Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Lãnh đạo viện Virus học tại Đức: Phì cười về tỷ lệ gây đột biến của SARS-CoV-2 và lạc quan về vắc xin chống Covid

Tại sao ở một số khía cạnh Sars-CoV-2 cũng chỉ bình thường? Vì sao chúng ta có thể lạc quan về nghiên cứu vắc xin? Chuyên gia sẽ giải thích về những điều này.

Một con virus làm thay đổi thế giới.

SPIEGEL: Thưa bà Ciesek, bà sẽ mô tả con SARS-CoV-2 như thế nào cho một người mà mấy tháng qua không biết gì về chuyện này?

Ciesek: Một con virus đã gây ra đại dịch từ tháng 12/2019. Con virus này rất dễ lây nhiễm và có thể lan truyền từ người không có triệu chứng bệnh.

Mặc dù nhiều người và đặc biệt là trẻ em trong phần lớn các trường hợp đều không bị bệnh nặng, tuy nhiên đã có hàng trăm nghìn người trên thế giới bị Tu vong vì căn bệnh có tên là Covid-19. Nó ảnh hưởng tới phổi, nhưng các cơ quan khác cũng bị tổn thương.

SPIEGEL: Thưa bà có bất thường không khi SARS-CoV-2 không chỉ tấn công phổi mà cả các cơ quan khác?

Ciesek: Cũng có các loại virus có thể gây tổn thương đối với các cơ quan khác nhau. Thí dụ Virus Hepatitis-E, con này chủ yếu gây viêm gan, tuy nhiên có thể gây liệt vai (chứng teo cơ thần kinh vai) hay nó có thể gây ra cái gọi là hội chứng Guillain-Barre, một bệnh thần kinh. Cái mới ở đây là SARS-CoV-2 gây tổn thương cùng một lúc cho rất nhiều người.

SPIEGEL: Bệnh nhân Covid-19 bên cạnh tổn thương phổi còn bị tổn thương cả thận, tim, mạch máu và não. Đó là một phạm vi rất rộng.

Ciesek: Còn một vấn đề chưa được làm rõ hoàn toàn, tổn thương nào do virus gây ra và hệ quả của phản ứng miễn dịch thái quá. Có lẽ cả hai đều có vai trò nhất định. Mức độ phổ biến của các tổn thất khác nhau, chúng tồn tại bao nhiêu lâu và chúng xuất hiện ở những người như thế nào và làm gì để có thể cản trở chúng, đây là những vấn đề nghiên cứu chưa thấu đáo.

SPIEGEL: Có phải đây là một điểm đặc biệt của SARS-CoV-2 khi một số người tuy bị lây nhiễm nhưng không hề cảm thấy, trong khi những người khác bị bệnh nặng thậm chí bị Tu vong?

Ciesek: Không, điều này không lạ đối với con virus, khi một số người tuy bị lây nhiễm nhưng biểu hiện bệnh không hoặc hầu như không phát triển, trong khi những người khác bị ốm nặng.

Nhiều loại vật gây bệnh ở đường hô hấp như virus cúm hay virus-RS cũng có trường hợp bị lây nhiễm nhưng không có triệu chứng cạnh đó có những diễn biến nguy hiểm đến tính mạng. Một ví dụ nữa là bệnh sốt vàng da: Đối với căn bệnh virus rất đáng sợ này nhiều trường hợp bị lây nhẹ, hoặc không có triệu chứng – nhưng cũng có khi bị rất nặng và Tu vong.

SPIEGEL: Thưa bà, tại sao lại như vậy?

Ciesek: Có nhiều yếu tố khác nhau quyết định đến mức độ của sự lây nhiễm, nặng hay nhẹ. Tất nhiên hệ miễn dịch có vai trò quan trọng, hệ thống này có sự thay đổi lớn trong suốt cuộc đời.

Một trẻ sơ sinh, một đứa bé, một người trưởng thành và một người già phản ứng rất khác nhau khi bị lây nhiễm bệnh, các yếu tố này có thể ảnh hưởng khác nhau đến diễn biến của bệnh. Bệnh nền cũng là một yếu tố, thí dụ những người đã có những tổn thương ở phổi hoặc các căn bệnh đối với hệ miễn dịch.

Tác động môi trường như bụi mịn cũng có vai trò nhất định, cả lối sống nói chung nữa, như có hút Thu*c lá không.

Cuối cùng, gen của chúng ta cũng có sự ảnh hưởng đến diễn biến của bệnh trong quan hệ tương tác có tính tổng hợp. Do đó có thể có trường hợp hai người bề ngoài rất giống nhau, hoàn toàn khỏe mạnh nhưng diễn biến bệnh lại hoàn toàn khác nhau.

SPIEGEL: Làm thế nào để tránh nguy cơ bị lây nhiễm nặng SARS-CoV-2?

Ciesek: Nhiều bệnh nhân nặng là những người có bệnh nền. Bản thân chúng ta có thể làm gì? Hãy thực hiện theo những lời khuyên phổ biến như: Ăn uống lành mạnh, chịu khó vận động.

Điều quan trọng nhất lúc này là thực hiện các quy định về vệ sinh. Giữ khoảng cách, đeo khẩu trang, khi không giữ được khoảng cách tối thiểu. Và rửa tay - đây không phải là yếu tố quan trọng nhất nhưng nó giúp ta tránh tiếp cận với các mầm bệnh khác.

SPIEGEL: Thế còn việc uống các loại vitamin thì sao, thưa bà?

Ciesek: Nếu bị thiếu thì việc cân bằng là tốt. Nhưng ai không bị thiếu, không việc gì phải uống Thu*c. Điều quan trọng là, ví dụ đối với vitamin D, cần tránh uống quá liều, điều đó thậm chí còn có hại hơn.

SPIEGEL: Có một số nghiên cứu cho thấy khoảng 40% những người bị lây nhiễm không có triệu chứng bệnh. Điều này có ngạc nhiên không?

Ciesek: Hoàn toàn không dễ để quyết định, liệu ca lây nhiễm hoàn toàn không có triệu chứng hay chỉ có triệu chứng nhẹ. Chắc các bạn còn nhớ đến bài báo đăng trên tạp chí chuyên đề "NEJM" về ca bệnh đầu tiên ở Đức.

Lúc đầu họ viết, nữ bệnh nhân từ Trung Quốc không có triệu chứng. Mãi sau này trong các cuộc trò chuyện với bà này, bà ta nói có vài triệu chứng nhẹ và bà ấy đã uống Thu*c giảm đau để ngày hôm sau tỉnh táo làm việc.

Sau đó chúng tôi đã khám bệnh cho những người từ Vũ Hán (TQ) trở về trong đó có hai người phản ứng dương tính, nhưng không có triệu chứng.

Sau những ồn ào về các bài báo khác chúng tôi đã hỏi hai người này hết sức cặn kẽ, xem họ có cảm thấy điều gì khó chịu không. Một người, trước đó nói ông ta hoàn toàn không cảm thấy gì cả, sau đó lại nói có đau ở tai và da hơi mẩn ngứa.

SPIEGEL: Liệu hỏi cặn kẽ quá có làm biến dạng hình ảnh không? Vì người bị hỏi có thể suy diễn như trong những ngày qua có váng vất đau đầu chẳng hạn, hoặc hơi bị cồn cào trong ruột – những điều mà vào thời khắc đó không ai coi là những lời phàn nàn?

Ciesek: Đúng thế, đây là việc khó. Vì thế ở đây tôi hay nói về cảm giác bị rối loạn chứ không nói về triệu chứng hay kêu ca phàn nàn.

Trong nghiên cứu về virus thông thường nghiên cứu về diễn biến phi triệu chứng không phải là vấn đề trọng tâm do đó người ta không biết tỷ lệ những người bị lây nhiễm phi triệu chứng ở các bệnh lây nhiễm virus khác như thế nào.

Đối với nghiên cứu về Sars-CoV-2 sẽ thú vị khi xem xét sự khác nhau về miễn dịch lây nhiễm phi triệu chứng hay chỉ có biểu hiện triệu chứng mờ nhạt với những trường hợp lây nhiễm có triệu chứng bị bệnh nặng nề.

SPIEGEL: Đặc biệt khi bắt đầu có đại dịch người ta nói nhiều về miễn dịch cộng đồng – khi khoảng 60 đến 70% số người trải qua lây nhiễm thì coi như đạt miễn dịch cộng đồng. Nhưng nếu như không có một loại vắc xin nào liệu miễn dịch cộng đồng có làm cho người ta khỏi lo lắng về SARS-CoV-2 không?

Ciesek: Trước hết phải nói cách làm này là điều hoàn toàn không mong muốn, vì con virus gây hại lớn và nhiều người sẽ thiệt mạng. Ý tưởng của miễn dịch cộng đồng là, có một số lượng người nhất định có kháng thể, do đó chuỗi lây lan sẽ bị đứt gãy – bằng cách tự nhiên chứ không phải cách ly, như đang thực hiện.

Khi đủ số người miễn dịch và virus không tìm thấy vật chủ, thì về lý thuyết người ta có thể tuyệt diệt chúng. Để đạt được điều đó phản ứng miễn dịch phải có tác dụng bảo vệ trong một thời gian dài. Cho đến nay chúng ta không biết điều này kéo dài bao lâu sau khi lây nhiễm SARS-CoV-2.

SPIEGEL: Theo bà chúng ta sẽ tìm ra một loại vắc xin chống SARS-CoV-2 ?

Ciesek: Hiện tại chúng ta có nhiều ứng cử viên sáng giá và tôi cho rằng chúng ta sẽ có một hoặc nhiều loại vắc xin trong vòng mấy năm tới.

Rất có thể xảy ra trường hợp đột biến ngẫu nhiên, đột biến này có thể quan trọng với một loại vắc xin nhất định hoặc làm cho vắc xin không thích ứng tốt như nhau với mọi người – do đó cần tiếp tục quan sát vấn đề này. Sẽ không tồi nếu như cùng một lúc tìm kiếm các loại vắc xin phát triển các đặc tính khác nhau.

SPIEGEL: SARS-CoV-2 gây đột biến nhanh, chậm hay trung bình?

Ciesek: Những ai từng nghiên cứu Virus-Hepatitis-C, sẽ phì cười về tỷ lệ gây đột biến của SARS-CoV-2.

Ở Virus-Hepatitis-C thiếu cái gọi là cơ chế sửa chữa, đó cũng là một lý do vì sao cho tới nay không phát triển được một loại vắc xin chống Hepatitis C. Nhưng ngược lại SARS-CoV-2 cũng không bền vững như các loại mầm bệnh khác.

SARS-CoV-2 là một Virus-RNA và nó hoàn toàn bình thường khi trong quá trình sinh sôi luôn nảy sinh những sai sót. Tuy nhiên nó không có bộ gen bị phân mảnh như ở virus cúm. Chúng tôi đã có vắc xin chống bệnh cúm. Vì thế, lúc này tôi cảm thấy lạc quan.

Sandra Ciesek - lãnh đạo Viện Virus học Y học Bệnh viện trường Đại học Frankfurt. Bà chủ yếu nghiên cứu về Virus-Hepatitis (Viêm gan), từ khi xảy ra đại dịch Covid-19 thì bà nghiên cứu thêm về SARS-CoV-2.

Mạng Y Tế
Nguồn: SoHa (https://soha.vn/lanh-dao-vien-virus-hoc-tai-duc-phi-cuoi-ve-ty-le-gay-dot-bien-cua-sars-cov-2-va-lac-quan-ve-vac-xin-chong-covid-20200817091623403.htm)

Tin cùng nội dung

  • Thời gian gần đây mỗi khi nuốt thức ăn hay làm việc quá sức và thay đổi một số tư thế nhất định...
  • Thưa bác sĩ, bên vai trái tôi nhiều khi giật lên như bị điện giật, biểu hiện không thường xuyên. Xin bác sĩ cho biết đây là triệu chứng bệnh gì?
  • Các nhà nghiên cứu tại Đại học Stony Brook (Mỹ) cho biết, tư thế ngủ nằm nghiêng mở một đoạn trong não gọi là con đường glymphatic giúp loại bỏ chất thải và các loại hóa chất khác.
  • Nitrofurantoin tôi là Thu*c kháng khuẩn đường tiết niệu. Tôi có tác dụng chống nhiều chủng vi khuẩn đường tiết niệu gram âm và gram dương.
  • Hệ thống thần kinh ngoại biên gồm có các sợi dây thần kinh ngoại biên về vận động, cảm giác và thực vật.
  • Cứ mùa hè đến là mu bàn chân và kẽ ngón chân của chị Hoa lại ngứa. Nhiều người mách chị cách ngâm chân bằng các loại lá...
  • Đến nay, người ta cũng chưa biết rõ căn nguyên của bệnh Parkinson, vì vậy thường dùng thuật ngữ hội chứng Parkinson và triệu chứng của một số bệnh khác biểu hiện của Parkinson.
  • Mùa hè, thời tiết nóng nực, ra mồ hôi nhiều cộng với ô nhiễm môi trường, bụi bặm… nếu vệ sinh da không tốt sẽ là cơ hội cho bệnh nấm ngoài da phát triển hoặc gây nhiễm khuẩn da,
  • Củ đậu là nguyên liệu chế biến những món ăn vừa mát, vừa ngon. Bên cạnh đó bạn sẽ bất ngờ khi biết củ đậu cũng mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe.
  • Sự già hóa của hệ thần kinh có thể đến sớm và trở thành các chứng bệnh thần kinh thường gặp ở người cao tuổi. Những yếu tố nguy cơ già hóa bệnh lý đã hình thành phát triển ngay từ giai đoạn tuổi chuyển tiếp và là những “buến chứng” của các chứng bệnh nội khoa.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY