Bài thuốc dân gian hôm nay

Loại nước tốt cho người viêm phổi

Viêm phổi là hiện tượng viêm nhiễm cấp tính ở phổi. Bệnh thường xảy ra sau khi đã mắc một bệnh khác ở đường hô hấp như sởi, ho gà, cúm, viêm phế quản, hen...
viêm phổi">viêm phổi là hiện tượng viêm nhiễm cấp tính ở phổi. Bệnh thường xảy ra sau khi đã mắc một bệnh khác ở đường hô hấp như sởi, ho gà, cúm, viêm phế quản, hen... Người bệnh thường ho có đờm vàng, hơi xanh, đau tức ngực, mệt mỏi có khi đờm mủ. Khi bị viêm phổi">viêm phổi phải điều trị bằng kháng sinh theo chỉ định của thầy Thu*c. Ngoài ra cần uống nhiều nước giúp loãng đờm, cần ăn lỏng để dễ tiêu. Sau đây là các loại nước uống mà người bệnh viêm phổi nên dùng sẽ giúp ích rất nhiều cho việc điều trị bệnh.

viêm phổi (không có suy thở), có thể dùng một trong các món ăn, nước uống sau:

Nước sắc rau diếp cá: rau diếp cá 30g sắc uống ngày 2 lần.

Nước rễ chuối tiêu: rễ chuối tiêu tươi 120g, giã nát lấy nước hâm nóng, cho chút muối uống.

Nước sắc rễ cỏ tranh, rễ lau tươi: rễ cỏ tranh 50g, rễ lau tươi 50g, giã lấy nước uống nhiều lần.

Nước sắc ngân hoa mật ong: ngân hoa 30g, mật ong 30g. Cho ngân hoa cùng 500ml nước sắc lên lấy nước bỏ bã, để nguội cho mật ong vào uống trong ngày.

Nước rễ lau: rễ lau tươi 150g đun nước uống thay nước chè.

Nước sắc rễ cỏ tranh, ngó sen: rễ cỏ tranh tươi 150g, ngó sen tươi 200g. Rễ cỏ tranh cắt nhỏ, ngó sen thái mỏng tất cả cho vào sắc nước uống thường xuyên.

Nước hoa mướp: hoa mướp rửa sạch cho vào cùng với nước đun sôi (để 10 phút) sau đó cho mật ong vào uống.

Viên hoàn bồ công anh: bồ công anh lượng tùy ý, sao khô tán bột, luyện với mật ong thành viên, ngày ngậm 3 lần, mỗi lần 1 viên, dùng sau khi ăn là tốt nhất.

Cháo gạo lức rễ lau tươi: rễ lau tươi 150g, giã vắt nước, cho vào 50g gạo lức, nấu cháo, chia ra ăn nóng ngày 2-3 lần.

Cháo gạo lức củ cải: củ cải trắng tươi, gạo lức đều 100g cùng nấu cháo ăn. Hoặc củ cải ép lấy nước nấu cháo ăn, chia 2 lần sáng và tối.

Cháo hạnh nhân hoa huệ: hoa huệ 50g, hạnh nhân 10g, gạo 50g. Gạo cho nước đun sôi lên mới cho hai vị Thu*c vào, nấu cháo. Cháo chín cho ít đường, ngày ăn 1 lần.

viêm phổi (ho đờm mủ)

Tỏi tía sắc với dấm: tỏi vỏ tía 1 củ đem giã nát, thêm 120g dấm, cho vào nồi đất sắc, uống sau khi ăn.

Tỏi ngâm dấm: tỏi 250g, dấm vừa đủ ngập tỏi. Tất cả bỏ vào lọ ngâm 7 ngày là dùng được. Ăn 3-4 lần mỗi lần 6-10g.

Nước sắc rễ sơn đậu cát cánh: rễ sơn đậu 60 g, cát cánh 15 g, sắc nước uống, ngày 2 lần.

Nước sắc lá sen tươi: lá sen tươi 20g (hoặc khô cũng được). Sắc nước uống ngày 2-4 lần.

Nước lá tre tươi: lá tre tươi không hạn chế, giã nát ép lấy nước, ngày uống 3-4 lần, mỗi lần một cốc.

Kiệu trộn mật ong: củ kiệu 60g, mật ong 120g. Kiệu thái nhỏ trộn mật ong, ngày dùng 1-2 lần, mỗi lần 30-50g.

Tổ ong, mật ong: tổ ong 1 cái, mật ong vừa đủ. Đổ mật đầy vào các buồng ong, rồi cho vào nồi đất sao vàng lên, mang tán bột. Ngày uống 2-3 lần với nước ấm, mỗi lần 9g.

Nước sắc rễ ý dĩ: Rễ ý dĩ 30-60g, sắc nước uống ngày 2-4 lần.

Nước sắc hoa lựu: hoa thạch lựu lượng vừa đủ, sắc nước uống, ngày 2-4 lần.

Nước rau diếp cá, rễ lau: rau dấp cá 120g, rễ lau 60g. Giã lấy nước uống ngày 2-3 lần.

Rau diếp cá, cát cánh, cam thảo: rau diếp cá 500g, cát cánh 10g, cam thảo 10g. Cho cát cánh, cam thảo vào 250ml nước sắc còn 120ml. Rau diếp cá rửa sạch bằng nước vo gạo, ép lấy nước, rồi cho chung vào Thu*c sắc uống.

Móng giò lợn hầm địa cốt bì: địa cốt bì 60-12g, móng giò lợn 1 cái. Mang hầm nhừ, ăn cái, uống nước.

BS.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-loai-nuoc-tot-cho-nguoi-viem-phoi-18634.html)

Tin cùng nội dung

  • Bệnh suyễn ngày càng gia tăng trên toàn thế giới, bệnh ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, gây nhiều phiền toái và nguy hiểm đến tính mạng.
  • Em năm nay 23 tuổi. Em đã có quan hệ với bạn gái em cách đây khoảng 3 năm. Tuy nhiên, mới đây, em đã bị nổi mẩn ở bộ phận Sinh d*c.
  • Để điều trị tận gốc bệnh sỏi thận, tránh tái phát, bệnh nhân cần phải kiểm soát  lượng khoáng chất phát triển trong nước tiểu không được tăng quá mức.
  • Khi có dấu hiệu táo bón, chảy máu hoặc sa lồi ở hậu môn, là những dấu hiện của bệnh trĩ, phần lớn người dân lại không chịu đi khám, vì tâm lý e ngại bệnh khó nói.
  • Chào Mangyte, xin vui lòng có thể cung cấp cho tôi giá phòng/ngày của BV điều dưỡng - Phục hồi chức năng - Điều trị bệnh nghề nghiệp được không? Ở BV này áp dụng chung cho các khoa hay mỗi khoa một đơn giá khác nhau? Xin chân thành cảm ơn.
  • Khi dân số có tới gần 30% mắc các bệnh lý về dạ dày và được dự báo sẽ tăng nhanh hơn nữa thì cần phải chú ý điều trị hệ quả của căn bệnh này trước, để giúp bữa ăn mỗi ngày thêm ngon.
  • Viêm phế quản là bệnh thường gặp trong mùa đông và thời tiết thay đổi. Khi phế quản bị viêm, niêm mạc của các phế quản bị kích thích sẽ phồng và dầy lên và làm hẹp hoặc tắc nghẽn các tiểu phế quản, gây ra ho và có thể kèm theo đờm đặc. Bạn đọc có thể tham khảo một số bài Thuốc, món ăn, trà Thuốc dùng khi mắc bệnh viêm phế quản như sau:
  • Viêm phế quản mạn tính, (viêm phế quản mạn), là tình trạng viêm, (hoặc dễ bị kích thích), của đường thở trong phổi.
  • Viêm phế quản cấp là tình trạng nhiễm trùng cây phế quản, hệ thống ống mang khí đến hai lá phổi.
  • Đông y gọi viêm phế quản là khái thấu, đàm ẩm. Bệnh do ngoại cảm phong hàn, phong nhiệt, khí táo hoặc do công năng của 3 tạng phế, tỳ, thận giảm sút. Hàn thấp làm tổn thương tỳ sinh đàm ẩm; nhiệt làm thương phế, thận; phế thận âm hư dẫn đến ho, đờm nhiều. Đông y có rất nhiều phương pháp chữa bệnh này, xin giới thiệu một số bài Thuốc theo kinh nghiệm dân gian rất đơn giản, dễ tìm mà hiệu quả.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY