Khoa học hôm nay

Loài động vật khiến cả gia đình nhà báo hoa mai phải sợ hãi, co ro trốn trên cành cây

Có đâu ai ngờ rắn hổ mang khét tiếng lại có thể chịu thua trước loài động vật có thể hình chỉ xấp xỉ mèo nhà như cầy mangut.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Thế giới tự nhiên là nơi chứng kiến từng ngày, từng giờ các cuộc cạnh tranh sinh tồn khốc liệt xảy ra, nhất là ở những địa điểm được đánh giá có điều kiện thời tiết và khí hậu khắc nghiệt bậc nhất như sa mạc, để tồn tại, nhiều loài động vật đã tự tạo cho mình những cách tự vệ vô cùng độc đáo.

Sự tương tác giữa động vật ăn thịt hay động vật săn mồi và con mồi có ảnh hưởng đến quá trình tiến hóa của chính con mồi, nhất là những sinh vật nằm ở đáy của chuỗi thức ăn. Có thể được chia thành hai loại phòng vệ chính yếu là: bảo vệ hình thái cơ thể và hành vi (tập tính).

Báo hoa mai (leopard) là loài động vật săn mồi khét tiếng ở khu vực từ châu Phi cho đến châu Á. Mặc dù có kích thước khá khiêm tốn (dài khoảng 2 m đổ lại và nặng từ 30 - 90 kg khi trưởng thành) so với các loài mèo lớn khác trong họ, nhưng báo hoa mai lại được ông trời ban tặng cho sự nhanh nhẹn và khả năng leo trèo rất giỏi.

Một con báo ở độ tuổi sung sức có thể chạy hơn 60 km/h, nhảy vọt xa hơn 6 m theo chiều ngang và nhảy cao 3 m, có thể bổ nhào xuống con mồi từ trên cành cây và nó cũng có thể ẩn mình trong một lớp ngụy trang đáng kinh ngạc.

Theo thống kê, báo hoa mai là loài có tỷ lệ săn mồi thành công cao nhất trong số các anh chị em họ nhà mèo của nó.

Ai rồi cũng có một thời thanh xuân "máu lửa" để hoài niệm. Cũng giống như báo hoa mai, chứng kiến những pha đột kích, truy đuổi con mồi cực kỳ ấn tượng hồi trẻ, ai mà biết được rồi sẽ đến lúc kỹ năng leo cây tuyệt vời của chúng lại có ngày phải sử dụng để né tránh đối thủ truyền kiếp - linh cẩu, giống như trong câu chuyện dưới đây.


Ngày đẹp trời hôm ấy, khi ánh mặt trời còn đang le lói qua từng đám mây mờ, những giọt sương còn đọng lại trên lá lấp lánh như ánh sao, anh Abbas Alibhai cùng những người bạn đã bắt đầu lên đường khám phá thế giới tự nhiên trong khu Bảo tồn động vật Masai Mara nổi tiếng. Trên cung đường rong ruổi, nhóm khách du lịch tình cờ bắt gặp gia đình nhà báo hoa mai đang chơi đùa dưới một gốc cây nên đã quyết định dừng lại để quan sát.

Trong lúc họ đang thả hồn ngắm nhìn những con mèo lớn leo trèo, đuổi bắt nhau thì bỗng nhiên từ đằng xa bóng dáng của một con linh cẩu xuất hiện.

Linh cẩu là loài động vật ăn thịt tương đối phổ biến ở châu Phi, góp phần quan trọng để giúp cân bằng hệ sinh thái nơi đây. Mang cho mình ngoại hình gớm ghiếc, máu lạnh, tàn nhẫn đến độ có thể ăn thịt chính con non của mình nên không khó để hiểu tại sao linh cẩu nằm trong nhóm những loài động vật bị ghét bỏ nhất trên trái đất.

Tại châu Phi, linh cẩu đốm chỉ đứng sau sư tử (khi chúng đơn độc chạm trán nhau) về sức mạnh. Thậm chí, đôi khi linh cẩu còn “bắt nạt” sư tử, khi chúng áp đảo về số lượng.

Với dáng vẻ không hề có chút nào thiện ý, con linh cẩu tiến đến gần đàn báo hoa mai. Phát hiện ra có kẻ lạ mặt, báo hoa mai mẹ lúc này mới gầm lên, tỏ ý đe dọa. Trong lúc đó, báo hoa mai con kịp thời nhảy vọt lên trên cây nhằm thoát ra khỏi tầm với của linh cẩu. Lúc này, kẻ săn mồi vẫn đang dạo quanh chiếc cây với đầy vẻ thăm dò. Mặc dù đã ở vị trí an toàn, nhưng báo hoa mai mẹ không hề mất đi tính cảnh giác. Nó liên tục phát ra tín hiệu cảnh báo con linh cẩu tránh ra xa. Cuối cùng, trước sự cẩn thận của nhà báo, linh cẩu đã phải bỏ cuộc và lẩn đi chỗ khác, trả lại bình yên cho vùng đồng cỏ.

1

Theo Qui Ánh/TNCK

Link bài gốc Lấy link

https://www.tinnhanhchungkhoan.vn/loai-dong-vat-khien-ca-gia-dinh-nha-bao-hoa-mai-phai-so-hai-co-ro-tron-tren-canh-cay-post328776.html#google_vignette

Theo Qui Ánh/TNCK

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/loai-dong-vat-khien-ca-gia-dinh-nha-bao-hoa-mai-phai-so-hai-co-ro-tron-tren-canh-cay/20240412085950983)

Tin cùng nội dung

  • Nhu cầu tiêu thụ về sừng tê giác ở Việt Nam và Trung Quốc đang theo cấp số nhân. Nếu vấn đề này không được giảm thiểu một cách hiệu quả thì sẽ không có cách nào để bảo vệ loài tê giác khỏi sự săn bắt và giết chóc đang ở mức cực kỳ báo động. Sự tuyệt chủng là cái kết không thể tránh khỏi.
  • Dinh dưỡng của thai nhi phụ thuộc hoàn toàn vào dinh dưỡng của mẹ. Sự thiếu hụt dinh dưỡng thường dẫn đến chậm phát triển trong tử cung, đẻ con thấp cân (dưới 2.500g) và cũng là điều kiện thuận lợi gây nhiễm độc thai nghén dẫn đến thai ch*t lưu.
  • Nhiễm sán, nhiễm khuẩn, ung thư,... là một trong số những hệ quả của việc ăn nội tạng động vật bẩn.
  • Khoảng 70% các bệnh truyền nhiễm tác động đến con người có nguồn gốc từ các loài hoang dã, trong đó có nhiều bệnh nguy hiểm như HIV/AIDS, SARS...
  • Thoái hóa xương khớp nói chung cũng như thoái hóa cột sống (hay gặp là đốt sống lưng và đốt sống cổ) là bệnh thường gặp.
  • Mặc dù đã có rất nhiều lời cảnh báo từ các cơ quan chức năng cũng như các chuyên gia dinh dưỡng về hậu quả của việc sử dụng các thực phẩm nội tạng không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
  • Tôi có thói quen thích ăn lòng lợn nhưng vừa rồi đi xét nghiệm máu, kết quả cho thấy tôi bị mỡ máu cao (dù không bị béo lắm).
  • Sử dụng các tuyến nội tiết của động vật như trâu, bò, dê, chó, lợn... để chữa các chứng bệnh có liên quan đến các vấn đề rối loạn nội tiết của cơ thể con người là một liệu pháp khá độc đáo của y học cổ truyền. Các tuyến nội tiết được người xưa chú ý đến là tinh hoàn, tụy, giáp trạng, thượng thận..., trong đó tinh hoàn và tụy là thông dụng hơn cả.
  • Nếu bạn hoặc con của bạn bị động vật cắn, hãy làm theo những hướng dẫn sau: Đối với vết thương nhẹ, nông, bạn hãy rửa sạch vết thương bằng xà phòng và nước.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY