Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Liệu có kịp điều chế vaccine Covid-19?

Trung Quốc-Kịch bản lạc quan nhất cũng khó có được vaccine an toàn và hiệu quả trong vòng một năm nữa, đồng nghĩa sẽ không có vaccine cho mùa dịch hiện nay.

17 năm sau khi SARS bùng phát, 7 năm kể từ trường hợp nhiễm MERS đầu tiên, corona quay trở lại gây ra một căn bệnh mới. Thế giới chưa có vaccine thương phẩm chống SARS và MERS, câu hỏi bây giờ là liệu sớm có vaccine Covid-19 không. Bất chấp hàng loạt nỗ lực từ chính phủ và các nhà khoa học, đến nay chưa có vaccine hiệu quả để phòng ngừa nCoV, tác nhân đã giết ch*t gần 2.500 người.

Trong dịch SARS, phải mất tới 20 tháng để liều vaccine đầu tiên được đưa vào sử dụng. Lúc đó bệnh hầu như không còn. 

Việc tìm ra vaccine đòi hỏi nhiều thời gian, trải qua các công đoạn thử nghiệm để đảm bảo độ an toàn và hiệu quả. Quá trình điều chế cũng vô cùng tốn kém. Theo Michael Osterholm, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Chính sách Bệnh truyền nhiễm tại Đại hoc Minnesota, việc phát triển, cấp phép và sản xuất có thể tốn tới 1 tỷ USD, bao gồm chi phí xây dựng cơ sở sản xuất vaccine. 

Các nhà khoa học tại Phòng thí nghiệm Enshi, tỉnh Hồ Bắc vào ngày 21/2. Ảnh: Reuters

Vào đợt dịch SARS năm 2003, mất tới 4 tháng các nhà khoa học mới tìm ra trình tự gene của virus để phát triển kháng nguyên sử dụng cho nuôi cấy tế bào và trên động vật. Thử nghiệm vaccine SARS đầu tiên tiến hành tại Bắc Kinh vào tháng 12/2004, khi dịch bệnh đã kết thúc.

Nghiên cứu trong giai đoạn đầu dịch Covid-19 diễn ra nhanh hơn rất nhiều so với MERS và SARS trước đây. Các nhà khoa học Trung Quốc đã phân lập và cung cấp trình tự bộ gene của virus corona chủng mới vào ngày 9/1, không lâu sau khi dịch bệnh bùng phát. Đến ngày 21/1, chính phủ nước này tuyên bố nCoV có thể lây truyền từ người sang nguời.

Chịu áp lực rất lớn lớn vì công tác kiểm dịch kìm hãm nền kinh tế trong nhiều tuần liền, Bắc Kinh sẵn sàng huy động mọi nguồn lực cần thiết cho nghiên cứu khoa học. Chính quyền cũng thành lập nhóm chuyên gia để phối hợp ngăn ngừa sự lây lan của virus.

"Kể từ khi được giao nhiệm vụ, việc phát triển vaccine là ưu tiên hàng đầu. Chúng tôi đã tập hơn những đội ngũ tốt nhất trong nước để cùng nhau tạo nên bước đột phá và đẩy nhanh tiến trình phát triển vaccine", ông Zhang Xinmin, giám đốc Trung tâm Phát triển Công nghệ Sinh học, Bộ Khoa học và Công nghệ Trung Quốc cho biết.

Bên ngoài đại lục, được sự giúp đỡ của Quỹ Bill & Melinda Gates, Wellcome Trust và nhiều quốc gia, Liên minh Đổi mới và Phòng chống Dịch bệnh (CEPI) đang tài trợ cho các viện khoa học và công ty Inovio Enterprise của Mỹ để tăng tốc quá trình phát triển vaccine. CEPI muốn theo dõi liệu có thể áp dụng công nghệ mới để giảm thời gian điều chế vaccine cho Covid-19 hay không. Quy trình này tương tự với cúm mùa.

Tổ chức Y tế Thế giới cho biết, chưa đầy hai tháng sau khi xác định chủng mới của virus corona, 5 loại vaccine tiềm năng đã đi đến giai đoạn lâm sàng, bao gồm nuôi cấy tế bào và thử nghiệm trên động vật để theo dõi khả năng sinh miễn dịch. Các đơn vị nghiên cứu đến từ Trung Quốc, Mỹ và châu Âu.

Moderna, một công ty công nghệ sinh học Anh đã lên kế hoạch thử nghiệm trên người vào tháng 4. Trung Quốc cũng đưa ra tuyên bố tương tự. Xu Nanping, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, tốc độ nghiên cứu của nước này ngang ngửa với các đồng nghiệp quôc tế. Trong khi đó nhóm nhà khoa học thuộc Cao đẳng Hoàng gia London cho hay, họ hy vọng tiến tới giai đoạn này vào mùa hè.

Nhóm nghiên cứu mặc đồ bảo hộ để tiến vào phòng thí nghiệm. Ảnh: Reuters

Trong quá khứ, các nhà khoa học phải mất tới vài năm để đi thử nghiệm trên người. Tất cả những nỗ lực trước đây trong điều chế vaccine cho các chủng virus corona đều mới đạt đến giai đoạn này.

Trong 33 vaccine tiềm năng cho SARS, chỉ hai loại được thử nghiệm trên người. Số còn lại dừng ở giai đoạn tiền lâm sàng. Đối với dịch MERS, ba trên tổng số 48 loại vaccine đạt điều kiện để làm điều này. Vaccine Ebola đầu tiên được phê duyệt vào tháng 12/2019, 5 năm sau khi bắt đầu nghiên cứu. Quá trình này đã bị trì hoãn do phát hiện tác dụng phụ ở người.

Các chuyên gia khác, những người lạc quan hơn cho rằng, ngay cả trong kịch bản tích cực nhất, chưa thể có vaccine trong ngắn hạn

Amesh Adalja, học giả cấp cao tại Trung tâm An ninh Y tế Johns Hopkins, cho biết: "Khả năng vaccine sẽ được đưa ra thị trường sau một năm nếu tất cả giai đoạn đều trơn tru. Dù quá trình điều chế đang được đẩy nhanh, khó có đủ số liều cần thiết ở giai đoạn đầu của đợt bùng phát".

Đại dịch SARS hoàn toàn biến mất ngay sau đợt dịch năm 2003 làm dấy lên một câu hỏi, liệu có đáng để rót tiền vào việc phát triển vaccine cho chủng mới của virus corona hay không. Các nhà khoa học cho rằng, điều này phụ thuộc vào việc tỷ lệ tái bùng phát của bệnh.

Nếu Covid-19 chỉ tồn tại năm nay, câu trả lời là không. Song trong trường hợp căn bệnh quay trở lại, đầu tư cho vaccine là hoàn toàn xứng đáng, theo nhận định của Stanley Plotkin, thành viên hội đồng cố vấn WHO, người từng giữ vai trò chính tìm ra phương pháp ngăn ngừa dịch rubella những năm 1960.

Ông Peter Smith, giáo sư dịch tễ Trường Y học Nhiệt đới và Vệ sinh London, cũng nhận định sẽ không có đủ cơ sở dữ liệu để kiểm tra độ hiệu quả của vaccine nếu dịch bệnh không tái phát vào năm tới.

Thục Linh (Theo SCMP)

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/suc-khoe/lieu-co-kip-dieu-che-vaccine-covid-19-4059113.html#box_comment)

Tin cùng nội dung

  • Nếu thay được vaccine Quinvaxem, Chính phủ và Bộ Y tế đã thay rồi. Bộ Y tế sẽ tổ chức giao lưu trực tuyến để giải thích cho người dân hiểu sau các sự cố Tu vong liên quan đến vaccine.
  • Hội đồng chuyên môn gồm các chuyên gia của Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, BV Nhi Trung ương và Sở Y tế Hải Dươngđã họp và đánh giá toàn bộ quy trình tiêm chủng, khám sàng lọc cũng như quy trình tiếp nhận, vận chuyển và bảo quản vaccine. Hội đồng kết luận trẻ Tu vong do sốc nhiễm khuẩn trên nền nhiễm khuẩn huyết, không có bằng chứng liên quan đến vaccine và quy trình tiêm chủng.
  • Kết quả của cuộc thử nghiệm cho thấy Thu*c này giảm phân nửa rủi ro mắc bệnh ở trẻ em châu Phi từ 5 đến 7 tháng tuổi.
  • Khi bị chó, mèo cắn, nhiều người lo lắng không dám đi tiêm ngừa vì “nghe nói” tiêm Thu*c này vào bị “suy dinh dưỡng”.
  • Kết quả đánh giá độc lập của 16 chuyên gia hàng đầu của WHO về NRA đã nhận định Việt Nam đạt tiêu chuẩn hệ thống quản lý quốc gia về vaccine theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới.
  • Dịch bệnh truyền nhiễm như thủy đậu, viêm não, tay chân miệng… bắt đầu vào mùa. Vì sao nhiều trường hợp dù đã tiêm vaccine vẫn mắc bệnh?
  • Từ đầu năm 2015 đến nay không ghi nhận dịch sởi, rubella dù đây là 2 bệnh rất dễ lây lan trong cộng đồng và hiện đã bước vào thời điểm của mùa dịch. Điều này chứng tỏ trong cộng đồng dân cư đã có miễn dịch đầy đủ
  • Virus HPV (Human papilloma virus) lâu nay được coi là tác nhân gây bệnh ung thư cổ tử cung ở phụ nữ.
  • Theo các chuyên gia y tế, việc chờ bằng được vaccine dịch vụ để tiêm cho trẻ sẽ kéo dài thời gian trẻ không được phòng bệnh, thậm chí rất nguy hiểm vì nếu trẻ không được tiêm chủng đúng lịch có thể sẽ bị mắc bệnh trước
  • Vaccine đậu mùa bảo vệ cơ thể khỏi các nhiễm trùng bằng cách giúp cơ thể hình thành miễn dịch chống lại virus đậu mùa
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY