Ngoại Thần kinh hôm nay

Khoa Ngoại thần kinh còn gọi là khoa phẫu thuật thần kinh, giữ chức năng điều trị các bệnh lý liên quan đến yếu tố thần kinh bằng các phương pháp ngoại khoa, bao gồm phẫu thuật nội soi, vi phẫu thuật, can thiệp nội mạch, phẫu thuật tạo hình, mổ và cấy ghép. Các bệnh lý thường gặp của khoa Ngoại thần kinh như: u não, não úng thủy, thoát vị đĩa đệm, bệnh lý về chấn thương sọ não, đau dây thần kinh, dị dạng động tĩnh mạch, lún cột sống, ghép xương điều trị lao cột sống, dị dạng mạch máu não, khuyết sọ, túi phình mạch máu não, u dây thần kinh ngoại biên,...

Lạc tiên (Herba Passiflorae foetidae): Thuốc đông dược trị suy nhược thần kinh

An thần, giải nhiệt mát gan. Chủ trị: Suy nhược thần kinh, tim hồi hộp, mất ngủ, ngủ mơ.

Phần trên mặt đất đã phơi hoặc sấy khô của cây Lạc tiên (Passiflora foetida L.), họ Lạc tiên (Passifloraceae).

Mô tả

Đoạn thân rỗng, dài khoảng 5 cm, mang tua cuốn và lá, có thể có  lẫn hoa và quả. Thân và lá có nhiều lông. Cuống lá dài 3 - 4 cm. Phiến lá mỏng màu lục hay hơi vàng nâu, dài và rộng khoảng 7 - 10 cm, chia thành 3 thuỳ rộng, đầu nhọn. Mép lá có răng cưa nông, gốc lá hình tim. Lá kèm hình vẩy phát triển thành sợi mang lông tiết đa bào, tua cuốn ở nách lá.

Vi phẫu

Lá: Phiến lá gồm biểu bì trên, mô giậu, mô mềm và biểu bì dưới.  Biểu bì trên và dưới có lông che chở và lông tiết. Lông che chở đơn bào, nhỏ. Lông tiết có chân đa bào gồm nhiều dãy tế bào xếp thành hàng dọc, thon dần về phía ngọn, đầu đơn bào hình trứng, chứa chất tiết màu vàng.

Gân chính gồm biểu bì trên và dưới, mô dầy dưới biểu bì, mô mềm và ở giữa là bó libe-gỗ. Trong libe và rải rác trong mô mềm có tinh thể calci oxalat hình cầu gai có đường kính 7 – 12 µm.

Bột

Có nhiều lông che chở đơn bào, lông tiết đa bào còn nguyên hay bị gãy. Mảnh biểu bì có lỗ khí kiểu hỗn bào. Mảnh mô mềm hay libe có chứa tinh thể calci oxalat hình cầu gai. Mảnh mạch xoắn, mạch vạch.

Định tính

Lấy khoảng 20 g bột dược liệu cho vào bình nón 250 ml, thêm 100 ml ethanol 90% (TT), lắc đều và đun hồi lưu cách thuỷ khoảng 30 phút. Lọc, lấy dịch lọc chia đều thành 2 phần và cô cách thuỷ tới cặn khô.

Thêm vào phần cắn thứ nhất 10 ml n-hexan (TT) hoặc ether dầu hoả (TT), dùng đũa thuỷ tinh khuấy kỹ rồi gạn bỏ lớp dung môi. Làm như vậy thêm một lần nữa. Hoà tan cắn còn lại trong 4 ml ethanol 90% (TT), đun nóng nhẹ cho tan. Lọc, lấy 2 ml dịch lọc cho vào ống nghiệm, thêm ít bột magnesi (TT) rồi thêm từ từ 0,5 ml acid hydrocloric (TT). Lắc nhẹ. Dung dịch sẽ có màu đỏ cam.

Thêm vào phần cắn thứ hai 4 giọt amoni hydroxyd đậm đặc (TT) và 5 ml cloroform (TT), khuấy kỹ, lọc vào bình gạn 50 ml. Thêm vào bình gạn 4 ml dung dịch acid sulfuric 1% (TT). Lắc kỹ và gạn lớp acid vào ba ống nghiệm:

Ống nghiệm 1: Thêm 1 giọt Thuốc thử Mayer (TT) sẽ cho tủa màu trắng đục.

Ống nghiệm 2: Thêm 1 giọt Thuốc thử Bouchardat (TT) sẽ cho tủa đỏ nâu.

Ống nghiệm 3: Thêm 1 giọt Thuốc thử Dragendorff (TT), cho tủa vàng cam.

Độ ẩm

Không quá 13%.

Tro toàn phần

Không quá 2%.

Tro không tan trong acid hydrocloric

Không quá 2%.

Tạp chất

Tạp chất vô cơ: Không quá 0,5%.

Tạp chất hữu cơ: Không quá 1%.

Tỷ lệ vụn nát

Không quá 5%.

Tỷ lệ lá trên toàn bộ dược liệu: Không ít hơn 25%.

Chất chiết được trong dược liệu

Không dưới 18% tính theo dược liệu khô kiệt

Tiến hành theo phương pháp chiết nóng. Dùng  nước làm dung môi.

Chế biến

Thu hoạch vào mùa xuân, hạ. Cắt lấy dây, lá, hoa Lạc tiên, thái ngắn, phơi hoặc sấy khô.

Bảo quản

Để nơi khô, tránh mốc, tránh ánh sáng làm biến màu.

Tính vị, quy kinh

Cam, vi khổ, lương. Vào các kinh tâm, can.

Công năng, chủ trị

An thần, giải nhiệt mát gan. Chủ trị: Suy nhược thần kinh, tim hồi hộp, mất ngủ, ngủ mơ.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng 20 - 40 g, dạng Thuốc sắc. Ngoài ra có thể uống cao lỏng, siro, rượu Thuốc với lượng tương ứng. Nên uống trước khi đi ngủ.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/duocdiendongduoc/lac-tien-herba-passiflorae-foetidae/)

Tin cùng nội dung

  • Nguyên nhân gây suy nhược cơ thể thường do lao động nặng trong thời gian dài, ăn uống không đủ chất dinh dưỡng, sau khi ốm dậy, phụ nữ sau sinh nở và thời kỳ cho con bú,…
  • Mangyte -Suy nhược cơ thể do tỳ phế đều hư hay gặp ở người mắc bệnh mạn tính ở phổi và ở đường tiêu hóa.
  • Theo quan niệm y học cổ truyền thịt thỏ còn có tên thỏ nhục, vị ngọt, cay, tính bình, không độc, có tác dụng bổ trung ích khí, hoạt huyết giải độc, chống đau tê,
  • Cá cháy (họ cá trích) có nhiều ở vùng biển và cửa sông nước ta. Cá cháy ngon và rẻ, rất hợp túi tiền của các bà nội trợ.
  • Suy nhược cơ thể thường gặp ở người bị căng thẳng thần kinh kéo dài, người mới ốm dậy, mắc bệnh mạn tính, phụ nữ sau sinh...
  • Suy nhược cơ thể do phế khí hư hay gặp ở những người suy hô hấp do viêm phế quản mạn, tâm phế mạn, giãn phế quản, giãn phế nang…
  • Thục địa dùng cho các trường hợp âm hư huyết hư với các chứng trạng đau lưng mỏi gối, suy nhược cơ thể, ù tai điếc tai, đau đầu hoa mắt chóng mặt, thị lực giảm.
  • Em đang điều trị viêm loét dạ dày do HP, đã dùng xong đợt kháng sinh, nhưng em bị sút cân và suy nhược. Vậy em muốn truyền dịch (sinh tố) có được không? Em xin cảm ơn BS.
  • Theo Đông y, lục lạc ba lá có vị ngọt, hơi chát, tính mát, có tác dụng bổ can thận, sáng mắt ích tinh. Thân và lá có vị đắng, tính bình có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu.Cây lục lạc ba lá còn có tên gọi là cây sục sạc, rủng rảng, muồng phân, muồng lá tròn, dã hoàng đậu, chư thi đậu…, thuộc họ Cánh bướm Papilionaceae. Là loại cây mọc hoang ở nhiều nơi trên cả nước, thường mọc ven đường đi, bờ sông, đất hoang.
  • Suy nhược cơ thể có nhiều triệu chứng như: nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, giảm trí nhớ, hồi hộp, tim đập mạnh, tinh thần mệt mỏi, di tinh. Người cao tuổi thường hay mắc bệnh này, nhưng cũng có thể gặp ở người trẻ tuổi và trung niên.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY