Thẩm mỹ hôm nay

Khoa thẩm mỹ là một bộ phận của khối y học lâm sàng, dựa trên các chuyên môn nội khoa và ngoại khoa để can thiệp có chủ ý lên cơ thể nhằm mục đích làm đẹp, chủ yếu là diện mạo bên ngoài cùng một số cấu trúc bên trong cơ thể. Khoa Thẩm mỹ có thể phân chia thành: Nội thẩm mỹ và Phẫu thuật thẩm mỹ

Làm đẹp an toàn giữa “mê cung” thẩm mỹ

Nhiều sự cố đã xảy ra tại cơ sở phẫu thuật thẩm mỹ (PTTM) trên địa bàn TP.HCM gây hậu quả nghiêm trọng cho người bệnh, thậm chí dẫn đến Tu vong
Theo PGS.TS.BS. Lê Hành, Chủ tịch Hội PTTM TP. Hồ Chí Minh, nhu cầu thẩm mỹ phát triển quá nhiều, quá lớn, số người tham gia trong lĩnh vực thẩm mỹ cũng quá nhiều, bác sĩ có giấy phép cũng có, bác sĩ chưa có giấy phép cũng có, không phải bác sĩ cũng có, những người không là gì cả cũng có. Chính vì vậy, những tai biến liên quan đến thẩm mỹ chắc chắn sẽ khó tránh khỏi.

185 cơ sở chính thống “chống lại” hơn 10.000 cơ sở “chui”

Hiện nay, theo thống kê của Sở Y tế TP.HCM, trên địa bàn thành phố có 185 cơ sở khám chữa bệnh có loại hình PTTM, bao gồm: 7 bệnh viện công lập có khoa/đơn vị PTTM, 13 bệnh viện chuyên khoa PTTM tư nhân, 9 bệnh viện đa khoa tư nhân có khoa PTTM, 2 bệnh viện chuyên khoa tư nhân có đơn vị PTTM, 4 phòng khám đa khoa tư nhân có chuyên khoa PTTM và 150 phòng khám chuyên khoa PTTM. Với sự đa dạng về loại hình hoạt động, các cơ sở đã đáp ứng nhu cầu của người dân về phẫu thuật tạo hình - thẩm mỹ.

Tuy nhiên, trong buổi sinh hoạt hành chính của Hội PTTM TP.HCM ngày 31/8/2017, PGS.TS.BS. Đỗ Quang Hùng - Tổng Thư ký hội, đặt câu hỏi: “Ai sẽ quản lý hệ thống chăm sóc da và thủ thuật gây chảy máu tràn lan ở các con hẻm và đường phố (gần 10.000 cơ sở lớn nhỏ)? Ai sẽ thường xuyên quản lý bác sĩ có chứng chỉ hành nghề nhưng hoạt động quá chức năng? Ai sẽ quản lý bác sĩ có giấy phép hoạt động tại cơ sở phòng khám chỉ khu trú làm vùng mặt cổ? Rồi quảng cáo tràn lan trên mạng làm sao kiểm soát?”.

Ghi nhận tại phòng khám, BS. Quang Hùng cho biết, không ít lần ông được tiếp thị các sản phẩm làm trắng da hay tế bào gốc không rõ nguồn gốc, không nhãn mác. Những người tiếp thị sản phẩm này cho biết họ chỉ vừa học xong lớp 11 hay vừa tốt nghiệp lớp 12, không có một chuyên môn y khoa nào. Chưa kể, họ có thể đến tiếp thị tại những spa, những nơi chăm sóc da, chui vào từng ngõ ngách.

“Không chỉ có vậy, rất nhiều trang mạng quảng cáo đào tạo phun xăm, đào tạo chích botox, spa hợp tác với bác sĩ, đào tạo cắt mắt hai mí... Rất nhiều, rất nhiều... nhưng hầu như không phải là nhân viên y tế chuyên ngành thẩm mỹ. Rồi chúng ta có thể thấy được rất nhiều quảng cáo khác như cắt mí nội soi, cắt mũi nội soi, rồi mũi 3D, mũi 4D, mũi Sline... trong khi những từ ngữ như 3D hay 4D trên y văn thế giới không tồn tại”, BS. Quang Hùng nói.

BS. Hùng cũng đã tiếp nhận rất nhiều trường hợp biến chứng hay tai biến sau PTTM, như một cô gái còn rất trẻ chừng 28 tuổi bị hoại tử ngực sau khi tiêm filler, hoặc một trường hợp bị bít hai lỗ mũi, không thở được sau ca lấy sụn xương sườn để nâng mũi ngay tại một thẩm mỹ viện. Bệnh nhân quá liều vì nếu không khéo, bệnh nhân có thể bị thủng phổi.

“Một bác sĩ thẩm mỹ có đủ kiến thức và chuyên môn sẽ biết được Thu*c nào nên dùng ngoài da, loại filler nào có thể tiêm vào người. Tôi từng phải xử trí một ổ áp-xe do một bác sĩ của một bệnh viện thẩm mỹ ở Hòa Bình (Bạc Liêu) sử dụng Thu*c vốn sử dụng ngoài da tiêm vào cơ thể. Hoặc, hiện nay, phẫu thuật nâng ngực trung bình khoảng 50 triệu đồng, nhưng theo nhiều nơi chào giá tiêm filler nâng ngực chỉ chừng 10 triệu đồng. Giá quá “tình thương... mến thương” nên không ít người bị mê hoặc và dẫn đến nhiều hậu quả đáng tiếc”, BS. Hùng khuyến cáo.

“Cò” cũng là một vấn nạn trong ngành thẩm mỹ. Theo đó, đây là lực lượng quan trọng, thậm chí quyết định lượng bệnh nhân của một số cơ sở với lợi nhuận vô cùng đáng kể 10-20-30% và thậm chí hơn cả chi phí phẫu thuật. Vấn đề đặt ra là bệnh nhân chưa chắc đã gặp được bác sĩ tốt nhất. Bác sĩ cũng không cần, không có thời gian gặp bệnh nhân. Chỉ định mổ đã được “cò” cho sẵn. Bệnh nhân không được tư vấn kỹ, chăm sóc đúng mức trước và sau mổ...

Hãy biến mình thành bệnh nhân an toàn!

Tai biến và biến chứng trong PTTM là vấn nạn không chỉ riêng tại Việt Nam. Từ kinh nghiệm khám và PTTM mũi, BS. Lê Hành chia sẻ: “Hiện nay, số lượng ca phẫu thuật chỉnh sửa mũi lần hai, lần ba tăng lên rất nhiều. Trước đây tỷ lệ sửa chữa lại những biến chứng khoảng 5% trên tổng số ca phẫu thuật mũi của tôi. Năm 2014 là 20%, 2015 tăng lên 25%, đến 2016 là 30% và chỉ trong 6 tháng 2017, con số này đã là 35%”.

Theo BS. Lê Hành, nguyên nhân phần lớn là do bác sĩ có giấy phép hành nghề không tuân thủ luật hành nghề, hành nghề quá chức năng; bác sĩ không giấy phép vẫn hành nghề; bác sĩ chưa được đào tạo cũng hành nghề. Đặc biệt nhiều nơi hành nghề trong cơ sở không an toàn, không đủ phương tiện cấp cứu như nhà riêng, khách sạn. Không phải bác sĩ cũng hành nghề thẩm mỹ như y tá, chăm sóc da, làm móng, spa, người mẫu, người “đẹp”... Các cơ sở đó lại kết hợp với bác sĩ nước ngoài không giấy phép từ Hàn Quốc, Thái Lan, Mỹ...

“PTTM đa số là an toàn vì được thực hiện ở lớp nông, ngoài da, mô dưới da, không vào nội tạng, độ tổn hại thấp, về nguyên tắc nó không nặng đến độ gây ch*t người. Tuy nhiên, đã là phẫu thuật nên nó cũng có những tai biến chung của mọi loại phẫu thuật như: tai biến của gây mê, trúng độc Thu*c tê - Thu*c mê, đường thở, chảy máu, nhiễm khuẩn, thuyên tắc phổi - não do huyết khối... Nghiêm trọng nhất đối với PTTM là tai biến do cơ địa, do những bệnh tiềm tàng có sẵn trên người bệnh như đái tháo đường, tăng huyết áp, thiếu máu cơ tim, rối loạn đông máu, ngưng thở khi ngủ, suy giảm miễn dịch, cơ địa dị ứng với Thu*c, thai sản... mà PTTM là cơ hội bùng nổ. Những ca mổ trên bệnh nhân kèm bệnh nếu được chuẩn bị chu đáo, cẩn thận thường sẽ không có tai biến”, BS. Lê Hành nhấn mạnh.

Vì vậy, hãy biến mình thành bệnh nhân an toàn khi bước vào một cuộc PTTM. Theo khuyến cáo của các chuyên gia hàng đầu ngành PTTM TP.HCM, bệnh nhân phải hiểu rõ tật bệnh của mình và khai báo cho bác sĩ biết như: những chữa trị đã có trên vùng sắp được mổ (mổ mấy lần, ai mổ, lý do mổ lại, kỹ thuật nào - phí mổ); bệnh nhân có những mong ước cụ thể, khả thi; bệnh nhân tuân thủ quy trình phẫu, thủ thuật. Nhờ đó, biến chứng mà biết trước để đề phòng, nguy hiểm sẽ giảm đi một nửa.

Về phần bác sĩ cần phải nhạy bén lâm sàng, phát hiện những bất thường tiềm ẩn, sau đó tư vấn kỹ, chỉ định cho bệnh nhân làm các xét nghiệm tiền phẫu thông thường và xét nghiệm đặc hiệu tùy vào bệnh căn, bệnh sử.

An Quý

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/lam-dep-an-toan-giua-me-cung-tham-my-n135954.html)

Tin cùng nội dung

  • Tập thể dục đúng cách rất có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, khi tuổi càng cao, người cao tuổi càng có xu hướng ít vận động, một phần do lo ngại nguy cơ chấn thương. Vậy người cao tuổi nên tập thể dục sao cho an toàn?
  • Tuổi càng cao, con người càng có xu hướng muốn gần nhau hơn trong đó bao gồm cả mong muốn một đời sống T*nh d*c có chất lượng.
  • Sinh hoạt hàng ngày của người cao tuổi thường bị ảnh hưởng của bệnh tật, sự suy yếu của các chức năng cơ thể. Khả năng nhìn- nghe kém, gân cốt suy nhược khiến bước đi không vững; phản ứng chậm, dễ bị ngã; trí nhớ kém khiến dễ uống nhầm Thu*c hoặc nhầm liều lượng,...
  • Từ xa xưa nhân dân ta đã biết nhuộm màu thực phẩm từ những nguyên liệu thực vật như gấc, nghệ, dành dành, ớt, cà chua... để tạo ra tính hấp dẫn cho món ăn và làm tăng cảm giác ngon miệng.
  • Các món nướng như thịt xiên nướng, chân gà nướng, lòng nướng, nầm nướng… luôn được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, theo Cục vệ sinh an toàn thực phẩm, món nướng hiện nay không được các nhà dinh dưỡng học khuyến khích dùng vì bị liệt vào loại thức ăn cần cảnh giác trong phòng chống ung thư.
  • (Mangyte) - Em thấy cổ họng đau nhưng chưa dám uống Thu*c vì phải chờ kết quả xem có thai hay không.
  • Bơi lội luôn được xem là một hoạt động hè mà các em thiếu nhi thích nhất. Để giúp trẻ có được một mùa hè thật vui khỏe, bổ ích, phụ huynh cần tạo cho trẻ một môi trường bơi lội trong lành và an toàn.
  • Trong những câu chuyện hài hước với nhau, người ta luôn nhắc ăn sâu vào đầu chuyện “nước ngọt có ruồi giá 500 triệu đồng”.
  • Thú nuôi yêu quý chúng ta một cách vô điều kiện. Chúng mang đến những điều tuyệt diệu – về tinh thần lẫn thể chất. Chăm sóc thú cưng làm cho cuộc sống chúng ta trở nên thêm giá trị, bớt cô đơn, thậm chí làm giảm nhịp tim và huyết áp cho một số người.
  • Tia X trong chụp X quang là một loại tia xạ dùng để ghi lại hình ảnh của xương và các cơ quan. Tia X có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở thai nhi mặc dù với tỉ lệ thấp.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY