Theo thông tin từ trung tâm giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (ncsc) – cục an toàn thông tin (bộ tt-tt), đơn vị này vừa đưa ra dự đoán về xu hướng an toàn, an ninh mạng năm 2021.
thứ nhất, các rủi ro lộ lọt dữ liệu, đặc biệt đối với các hệ thống trực tuyến sẽ tăng mạnh cùng với quá trình chuyển đổi số nhanh.
Trong thời gian gần đây, vấn đề liên quan đến rò rỉ, thất thoát thông tin, tấn công mạng đang trở nên phổ biến; do vậy, bảo mật dữ liệu là vấn đề quan tâm hàng đầu, có tính cấp thiết trong toàn ngành, đặc biệt là trong thời gian chuyển đổi số mạnh mẽ như hiện nay.
tại hội thảo và triển lãm quốc tế về an toàn, an ninh mạng việt nam 2020, đại diện cục an toàn thông tin (bộ tt-tt) cho biết tính đến tháng 9.2019, việt nam đứng thứ 2 thế giới về nhiễm mã độc, đứng thứ 2 khu vực đông nam á về tấn công email và thứ 3 thế giới về tấn công botnet. đặc biệt, các cuộc tấn công không chỉ gia tăng nhanh về số lượng, thời lượng và tần suất, mà còn được tăng cường bởi sức mạnh của các công nghệ mới, dẫn tới các vụ rò rỉ, đánh cắp, phá huỷ dữ liệu quy mô lớn nhắm vào các hạ tầng trọng yếu của quốc gia, doanh nghiệp.
Ngoài ra, theo số liệu thống kê của Bộ TT-TT, tại Việt Nam trong 10 tháng đầu năm 2020, số lượng cuộc tấn công mạng gây ra sự cố đã ghi nhận là 4.161 cuộc, trung bình 1 ngày chúng ta đã cảnh báo và xử lý cho khoảng 14 cuộc tấn công mạng.
NCSC đã đưa ra dự đoán về xu hướng an toàn, an ninh mạng năm 2021 - Ảnh: Internetthứ hai, bảo đảm an toàn, an ninh mạng cho điện toán đám mây sẽ là trọng tâm được các tổ chức quan tâm.
Trong năm 2020, Bộ TT-TT đã ban hành Hướng dẫn bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật để đánh giá, lựa chọn giải pháp nền tảng điện toán đám mây phục vụ Chính phủ điện tử. Đây cũng là định hướng để doanh nghiệp Việt làm chủ công nghệ, phát triển nền tảng điện toán đám mây Việt Nam.
Nền tảng điện toán đám mây được coi là hạ tầng viễn thông thế hệ mới trong vòng 5 - 10 năm tới. Với việc quy định cụ thể nhiều tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật, bao gồm các tính năng của nền tảng điện toán đám mây hiện đại và đảm bảo an toàn thông tin, Bộ TT-TT đặt ra yêu cầu nền tảng điện toán đám mây Việt Nam phải đạt mức tương đương với các nền tảng điện toán đám mây thương mại khác có thể sử dụng tại Việt Nam.
Tại tọa đàm sự kiện ngày An toàn thông tin Việt Nam 2020, các chuyên gia cho rằng việc đảm bảo an toàn thông tin cho điện toán đám mây trên thực tế không có nhiều khác biệt so với dịch vụ truyền thống, nó có thể chia ra thành các loại như xác thực quyền truy cập, bảo mật dữ liệu, bảo đảm an ninh mạng... Việt Nam cần giải quyết bài toán tổng thể với sự tham gia của 3 bên (đơn vị cung cấp dịch vụ điện toán đám mây, nhà cung cấp dịch vụ an toàn thông tin và các đơn vị sử dụng).
L*a đ*o trực tuyến diễn ra rất phức tạp - Ảnh: Internetthứ ba, với diễn biến khó lường của đại dịch covid-19, năm 2021 các cuộc tấn công L*a đ*o trực tuyến vẫn rất phức tạp, gia tăng về số lượng và phương thức.
Trong năm 2020, Bộ Công an đã phát hiện một thủ đoạn mới của những kẻ phạm tội nhằm chiếm đoạt tài sản của người bán hàng online và các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh vừa và nhỏ. Cụ thể, với thủ đoạn đóng giả là người Việt Nam tại nước ngoài mua hàng online với số lượng hàng hóa lớn, giá trị tài sản cao từ những người kinh doanh trong nước, đối tượng gợi ý chuyển tiền trả trước cho người bán hàng online, thông qua dịch vụ chuyển tiền quốc tế Western Union.
Ngoài ra, theo nhận định từ các luật sư, những “chiêu trò” không mới như thông báo trúng thưởng; nhận quà tặng từ nước ngoài; hoạt động từ thiện, nhân đạo… vẫn khiến nhiều người “sập bẫy”. Bộ Công an khuyên người dân cần cảnh giác, xác minh kỹ thông tin khi thực hiện các giao dịch chuyển tiền; tuyệt đối không cung cấp mã OTP cho người khác; hạn chế chia sẻ thông tin cá nhân trên mạng…
Ngoài ra, các xu hướng an toàn, an ninh mạng năm 2021 được ncsc dự đoán còn có tấn công vào các thiết bị iot và điều khiển công nghiệp không còn là dấu hiệu mà sẽ trở thành xu hướng chính; tấn công chuỗi cung ứng/supply chain sẽ tiếp tục được khai thác triệt để trong 2021.