Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Làm sao để giảm vòng eo bụng?

Để giảm được lượng mỡ thừa giúp thon lại vòng eo bụng, bạn nên thực hiện những nguyên tắc sau:
Hỏi: Tôi năm nay 27 tuổi. Công việc của tôi phải đi lại lên xuống thang lầu rất nhiều, nhưng vòng eo của tôi vẫn không nhỏ. Tôi đã ăn kiêng nên ăn rất ít trong mỗi bữa ăn, vậy mà vòng eo bụng của tôi vẫn không giảm được tí nào...

(Lý Triệu Ngọc Liễu - Vũng Tàu)

Trả lời: Bụng, hông, đùi là những vùng tích trữ mỡ tự nhiên của cơ thể, khi có năng lượng dư thừa, ngay lập tức cơ thể sẽ chuyển chúng sang dạng năng lượng dự trữ hay còn gọi là mỡ và đưa về các khu vực nêu trên. Trong đó, bụng được xem là khu vực ít hoạt động của cơ thể, do đó, cơ bụng thường yếu và không săn chắc. Đây là điều kiện khiến mỡ tập trung nhiều ở khu vực này.

Tuy bạn ăn ít và đi lại nhiều nhưng theo kinh nghiệm rất có thể tổng lượng calo bạn dung nạp vào cơ thể vẫn chưa thấp hơn tổng lượng calo cơ thể bạn tiêu hao trong ngày. Do đó cơ chế tự đốt cháy mỡ thừa không diễn ra do cơ thể không bị thiếu hụt năng lượng.

Mỗi người có một cơ địa khác nhau, việc ăn ít theo quan niệm của bạn chưa chắc đã đúng với nhu cầu thực chất của cơ thể.

Để giảm được lượng mỡ thừa giúp thon lại vòng eo bụng, bạn nên thực hiện:

Giữ nguyên chế độ ăn hiện tại và tăng cường các hoạt động thể chất, đặc biệt các bài tập giúp cơ bụng săn chắc và khỏe mạnh, nên đến câu lạc bộ, ở đó sẽ có sự hướng dẫn bạn tập đúng cách; như vậy sẽ hạn chế được lượng mỡ tích trữ ở khu vực này.

Hạn chế các thức ăn nhiều dầu mỡ, đường bột, nên ăn nhiều đạm, rau xanh, trái cây ít ngọt và những thực phẩm giàu chất xơ như ngũ cốc nguyên cám, táo, dưa leo…

BS.CKI. TRẦN QUỐC LONG

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/lam-sao-de-giam-vong-eo-bung-n103300.html)

Tin cùng nội dung

  • Nguyên nhân gây tiêu chảy mạn tính có thể do kém hấp thu trong loạn khuẩn đường ruột do lạm dụng kháng sinh; tổn thương niêm mạc ruột do viêm mạn; thiếu enzym tiêu hóa; nghiện rượu; ung thư đường ruột; bệnh lý gây rối loạn chuyển hóa như trong đái tháo đường, xơ gan... Ăn uống có vai trò quan trọng trong điều trị tiêu chảy mạn.
  • Khi bị suy tim bệnh nhân sẽ khó thở (thở nhanh), gan to, phù 2 chi dưới. Trường hợp nặng có thể phù toàn thân. Do vậy, chế độ ăn nhạt, không ăn muối, uống ít nước là điều quan trọng trong điều trị suy tim.
  • Chế độ ăn kiêng nhanh là một kế hoạch giảm cân hứa hẹn những kết quả nhanh chóng. Những chế độ ăn kiêng này thường không có kết quả trong việc giảm cân lâu dài và không lành mạnh.
  • Chế độ ăn kiêng không có gluten - là một loại protein có trong lúa mì, lúa mạch đen, lúa mạch và tiểu hắc mạch. Người mắc bệnh celiac thì không nên ăn gluten.
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Chế độ ăn ít purine được bác sĩ khuyên áp dụng nếu bạn mắc bệnh gút hoặc tăng acid uric máu. Áp dụng chế độ ăn ít purine giúp giảm đau, tấy đỏ và nhức ở các khớp xương.
  • Chế độ ăn DASH là chế độ ăn ngăn ngừa cao huyết áp. Chế độ ăn DASH tuân thủ theo các nguyên tắc như sau: Ít muối, chất béo bão hoà, cholestorol và các chất béo khác....
  • Chế độ ăn low-carb cắt giảm lượng calo từ đường và tinh bột. Những người ăn low-carb ăn ít bánh mì, mì ống, khoai tây, gạo và các loại ngũ cốc. Họ trường ăn nhiều rau, thịt, cá, pho mát, trứng và các loại hạt.
  • Ăn chay - Làm sao để có đủ dưỡng chất cần thiết. Ăn chay có nghĩa là gì? Vì sao nhiều người chọn ăn chay? Điều này có thể mang lại những lợi ích và những hạn chế gì?
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY