Bạn nên biết hôm nay

Làm thế nào uống rượu bớt độc

Dịp Tết tôi phải uống nhiều rượu do họ hàng, bạn bè mời. Xin hỏi bác sĩ sau khi uống làm thế nào để giảm bớt chất độc có trong rượu? (Minh Tùng, 35 tuổi, Đà Nẵng)

Trả lời:

Uống rượu mức vừa phải có thể giúp tăng cường giao tiếp xã hội, tuy nhiên gần như không có ích lợi nào cho sức khỏe. các khuyến cáo về dinh dưỡng mới nhất cũng nêu rõ không nên uống rượu hoặc tăng lượng rượu đang uống theo thói quen.

Uống rượu ở mức vừa phải được định nghĩa là một đơn vị cồn ở nữ và hai đơn vị cồn ở nam. Một đơn vị cồn tương đương 10 g cồn nguyên chất chứa trong dung dịch uống, tương đương 355 ml bia hoặc 148 ml rượu vang hoặc 44 ml rượu mạnh (40%).

Uống rượu nhiều được định nghĩa là nhiều hơn ba đơn vị cồn trong ngày hoặc hơn 7 đơn vị cồn trong trên 65 tuổi và hơn 4 đơn vị cồn trong ngày hoặc hơn 14 đơn vị cồn trong tuần ở nam từ 65 tuổi trở xuống.

Uống rượu nhiều dẫn đến các nguy cơ như ung thư (ung thư vú, miệng, họng, thực quản, gan...); viêm tụy; đột tử nếu có bệnh tim mạch kèm, tổn thương cơ tim (bệnh cơ tim do rượu) dẫn đến suy tim, đột qụy, tăng huyết áp; bệnh gan; T* t*; T*i n*n nghiêm trọng...

Do đó cần hạn chế tối đa việc uống rượu bia. để giảm bớt độc hại, cần uống nhiều nước. rượu làm cơ thể mất nước nên sau khi uống nên tiêu thụ nhiều nước để bù lại lượng mất.

Trong khi uống nên ăn nhiều trái cây, rau xanh giúp cung cấp các vitamin tan trong nước (là các vitamin dễ bị mất trong quá trình mất nước do rượu). Các vitamin này cũng cần thiết cho hoạt động chuyển hóa rượu của cơ thể.

Ăn thực phẩm giàu protein như trứng, đậu, thịt, cá để hỗ trợ quá trình chuyển hóa cồn trong cơ thể, tránh thực phẩm chế biến sẵn.

PGS. TS. BS Lâm Vĩnh NiênTrưởng khoa Dinh dưỡng - Tiết chế Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/lam-the-nao-uong-ruou-bot-doc-4422040.html)

Tin cùng nội dung

  • Ngày Tết là dịp có đầy đủ các yếu tố làm cho cơn đau dạ dày có điều kiện thuận lợi tái phát nếu người bệnh không thực hiện các chế độ ăn uống và sinh hoạt chặt chẽ.
  • Từ xa xưa, chúng ta thường quan niệm: “Xuân về không rượu chẳng có Xuân”. Nhưng nếu “ vui quá chén” không biết tự bảo vệ sức khỏe sẽ không có được niềm vui trọn vẹn trong dịp tết.
  • Giáng sinh và Tết dương lịch sắp đến, chắc chắn ai cũng đã có dự định tham gia tiệc tùng với gia đình, bạn bè và việc từ chối uống rượu bia gần như không thể. Những bí quyết dưới đây sẽ giúp bạn ít mất sức nhất sau những ngày nghỉ.
  • Nhiều người giải độc cơ thể bằng cách uống nhiều nước, ăn thật nhiều trái cây, rau xanh, xông hơi... Tuy nhiên, thải độc không đúng cách sẽ làm hại cơ thể.
  • Theo Y học cổ truyền, xuyên tâm liên có vị đắng, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết, tiêu thũng chỉ thống.
  • Cà chua là loại quả quen thuộc được dùng làm thực phẩm. Cây cà chua thân tròn, phân cành rất nhiều, mùa quả chính là mùa đông và mùa xuân. Quả cà chua khi chín có màu đỏ tươi chứa rất nhiều vitamin A. Theo Đông y, cà chua tính bình, vị chua, hơi ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lương huyết, tăng tân dịch, chống khát nước, giúp thông tiểu tiện và tiêu hóa tốt.
  • Sở dĩ cây có tên nọc sởi, vì bản thân cây này có tác dụng giải độc rất tốt khi bị lên sởi, nghĩa là làm hết cái “nọc” của bệnh sởi. Cây nọc sởi có ở nhiều nơi trong nước ta, từ đồng bằng đến trung du và miền núi.
  • Poison là thuật ngữ tiếng Anh dùng để chỉ chất độc hay Thu*c độc gây hại, tạo bệnh hoặc gây Tu vong cho con người sau khi bị trúng độc. Liên quan đến hợp chất này, tạp chí Discover của Mỹ vừa cập nhật 9 khám phá mới lạ về chất độc và cách giải độc.
  • Nếu bạn thường xuyên uống rượu nhiều hơn giới hạn cho phép, hãy thử những mẹo đơn giản sau nhằm giúp bạn giảm đi điều đó.
  • Huyền sâm hay còn gọi là hắc sâm (Scrophularia buergeriana Miq.), đều chỉ một cây Thu*c, cho một vị Thu*c là rễ của nó (Radix Scrophulariae) có màu đen, từ ngoài vào trong.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY