Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Lần đầu phát hiện nCoV trong não tủy bệnh nhân

Trung Quốc-Nam bệnh nhân 56 tuổi nhiễm nCoV, phát triển các triệu chứng liên quan đến suy giảm ý thức.

Bệnh nhân nhập viện ngày 24/1. Các bác sĩ tại Bệnh viện Ditan Bắc Kinh giải trình tự gene trên các mẫu dịch não tủy của bệnh nhân và phát hiện dịch não tủy có chứa nCoV. Kết quả cho thấy nCoV xâm lấn hệ thần kinh trung ương, giống như SARS và MERS từng gây ra.

Đây là trường hợp đầu tiên chứng minh nCoV có thể xâm nhập hệ thống thần kinh trung ương của người. Nghiên cứu trước đây cho thấy nCoV có thể tấn công nhiều cơ quan, gồm thận, gan, tim... nhưng chưa có bằng chứng virus xâm nhập vào hệ thần kinh trung ương. Bệnh nhân sẽ mắc cùng lúc viêm phổi và viêm não.

Sau khi điều trị viêm não, các triệu chứng thần kinh của bệnh nhân dần biến mất. Ông được xuất viện sau một thời gian điều trị. 

Các bác sĩ kiểm tra CT scan một bệnh nhân nhiễm nCoV tại Bệnh viện Tongji, Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc ngày 3/2. Ảnh: China Daily

Bác sĩ Liu Jingyuan, trưởng khoa ICU, Bệnh viện Ditan Bắc Kinh, người trực tiếp điều trị, cảnh báo một khi bệnh nhân Covid-19 bị phát hiện rối loạn ý thức, các bác sĩ cần tiến hành xét nghiệm dịch não tủy kịp thời, xem xét nguy cơ nhiễm trùng hệ thần kinh, tránh trường hợp chẩn đoán chậm trễ gây Tu vong.

Một tuần trước, các nhà nghiên cứu Trung Quốc cũng cảnh báo nCoV có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh. Nhóm này do bác sĩ Hu Bo, Bệnh viện Union - Đại học Khoa học và Công nghệ Huazhong đứng đầu cho biết 30% trong số 214 bệnh nhân mà nhóm nghiên cứu có các triệu chứng bất thường trong hệ thần kinh. Tỷ lệ này lên tới 45,5% ở các bệnh nhân nguy kịch.

Giới chức y tế Trung Quốc trước đó cũng cho rằng nCoV có thể phá hủy các cơ quan khác ngoài phổi, gồm cả mô não. Kết luận nCoV xâm nhập vào hệ thần kinh trung ương được đưa ra còn dựa trên kết quả khám nghiệm tử thi bệnh nhân Covid-19.

Thúy Quỳnh (Theo Xinhua)

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/suc-khoe/lan-dau-phat-hien-ncov-trong-nao-tuy-benh-nhan-4064777.html#box_comment)

Tin cùng nội dung

  • Em được biết, ngôi sao Hollywood Angelina Jolie chấp nhận cắt bỏ bầu ngực để loại trừ nguy cơ ung thư vú có thể di truyền từ gia đình. Trường hợp của em, cả mẹ và dì em đều bị ung thư vú. May mắn phát hiện rất sớm, điều trị ngay từ giai đoạn đầu. Em (nữ, 24 tuổi), muốn tầm soát bệnh thì nên làm các xét nghiệm gì, ở đâu, chi phí là bao nhiêu? Nhờ Mangyte tư vấn giúp. Em cảm ơn nhiều.
  • Đứng bên bờ sinh tử, nhiều ca bệnh bắt buộc phải phẫu thuật sớm, nhưng nghiệt ngã thay, các bác sĩ lại gặp khó khăn vì người nhà bệnh nhân thà đưa người thân về… chờ ch*t chứ không chịu mổ xẻ. Người thầy Thu*c phải làm sao?
  • Chú tôi được phẫu thuật tim ở TPHCM và từ nay về sau phải uống Thuốc chống đông máu. Bữa trước mưa lớn, nhà dột làm ướt toa Thuốc và tờ giấy ghi lời dặn của bác sĩ, mà chú thím tôi lớn tuổi nên không nhớ hết. Tôi muốn hỏi kỹ lại về Thuốc này và chế độ ăn uống, sinh hoạt của chú tôi thì phải hỏi ở đâu? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Nguyễn Văn Thành – Cai Lậy, Tiền Giang)
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Nhiễm ấu trùng sán dải heo hệ thần kinh trung ương (hay còn gọi là nhiễm ấu trùng sán lợn hệ thần kinh trung ương – Neurocysticercosis) là bệnh ký sinh trùng phổ biến nhất của hệ thần kinh và là nguyên nhân chính của bệnh động kinh ở các nước đang phát triển. Đây cũng là một vấn đề trong các nước công nghiệp vì sự nhập cư của những người lành mang trùng từ các vùng dịch tễ.
  • Viêm phổi thường gây ra bởi vi khuẩn hoặc virus. Cũng có thể do nấm hoặc những hóa chất hít vào phổi.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Viêm phổi là hiện tượng nhiễm khuẩn cấp tính ở phổi, do nhiều nguyên nhân gây nên. Ở nước ta, viêm phổi chiếm khoảng 12% các bệnh về phổi.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY