Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Lấy 1 nắm lá lốt kết hợp với thứ này: Đau cổ vai gáy, nhức mỏi xương khớp lâu ngày cũng đỡ

Gợi ý 5 bài Thu*c chữa đau xương khớp từ ngải cứu hiệu quả và an toàn nhất.

Ngải cứu là một trong những vị thu*c có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh đau mỏi vai gáy. theo đông y, ngải cứu có vị đắng, mùi hắc, tính ấm, không độc, có tác dụng trong việc ổn định khí huyết, giảm đau, trừ phong thấp, an thai, bổ máu, điều hòa kinh nguyệt. để chữa đau mỏi vai gáy bằng lá ngải cứu, mọi người đã áp dụng một số phương pháp khác nhau như chườm nóng, uống hoặc đắp.

Bên cạnh đó, lá ngải cứu kết hợp với một số nguyên liệu khác cũng mang lại hiệu quả điều trị bệnh đau mỏi vai gáy rất tốt. nếu sử dụng cách chữa đau mỏi vai gáy thường xuyên, bạn sẽ nhanh chóng cải thiện được tình trạng đau nhức vùng vai gáy dọc xuống thắt lưng.

Ảnh minh họa

Cách chữa đau vai gáy bằng ngải cứu đơn giản và hiệu quả

1. chườm đắp ngải cứu và muối biển

Chườm ngải cứu và muối biển có tác dụng giảm đau nhức vai gáy, khớp gối, khớp háng và đốt sống thắt lưng. đây là một trong những mẹo chữa đơn giản, dễ thực hiện và được áp dụng rộng rãi nhất.

Muối biển có vị mặn, không có độc, tính hàn, có khả năng lượng huyết, giải độc, thanh tâm, tả hỏa và dẫn các thu*c khác vào kinh mạch. do đó kết hợp muối với ngải cứu có thể làm tăng hiệu quả giải huyết ứ và giảm đau nhức của thảo dược.

Cách dùng:

- chuẩn bị 1 nắm lá ngải cứu tươi và 1 lượng muối vừa đủ

- đem ngải cứu ngâm rửa sạch và để ráo nước

- sau đó cho ngải cứu vào chảo cùng với muối, rang đều đến khi dược liệu tỏa mùi thơm

- Cho tất cả vào túi vải hoặc bọc trong khăn vải

- Chườm lên vùng vai gáy đau nhức trong 10 đến 15 phút giúp cải thiện cơn đau, cứng cổ và tê mỏi bả vai.

2. dùng ngải cứu kết hợp với lá lốt và rượu trắng

Kết hợp ngải cứu với lá lốt và rượu trắng để giảm đau vai gáy, cải thiện tình trạng tê bì, cứng khớp, ê mỏi vai và yếu chi trên. giúp giảm đau nhanh hơn so với bài thu*c khác. ngoài khả năng giảm đau, bài thu*c này còn giúp làm ấm khớp, trừ phong thấp, cải thiện khả năng vận động và kích thích tuần hoàn máu.

Cách dùng:

- chuẩn bị 1 nắm lá lốt, 1 nắm lá ngải cứu và rượu trắng

- đem lá lốt và lá ngải cứu rửa sạch, để ráo nước và giã nát

- Sau đó đem trộn với rượu trắng, nấu cho ấm lên và dùng túi vải bọc lại

- Chườm đắp lên vùng cổ, vai và gáy giúp giảm đau nhức, ê mỏi, tê bì và cứng cổ

3. kết hợp ngải cứu với gừng tươi

Bài thu*c kết hợp từ ngải cứu và gừng tươi giúp giảm đau nhức vai gáy do tiếp xúc với gió, mưa hoặc do nhiễm không khí lạnh. nhiệt độ lạnh khiến gân cơ co rút, giảm lưu lượng máu tuần hoàn dẫn đến vùng cổ vai gáy co cứng, đau nhức và tê bì. với tính ấm, tác dụng hành khí và chỉ thống, bài thu*c này giúp tán phong hàn, thúc đẩy khí huyết lưu thông, làm giãn cơ vùng cổ và phục hồi chức năng vận động.

Cách dùng:

- Chuẩn bị 1 củ gừng tươi và 1 nắm lá ngải cứu

- Đem rửa sạch dược liệu, để ráo nước và giã nát

- Sau đó cho vào chảo, rang đều đến khi nóng thì tắt bếp

- Cho dược liệu vào túi vải và dùng chườm đắp lên vị trí đau nhức

4. sắc nước ngải cứu uống

Chữa đau xương khớp bằng ngải cứu sắc cũng là một phương pháp được nhiều người bệnh áp dụng. bài thu*c ngải cứu sắc có tính ấm, giúp đả thông kinh lạc, phong tán huyết ứ, giảm đau nhanh chóng. ngoài ra, theo nhiều nghiên cứu trong y học cổ truyền, sắc nước ngải cứu uống cũng giúp giải tỏa căng thẳng và mệt mỏi, giúp máu lưu thông tốt hơn, chống viêm, kháng khuẩn.

Vì vậy bạn có thể yên tâm khi sắc ngải cứu chữa viêm khớp. cách thực hiện như sau:

Bạn chuẩn bị một bó ngải cứu tươi khoảng 300g.

Nhặt bỏ phần lá sâu, hỏng của ngải cứu, sau đó đem rửa sạch và để ráo nước.

Đem ngải cứu đã rửa sạch sắc cùng 1 lít nước.

Đun sôi ngải cứu trong khoảng 5 phút thì tắt bếp.

Chắt nước ngải cứu ra bát, chia làm nhiều phần và uống hết trong ngày.

Bạn cũng có thể dùng ngải cứu sấy khô hoặc trà ngải cứu để tiết kiệm thời gian chế biến.

Lưu ý: bài thu*c này không thích hợp với những người âm hư, huyết nhiệt hoặc có bệnh viêm ruột cấp, bệnh lý về da. trong thời gian uống nước ngải cứu bạn không nên tự ý sử dụng kết hợp các loại thu*c chống viêm không chứa steroid. nếu muốn sử dụng kết hợp cần xin ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa xương khớp.

5. chữa đau xương khớp bằng ngải cứu mật ong

Trong mật ong chứa một lượng lớn khoáng chất, vitamin giúp cơ thể chống viêm, kháng khuẩn. kết hợp với ngải cứu tạo thành bài thu*c chữa bệnh viêm khớp hiệu quả.

Cách thực hiện như sau:

Bạn chuẩn bị một nắm ngải cứu nhỏ và 2 thìa mật ong nguyên chất.ngải cứu nhặt và rửa sạch. sau đó giã nát.

Cho ngải cứu đã giã nát vào bát, đổ thêm 2 thìa mật ong nguyên chất đã chuẩn bị vào.

Khuấy đều, chắt lấy phần nước cốt và uống.

Người bệnh kiên trì thực hiện bài Thu*c này trong vòng 2 tuần để thấy hiệu quả.

Lưu ý khi dùng ngải cứu chữa viêm khớp

Chữa đau xương khớp bằng ngải cứu là mẹo dân gian được lưu truyền lâu đời, và được đánh giá cao về hiệu quả. tuy nhiên để việc sử dụng ngải cứu chữa viêm khớp đạt kết quả tốt nhất, người bệnh nên lưu ý một số điều sau:

Dùng ngải cứu chữa viêm khớp là bài thu*c dân gian, chỉ nên áp dụng với trường hợp bệnh ở mức độ nhẹ. trường hợp các triệu chứng bệnh nặng nên đến các cơ sở y tế thăm khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Tùy theo cơ địa mỗi người mà hiệu quả sử dụng ngải cứu chữa viêm khớp sẽ khác nhau.

Để đảm bảo an toàn, người bệnh nên xin ý kiến của chuyên gia y học cổ truyền khi áp dụng chữa đau xương khớp bằng ngải cứu.

Sử dụng đúng liều lượng mỗi bài thu*c, không lạm dụng hoặc kết hợp tùy ý, tránh biến chứng nguy hiểm. một số biến chứng như: ngộ độc, tăng nguy cơ mắc bệnh về gan, co giật, nổi mẩn ngứa, phát ban. khi thấy tình trạng này, bạn nên ngừng sử dụng ngải cứu và đến bệnh viện kiểm tra.

Ngoài việc sử dụng ngải cứu chữa đau xương khớp, bạn nên xây dựng lối sống lành mạnh để hỗ trợ điều trị bệnh:

Có chế độ ăn uống phù hợp. Khi bị đau xương khớp bạn nên ăn nhiều rau củ quả, chất xơ. Cụ thể ban nên ăn các loại rau có chất nhầy như mồng tơi, rau đay, khoai sọ, quả lặc lè.

Bạn nên ăn các món chế biến từ xương ống để bổ sung canxi hỗ trợ phục hồi khớp bị viêm.

Bổ sung cá và hải sản vào thực đơn hàng ngày của bạn.

Ngũ cốc và các loại hạt, hành tây, tỏi, nghệ cũng là thực phẩm nên ăn khi bị viêm khớp.

Uống nhiều nước. Người bệnh có thể thay thế nước lọc bằng các loại nước ép hoa quả.

Cùng với các thực phẩm nên ăn, khi bị viêm khớp bạn nên tránh ăn thịt đỏ, thực phẩm chế biến nhiều dầu mỡ.

Đồ ngọt cũng là loại thực phẩm cần kiêng khi bị viêm khớp. Bởi vì nó có thể khiến tình trạng viêm nhiễm trở nên nặng hơn.

Không uống bia, rượu trong thời gian dùng Thu*c nam trị bệnh viêm khớp.

Người bệnh nên tập luyện thể dục để cơ thể khỏe mạnh, tăng đề kháng.

*chữa đau xương khớp bằng ngải cứu như thế nào để đạt hiệu quả cao đã được đề cập qua bài viết trên đây. trường hợp các triệu chứng bệnh viêm khớp không thuyên giảm, bạn nên đến bệnh viện kiểm tra và điều trị, tránh biến chứng gây nguy hiểm.

Theo Vũ Ngọc/Khỏe và đẹp

Link bài gốc Lấy link

http://www.khoevadep.com.vn/lay-1-nam-la-lot-ket-hop-voi-thu-nay-dau-co-vai-gay-nhuc-moi-xuong-khop-lau-ngay-cung-do-search/?id=306877

Theo Vũ Ngọc/Khỏe và đẹp

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/lay-1-nam-la-lot-ket-hop-voi-thu-nay-dau-co-vai-gay-nhuc-moi-xuong-khop-lau-ngay-cung-do/20220126024609557)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Thai phụ khí huyết hư, thận âm hư có biểu hiện nước tiểu đỏ, đi ngoài, táo bón, lưỡi ít rêu… ăn trứng gà ngải cứu có thể bị chảy máu dẫn đến sảy thai.
  • Ngoài việc dùng Thu*c, chúng tôi xin giới thiệu một số món ăn tùy theo từng thể bệnh có tác dụng hỗ trợ điều trị để bạn đọc tham khảo
  • Mang thai là một hành trình dài cần chuẩn bị đầy đủ sức khỏe của người mẹ, do đó phải luôn cẩn thận trong mọi thứ, nhất là ăn uống.
  • Cây ngải cứu rất thông dụng trong cuộc sống hàng ngày bởi nó vừa dễ ăn lại dễ tìm. Song ngải cứu có rất nhiều công dụng chữa bệnh mà không phải ai cũng biết.
  • Theo y học cổ truyền, lá lốt có vị nồng, hơi cay, tính ấm, có công dụng ôn trung (làm ấm bụng), tán hàn (trừ lạnh), hạ khí (đưa khí đi xuống) và chỉ thống (giảm đau)
  • Theo y học cổ truyền, ngải cứu có vị đắng, mùi thơm, tính ấm, được sử dụng để chữa trị trong các trường hợp: phụ nữ kinh nguyệt không đều, ghẻ lở, viêm da, dị ứng, viêm gan, trừ giun, điều hòa khí huyết,
  • Cây cỏ thiên nhiên vườn nhà luôn được coi là bí quyết làm đẹp của các chị em phụ nữ ở mọi lứa tuổi, không có hóa chất độc hại cho làn da, chi phí lại rất rẻ. Hôm nay, chúng tôi sẽ mách bạn bí quyết sở hữu làn da mặt “lụa là” hết nếp nhăn” với “thần dược” ngải cứu.
  • Ngải cứu là một cây Thu*c có thể dùng làm rau ăn. Chính vì thế mà một số người thường dùng quá liều và không hiếm trường hợp bị ngộ độc, để lại hậu quả rất đáng tiếc.
  • Trong y học cổ truyền, lá lốt còn là cây Thuốc quý trị phong thấp, đau bụng do lạnh, phù thũng...
  • Lá lốt không chỉ được dùng làm thực phẩm hàng ngày mà còn có thể dùng làm Thu*c chữa bệnh rất tốt.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY