Tâm linh hôm nay

Lễ Vu Lan báo hiếu tại Chùa Kỳ ViênKhánh Phú

Mới đây, tại ngôi chùa mang tên Kỳ Viên Khánh Phú, tại xã Khánh Phú, huyện miền núi Khánh Vĩnh, đã diễn ra buổi lễ Vu Lan báo hiếu - Cúng Dường Trai Tăng.

Chùa nghèo và lòng từ của một Sư cô

Buổi lễ diễn ra với đầy đủ nghi thức trang nghiêm, cùng các tiết mục “Bông Hồng Cài Áo”, “Dâng Hoa Cúng Dường” mang đậm niềm tôn kính tri ân, và tình yêu thương rộng lớn của những người con Phật luôn hướng về một ngày mai tươi sáng an vui dưới Ánh Đạo Vàng…

Cách trung tâm thành phố biển nha trang 33km, chùa kỳ viên khánh phú tọa lạc trên một vùng đất đỏ hoang vắng, hàng xóm chung quanh đa số là đồng bào dân tộc thiểu số raglai còn nghèo khó lam lũ, thiếu thốn không chỉ cái ăn cái mặc mà còn đói khát văn hóa, đói khát pháp thiện pháp lành... chính vì lẽ đó, lễ vu lan báo hiếu - cúng dường trai tăng được cử hành nơi mái chùa vùng sâu vùng xa muộn hơn so với những tự viện ở miền xuôi, phố thị.

Với tâm nguyện mang ánh sáng của chánh đạo truyền tỏa để khai sáng vô minh, truyền bá phật pháp cứu độ chúng sinh thoát khỏi tăm tối mê lầm, chư tôn đức tăng trụ xứ tại chùa kỳ viên trung nghĩa (nha trang) với tôn chỉ "dấn thân và phụng sự" đã từng bước khiêm hạ nhưng đầy hùng lực kiến lập nên ngôi chùa kỳ viên mang tên của xã địa phương này.

Sức lan tỏa mạnh mẽ từ phong trào chép Kinh Địa Tạng tại ngôi chùa hơn 1000 năm tuổi ở Hà Nam

Vườn kiểng nghĩa nhân từ một ngôi chùa

Chùa đã hiển hiện, nếu tính từ lúc bức "thư ngỏ v/v xây dựng chánh điện chùa kỳ viên khánh phú" được gửi đi vào ngày 04/12/2019 kêu gọi thập phương bá tánh thiện tín phát tâm chung sức xây dựng chánh điện nhỏ, để có nơi thờ tự và bà con về chùa lễ bái, thì chỉ mới được 8 tháng, nhưng thời gian thai nghén và hình thành lúc ban đầu cũng đã hơn một năm trôi qua.

Chùa vẫn còn mang dáng dấp hình hài của buổi sơ khai, còn nhiều công trình chưa có, chưa hoàn thành, tức cũng còn nhiều mong ước chưa được thỏa nguyện, nhưng những người con Phật gần xa khi được thuận duyên đặt chân đến vùng đất Khánh Phú hoang vắng, phước duyên bước qua cổng chào sơ sài để vào bên trong khuôn viên chốn già lam tuổi đời con non trẻ này, đều cảm nhận được sự ấm cúng, có ngay được niềm hân hoan trước khung cảnh hiền hòa lặng lẽ với những tôn tượng lộ thiên uy nghiêm thanh thoát, với các nhà tăng nhà trù giản dị nho nhỏ, và với những cây xanh, hồ sen súng, giếng nước, khóm hoa chậu kiểng... được bài trí chung quanh ngôi chánh điện trang nghiêm hào quang tỏa sáng...

Nhìn những gương mặt của các bà mẹ Raglay ẵm bồng con thơ sáng lên niềm tôn kính và thành tín, những trẻ em dân tộc thiểu số đen đúa cười vui nhìn quanh ngó quất với sự ngạc nhiên háo hức trước một lễ hội vô cùng lạ lùng lạ lẫm đang diễn ra trước mắt, những đồng bào nam phụ lão ấu khốn khổ xếp hàng trật tự trong y phục có lẽ là đẹp nhất của mình để hai tay trân quý đón nhận từng hộp cơm, từng món quà nhỏ của nhà chùa phát gửi với tình lân mẫn... lòng chúng ta không khỏi dâng lên nỗi xúc động và hoan hỉ, cảm nhận được sự hiện diện nhiệm mầu của Tam Bảo đã và đang và còn sẽ tiếp tục hộ trì cho bao sinh linh còn đang khốn khổ ở vùng đất hiu quạnh xa cách với ánh sáng văn minh này...

Chùa vẫn đang cần sự trợ duyên, tiếp sức về cả tinh thần và vật chất của mọi người, của tất cả những người con Phật gần xa ở trong và ngoài nước, để tiếp tục kiến thiết dựng xây và duy trì chốn thiền tự uy nghiêm giữa vùng rừng núi quạnh quẽ đìu hiu có biết bao chúng sinh đang sống trong khốn khó cần nương tựa, chia sẻ…

Kính mong quý vị phát tâm cúng dường, xin liên hệ với bàn tiếp lễ chùa kỳ viên trung nghĩa, hoặc trực tiếp liên hệ:

- tỳ kheo thích huệ giáo – trụ trì chùa kỳ viên trung nghĩa

- Địa chỉ: 160 Sinh Trung - Nha Trang - Khánh Hoà

- Hotline: 0898.129.421

Nam mô vu lan duyên khởi đại hiếu mục kiền liên bồ tát!

Nam mô Công Đức Lâm Bồ Tát ma ha tát!

Tâm Không – Vĩnh Hữu

Mạng Y Tế
Nguồn: Phật giáo (https://phatgiao.org.vn/le-vu-lan-bao-hieu-tai-chua-ky-vienkhanh-phu-d43577.html)

Tin cùng nội dung

  • (MangYTe) Theo quan niệm của người Việt Nam, tháng 7 âm lịch còn được gọi là tháng cô hồn. Vậy tại sao lại có cách gọi này? Hãy cùng Lịch ngày tốt tìm về quá khứ để có được câu trả lời nhé.
  • (MangYTe) Năm nay, không phải ai cũng để ý Lễ Vu Lan 2018 là ngày nào theo lịch Dương và có những hoạt động gì trong ngày đó để họ có thể thể hiện lòng hiếu thảo của mình.
  • (MangYTe) Trong cuộc đời này, bất kể là từng yêu ai hay từng được ai yêu cũng không thể có thứ tình cảm nào lớn lao, mạnh mẽ và sâu sắc như tình cảm của cha mẹ dành cho con cái. Tấm lòng ấy con cái hiểu rõ và để đáp lại 12 chòm sao hiếu thảo cũng có những hành động cực kì dễ thương dành cho đấng sinh thành của mình đấy. Nhân mùa Vu Lan báo hiếu, hãy cũng xem qua nhé!
  • Lễ Vu Lan mang tính chất là ngày lễ báo hiếu - một trong những lễ vô cùng quan trọng của Phật giáo.
  • Nói đến Vu-lan, ý người viết muốn nói về những kinh điển liên quan đến ý nghĩa Vu-lan, bao gồm những chú sớ, trước thuật của lịch đại Tổ sư đã dày công biên soạn và đã được xếp vào Đại Tạng cũng như Tục Tạng Kinh.
  • Phật dạy: Tột cùng tột điều thiện không gì hơn hiếu./Cùng tột điều ác không gì hơn bất hiếu. Ngày lễ Vu Lan, hãy cùng đọc những lời phật dạy về đạo hiếu để suy ngẫm.
  • Tiền với cô ấy quá lớn. Cô ấy không cho tôi thực hiện trách nhiệm của người con trai trưởng trong gia đình, báo hiếu cha mẹ.
  • Những con vật như chim, cá được người dân mua về để phóng sinh mùa Vu Lan Báo Hiếu nhưng đều đi vào cửa tử.
  • Tuy nhiên, chúng ta cần đặc biệt lưu ý là: lễ Vu Lan và lễ cúng cô hồn là hai lễ cúng hoàn toàn khác nhau. Một đằng là để cầu siêu cho cha mẹ và ông bà bảy đời, một đằng là để bố thí cho những vong hồn không ai thờ cúng. Một đằng là báo hiếu, một đằng là làm phúc. Do hai lễ đó trùng trong ngày rằm tháng 7 nên nhiều người lầm tưởng rằng hai lễ đó là một.
  • Người Việt thường làm lễ cúng cô hồn vào tháng 7 âm lịch và trùng với lễ Vu Lan của Phật giáo và Rằm tháng 7. Nhưng cúng cô hồn vào giờ nào hợp lý thì không phải ai cũng biết.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY