trú trong tuyến tiền liệt, khoảng 85% người bệnh sống đến 10 năm.
Chủ đề liên quan:
bệnh nam giới chẩn đoán ung thư khám chữa bệnh kỹ thuật phát hiện sinh thiết ung thư tuyến tiền liệt ung thư ung thư tuyến ung thư tuyến tiền liệt