Hỏi đáp dịch vụ y tế hôm nay

Hỏi đáp dịch vụ y tế

Loét dạ dày và Thuốc điều trị

Loét dạ dày tá tràng là một bệnh rất thường gặp ở khắp nơi trên thế giới nhất là ở các nước phát triển.
Loét dạ dày tá tràng là một bệnh rất thường gặp ở khắp nơi trên thế giới nhất là ở các nước phát triển. Đây là một sự phá huỷ cục bộ niêm mạc dạ dày tá tràng do các yếu tố tấn công như acid HCl, pepsin, vi khuẩn HP. Bệnh có xu hướng tăng lên vào những dịp giao mùa, sau những dịp lễ Tết với thức ăn có nhiều chất kích thích và rượu bia...

Cho đến nay chưa tìm ra nguyên nhân chung cho bệnh loét dạ dày, nhưng người ta thấy có một số yếu tố như di truyền, các sang chấn tâm lý và áp lực công việc, sự rối loạn vận động dạ dày - ruột, các yếu tố môi trường như thức ăn, Thuốc lá và các Thuốc giảm đau chống viêm như aspirin, corticoid, các Thuốc giảm đau không steroid...

Bệnh biểu hiện với triệu chứng đau ở vùng thượng vị là chủ yếu, đau có tính chất đau từng đợt, kéo dài 2 - 8 tuần, cách nhau vài tháng đến vài năm, gia tăng theo mùa nhất là vào mùa đông; đau liên quan đến bữa ăn, thường đau nhiều sau bữa ăn trưa và ăn tối. Đau được làm giảm bằng thức ăn. Tuy nhiên càng về sau thì tính chất chu kỳ của đau có thể mất đi. Bệnh được chẩn đoán khi có kết quả của nội soi dạ dày. Chẩn đoán hiện nay chủ yếu dựa vào nội soi, trong một vài trường hợp đặc biệt có thể tiến hành sinh thiết.

Nếu không được điều trị đúng, các biến chứng có thể xảy ra như chảy máu, thủng, hẹp môn vị, loét ung thư hoá - tỷ lệ ung thư hoá thấp 5 - 10% và thời gian loét kéo dài trên 10 năm, hiện nay, người ta thấy rằng viêm hang vị mạn tính thể teo thường đưa đến ung thư hoá nhiều hơn (30%) còn loét tá tràng hiếm khi gặp ung thư hoá.

Thuốc điều trị đau dạ dày

Ngày nay nhờ sự tiến bộ của y học và công nghệ dược, nhiều Thuốc điều trị loét ra đời đã làm giảm tỷ lệ tái phát và các biến chứng.

Nhóm kháng cholin (anticholinergic): Nhóm Thuốc này từ lâu đã được dùng trong điều trị các loét tiến triển. Tác dụng của chúng là ức chế hoạt động của dây thần kinh số X làm giảm co thắt dạ dày, giảm tiết acid qua tác dụng trực tiếp lên tế bào thành và gián tiếp kìm hãm sản xuất gastrin.

Nhóm Thuốc kháng acid (antacid): Các Thuốc này có tác dụng tương tác với HCl tạo nên những loại muối không được hấp thu hoặc ít hấp thu do đó làm tăng pH dạ dày, hạn chế khả năng hoạt động của pepsin. Cho đến nay có nhiều loại Thuốc antacid dùng để chữa loét tiêu hoá; một Thuốc antacid được gọi là lý tưởng phải mạnh để trung hoà acid dạ dày, rẻ tiền, dễ uống, ít hấp thu vào máu từ đường dạ dày ruột, đồng thời ít tác dụng phụ. Hiện tại trên thị trường có các chế phẩm như gastrofulgit, noigel.

Các Thuốc kháng thụ thể H2 của histamin trên tế bào thành: Các Thuốc này gọi là Thuốc chống H2 vì có tác dụng ức chế tiết dịch dạ dày chọn lọc các thụ thể H2 ở màng đáy bên của tế bào thành. Do đó, nó không chỉ ức chế sau khi kích thích bằng histamin mà còn cả sau kích thích bằng gastrin hoặc acetylcholin. Liều lượng nhằm làm giảm tiết acid tương đương hiệu quả của cắt dây X. Có nhiều thế hệ Thuốc của nhóm này như cimetidin, ranitidin, nizatidin, famotidin.

Thuốc ức chế bơm proton: Năm 1973, Gauses và cộng sự đã chứng minh sự hiện diện của men H K ATPase ở vòi bơm proton của tế bào thành có vai trò quan trọng trong sự tiết acid ở giai đoạn cuối cùng. Các Thuốc ức chế bơm proton (PPI = Proton Pump Inhibitor) lần lượt ra đời đã đem lại hiệu quả rõ rệt trong điều trị bệnh loét. Hiện đã có 5 thế hệ Thuốc thuộc nhóm ức chế bơm proton được sử dụng rộng rãi hiện nay.

Các Thuốc băng se và bảo vệ niêm mạc: đó là sucralfat và bismuth dạng keo.

Nhóm Thuốc nuôi dưỡng niêm mạc dạ dày: Dùng các Thuốc tương tự prostaglandin (PG) đặc biệt là PGE1 và PGE2. PG được chứng minh trong lâm sàng có hiệu quả trong điều trị viêm loét tiêu hoá, chúng làm giảm bài tiết acid dạ dày và kích thích, đồng thời làm tăng sức đề kháng niêm mạc đối với tổn thương mô.

Kháng sinh diệt HP: kháng sinh hay sử dụng là amoxicilline, nhóm imidazole, clarithromycin.

Trên đây là những nhóm Thuốc cơ bản hiện nay dùng trong điều trị loét dạ dày tá tràng, tuy nhiên phải tuỳ theo từng trường hợp cụ thể về bệnh cảnh lâm sàng, đặc điểm và mức độ tổn thương (thường đánh giá trên nội soi), điều kiện hoàn cảnh cụ thể của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ có chỉ định dùng phác đồ điều trị hợp lý.

Ngoài việc sử dụng các Thuốc điều trị loét theo đơn của bác sĩ thì sự chủ động bệnh nhân trong việc tránh tiếp xúc với các yếu tố nguyên nhân như các chất kích thích, các sang chấn tâm lý, có kế hoạch làm việc và nghỉ ngơi hợp lý... là một điều kiện hết sức quan trọng đóng góp vào sự thành công của quá trình điều trị.

Ths.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-loet-da-day-va-thuoc-dieu-tri-14220.html)

Tin cùng nội dung

  • 2 công ty dược phẩm phải trả tới 6 tỉ USD do những cáo buộc che giấu nguy cơ gây ung thư bàng quang của Thuốc Actos
  • Vitamin E là chất chống ôxy hóa, có thể bảo vệ cơ thể khỏi phản ứng có hại của các gốc tự do.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Củ ấu là loại thực vật thủy sinh sống dưới nước, mọc trong ao đầm, thân ngắn có lông, củ có hai sừng. Trong củ chứa một hạt ăn được, có vị ngọt mát, bùi, giàu dinh dưỡng. Củ ấu có 4 loại là ấu đỏ, ấu 2 sừng, ấu 3 sừng và ấu 4 sừng.
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.