Ngoại Thần kinh hôm nay

Khoa Ngoại thần kinh còn gọi là khoa phẫu thuật thần kinh, giữ chức năng điều trị các bệnh lý liên quan đến yếu tố thần kinh bằng các phương pháp ngoại khoa, bao gồm phẫu thuật nội soi, vi phẫu thuật, can thiệp nội mạch, phẫu thuật tạo hình, mổ và cấy ghép. Các bệnh lý thường gặp của khoa Ngoại thần kinh như: u não, não úng thủy, thoát vị đĩa đệm, bệnh lý về chấn thương sọ não, đau dây thần kinh, dị dạng động tĩnh mạch, lún cột sống, ghép xương điều trị lao cột sống, dị dạng mạch máu não, khuyết sọ, túi phình mạch máu não, u dây thần kinh ngoại biên,...

Bệnh thần kinh ngoại biên và Thuốc trị

Hệ thống thần kinh ngoại biên gồm có các sợi dây thần kinh ngoại biên về vận động, cảm giác và thực vật.
thần kinh ngoại biên gồm có các sợi dây thần kinh ngoại biên về vận động, cảm giác và thực vật. bệnh thần kinh ngoại biên là rối loạn trong số các rối loạn thần kinh thường gặp nhất. Bệnh gây đau khiến bệnh nhân gặp phải những hạn chế trong cuộc sống. Điều trị bệnh này cần kết hợp chăm sóc nâng đỡ và dùng Thuốc giảm đau dựa trên nguyên nhân gây bệnh.

Biểu hiện lâm sàng tùy thuộc vào loại sợi thần kinh bị tổn thương. Hầu hết bệnh đa dây thần kinh ảnh hưởng rất nhiều đến các sợi cảm giác hơn là sợi vận động.

Rối loạn cảm giác: Có thể gồm mất cảm giác, cảm giác bất thường, hay đau. Thuật ngữ “tê” thường được bệnh nhân dùng để mô tả sự mất cảm giác, ch*t cảm giác, nặng hay yếu ở phần cơ thể bị bệnh. Các triệu chứng dị cảm gồm ngứa râm ran, đau nhói, cảm giác “tê như kim chích” hay nóng bỏng. Dị cảm thường không đau nhưng có thể gây khó chịu cho bệnh nhân. Loạn cảm là cảm giác bất thường không dễ chịu, có thể xảy ra tự phát hay gây ra do một kích thích và thường không đau.

Các thiếu sót vận động: Suy giảm vận động xảy ra với tổn thương dây thần kinh ngoại biên bao gồm sự yếu của các cơ được dây thần kinh chi phối. Tổn thương dây thần kinh nặng kéo dài nhiều tháng sẽ làm teo cơ. Việc không sử dụng cơ và teo cơ tỉ lệ với sự yếu cơ rõ rệt, điển hình trong các tổn thương hệ thống thần kinh trung ương gây yếu cơ do tổn thương nơ-ron vận động trên hay đường tháp. Hầu hết các bệnh dây thần kinh ngoại biên là các bệnh sợi trục “ch*t ngược dần lên” và các cơ ngọn chi bị ảnh hưởng trước tiên. Có thể khó khăn trong thực hiện các công việc vận động tinh tế. Sự yếu cơ vận động ngọn chi có thể làm “rơi” bàn chân thứ phát do cơ gập lưng bàn chân bị yếu. Các bệnh nhân có thể tiến triển dáng đi gọi là dáng đi chân rủ, đặc trưng do gập đầu gối và hông thái quá khi đi để ngăn không cho các ngón chân va vào mặt đất do gập lưng bàn chân bị yếu.

Hầu hết các bệnh đa dây thần kinh ảnh hưởng đến các sợi cảm giác sớm hơn và ở một mức độ lớn hơn các sợi vận động. Yếu vận động tiến triển mà không có suy giảm cảm giác thì hiếm gặp trong bệnh đa dây thần kinh.

Phản xạ gân xương: Mất các phản xạ gân xương điển hình xảy ra trước khi bắt đầu yếu cơ vận động. Mất các phản xạ gân xương thường giúp phân biệt các bệnh thần kinh ngoại biên và các tổn thương đường tháp trung ương, các rối loạn phức hợp thần kinh cơ và các bệnh cơ.

Rối loạn chức năng thần kinh thực vật: Các triệu chứng của rối loạn thực vật gồm hạ huyết áp tư thế và ngất. Các bệnh nhân có rối loạn chức năng thần kinh thực vật có thể bị tụt huyết áp tư thế đứng, không có tăng hay tăng không thích đáng nhịp tim. Bệnh nhân mất dung nạp sức nóng do rối loạn tiết mồ hôi. Các đầu chi có thể lạnh. Hay gặp các rối loạn chức năng bàng quang, ruột; liệt cương dương ở nam giới...

Điều trị nguyên nhân có thể phòng ngừa sự tiến triển và đôi khi đảo ngược tình trạng bệnh dây thần kinh. Nguyên tắc điều trị chung gồm chăm sóc nâng đỡ và điều trị triệu chứng đau của bệnh dây thần kinh.

Điều trị đau do bệnh dây thần kinh bằng nội khoa thường khó khăn. Các loại giảm đau đơn giản gồm acetaminophen và các NSADI thường không hiệu quả. Điều trị Thuốc gốc á phiện còn đang bàn cãi và chỉ có hiệu quả một phần, chỉ nên dùng nếu các phương pháp khác thất bại.

Điều trị đau với phương Thuốc hỗ trợ gồm Thuốc chống trầm cảm và chống co giật. Các Thuốc chống trầm cảm ba vòng có thể làm giảm đau do rối loạn cảm giác, nóng bỏng và cải thiện được giấc ngủ. Các Thuốc amitriptylin, nortriptylin hay desipramin thường được dùng với các liều khởi đầu nhỏ, sau đó tăng dần đến mức dung nạp. Tác dụng phụ gồm buồn ngủ thường ở liều giới hạn, nên thận trọng khi dùng cho bệnh nhân lớn tuổi và bệnh nhân bị loạn nhịp tim. Hầu hết các Thuốc chống trầm cảm mới (các Thuốc ức chế sự giữ lại chọn lọc serotonin) không có hiệu quả, ngoại trừ có thể là venlafaxin. Các Thuốc chống co giật được mô tả làm giảm đau tốt nhất là carmabazepin và gabapetin. Carbamazepin và phenyltoin có thể đặc biệt hữu ích trong đau buốt, nhói xảy ra từng cơn. Cabapentin có hiệu quả trong các rối loạn đau do bệnh dây thần kinh khác nhau. Các nghiên cứu gần đây cũng chỉ ra hiệu quả khi điều trị với lamotrigin và topiramate. Các liều lượng nghiên cứu cho tất cả các Thuốc chống co giật thường thấp hơn hay trong giới hạn điều trị Thuốc chống co giật. Các điều trị Thuốc khác gồm mexiletin và các Thuốc chống co cứng. Thuốc thoa với kem capsaicin đem lại đặc thù một cảm giác nóng lúc đầu tại vùng bị bệnh và sau khi dùng đều đặn có thể làm giảm đau.

Hạ huyết áp tư thế trong bệnh dây thần kinh với rối loạn hệ thống thần kinh thực vật (dysautonomia) có thể được cải thiện với các điều trị nội khoa và các phương pháp không dùng Thuốc. Các loại tất thun dài, tốt nhất là cao đến thắt lưng có thể phòng ngừa được bệnh hạ huyết áp ở tư thế đứng. Điều trị nội khoa gồm fludrocortison cho tác dụng giữ nước và muối. Các bệnh nhân có nguy cơ cao huyết áp khi ngủ ở vị trí nằm ngửa có thể sử dụng midodrin nhưng không nên uống dưới 4 tiếng trước khi ngủ. Bệnh nhân nên nằm ngủ ở tư thế nửa nằm nửa ngồi hơn là tư thế nằm thẳng ra để tránh đỉnh áp huyết vào ban đêm và giảm hao mòn muối, nước trong khi ngủ.

Điều trị bệnh lý thần kinh ngoại biên rất phức tạp, do vậy, bệnh nhân cần tuân thủ phác đồ điều trị của thầy Thuốc mới mong đạt được hiệu quả.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-benh-than-kinh-ngoai-bien-va-thuoc-tri-14244.html)

Tin cùng nội dung

  • Từ bỏ thói quen hút Thuốc và các sản phẩm từ Thuốc lá là cách duy nhất để làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh cho bản thân và những người thân yêu của bạn. Dù rất khó để từ bỏ, hàng triệu người đã làm được. Tiếp theo bài viết “Từ bỏ thói quen hút Thuốc”, trong phần này, chúng tôi xin đưa ra một số gợi ý giúp bạn đối phó với những vấn đề thường gặp trong quá trình cai nghiện Thuốc lá. Các phương pháp này cũng có thể áp dụng với những người sử dụng Thuốc lá ở dạng khác (nhai, hít).
  • Bạn có đang gặp vấn đề khi lôi con bạn ra khỏi giường để cho con đến trường học (hoặc giờ trưa) đúng giờ không? Những lời khuyên sau đây nhằm giúp giấc ngủ của con bạn tốt hơn.
  • Sau sinh luôn là khoảng thời gian vô cùng khó khăn đối với phụ nữ. Ngoài việc chăm sóc chu đáo cho gia đình, con cái, họ còn phải đối mặt với nguy cơ cao mắc chứng trầm cảm. Vậy làm thế nào để vượt qua giai đoạn này?
  • Mùa đông, nằm gần cửa sổ có luồng gió lạnh thổi vào, sau khi ngủ tỉnh dậy thấy mặt bị méo xệch sang một bên thì đó là do liệt thần kinh số VII ngoại biên do lạnh.
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Cơ thể phản ứng tùy theo cảm xúc và suy nghĩ của bạn. Hiện tượng này thường được gọi là sự liên kết giữa thể chất và tinh thần.
  • Hầu hết người trưởng thành cần 7 hoặc 8 giờ ngủ mỗi đêm để cảm thấy hoàn toàn tỉnh táo trong ngày. Điều này cũng đúng cho những người trên 65 tuổi. Tuy nhiên, khi chúng ta lớn tuổi, chúng ta khó ngủ hơn. Nhiều thứ có thể cản trở việc ngủ tốt hoặc ngủ đủ lâu để cơ thể nghỉ ngơi đầy đủ.
  • Những triệu chứng bệnh nha khoa phổ biến.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.