Bạn nên biết hôm nay

Loãng xương ở tuổi mãn kinh

Năm nay tôi 50 tuổi, tôi không có tiền sử mắc bệnh khớp, gần đây thời tiết thay đổi là tôi cảm thấy các khớp xương rất đau nhức.
Mai Hoa (Hà Tĩnh)

Rất nhiều phụ nữ tuổi mãn kinh bị các chứng đau xương khớp. Người ta ước tính có tới 30% phụ nữ sau mãn kinh bị giảm mật độ xương.

Toàn bộ cuộc đời một phụ nữ sẽ mất khoảng 35% xương đặc và khoảng 50% xương xốp trong khi nam giới chỉ mất khoảng 2/3 khối lượng nói trên. Hậu quả này làm cho nhiều phụ nữ dễ bị gãy xương, trong đó nguy hiểm nhất là gãy cổ xương đùi, gãy xương sống.

Kết quả đo mật độ xương tương quan chặt chẽ với nguy cơ gãy xương. Những người có mật độ xương thấp nguy cơ gãy xương đốt sống tăng lên gấp 2 hoặc 3 lần.

Để bảo vệ sức khỏe:

Tất cả phụ nữ sau mãn kinh, có nguy cơ loãng xương (tiền sử bị gãy xương, cân nặng thấp, hút Thu*c lá, tiền sử gia đình có người bị gãy xương).

Phụ nữ trên 65 tuổi, không cần chú ý đến các yếu tố nguy cơ; các bệnh nhân điều trị Thu*c có chứa corticoid, nhất là người sử dụng lâu dài Thu*c có chứa thành phần này.

Phụ nữ sau mãn kinh bị gãy xương; những người sử dụng hormon thay thế trong thời gian dài; phụ nữ mãn kinh trước tuổi 40 hay mãn kinh vì điều trị bệnh nào đó

Phụ nữ mãn kinh có những bệnh lý như cường giáp, suy Sinh d*c kéo dài, cường vỏ thượng thận.

Người đang phải điều trị glucocorticoid kéo dài; những người có bất thường cột sống cần khám và đo mật độ xương...

Trường hợp của bác trước đây không có bệnh lý xương khớp nào nhưng theo thời gian khó tránh khỏi tình trạng lão hóa, thoái hóa khớp. Vì thế bác nên đi khám chuyên khoa xương khớp, đo mật độ xương để có chỉ định điều trị đúng.

BS. Trần Thị Minh

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/loang-xuong-o-tuoi-man-kinh-n140848.html)

Chủ đề liên quan:

loãng xương tuổi mãn kinh

Tin cùng nội dung

  • Loãng xương là một bệnh phổ biến ở người lớn tuổi, dễ để lại biến chứng nặng nề như: gãy cổ xương đùi, xẹp đốt sống... điều trị kéo dài, tốn kém, gánh nặng cho gia đình và xã hội. phòng bệnh bằng việc duy trì một chế độ ăn uống, sinh hoạt, luyện tập, vận động đầy đủ.
  • Cùng với việc tuổi thọ ngày càng tăng cao, số người già ngày càng nhiều thì trên thế giới, cũng như ở Việt Nam, bệnh loãng xương đang nổi lên là một vấn đề xã hội, và ngày càng được quan tâm.
  • Câu hỏi đặt ra ở đây là liệu việc dùng Thuốc nội tiết có thể cải thiện đáng kể rối loạn nào ở lứa tuổi mãn kinh không hay chỉ là việc dùng cho có?
  • Mãn kinh là một hiện tượng S*nh l* tự nhiên của cơ thể phụ nữ, một giai đoạn tất yếu mà mỗi người đều phải trải qua trước khi thực sự bước vào tuổi già, bị coi là “già”.
  • Tôi là nam giới, năm nay 41 tuổi. Bố tôi bị loãng xương thì tôi có bị không? Làm thế nào để biết mình có bị loãng xương hay không?
  • Ở tuổi trung niên do nồng độ oestrogen giảm. Chất này có tác dụng làm tăng khối cơ bắp nên ở tuổi mãn kinh, khối lượng cơ giảm trong khi lượng mỡ tăng khiến cho rất nhiều phụ nữ ở tuổi mãn kinh tăng cân
  • Để phòng bệnh loãng xương, chị em được khuyến cáo ăn thực phẩm giàu canxi. Tuy nhiên, việc này nếu quá mức có thể gây tác dụng ngược - lắng cặn thành sỏi đường tiết niệu.
  • Loãng xương là một tình trạng thường gặp khi cấu trúc xương trở nên yếu, ảnh hưởng đến cả nam giới và nữ giới, chủ yếu ở người lớn tuổi. Một số bước để giảm nguy cơ loãng xương.
  • Loãng xương là một bệnh mất xương tiến triển theo thời gian làm tăng nguy cơ gãy xương. Loãng xương thường làm giảm chiều cao và gây còng lưng nghiêm trọng.
  • Vitamin E là chất chống ôxy hóa, có thể bảo vệ cơ thể khỏi phản ứng có hại của các gốc tự do.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY