Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Lời khuyên số 1: Uống đủ nước sạch hàng ngày

Nước là một trong những thành phần cơ bản của sự sống chiếm khoảng 1/2 trọng lượng cơ thể người trưởng thành, ở trẻ em lượng nước chiếm 2/3 trọng lượng. Nước là thành phần quan trọng của các tế bào trong cơ thể, là môi trường hoặc dung môi hóa học cho các phản ứng xảy ra trong cơ thể.

Nước thực hiện 4 chức năng chính trong cơ thể

Là dung môi (dung dịch lỏng) để hòa tan nhiều chất hóa học khác nhau. Tất cả các phản ứng hóa học để thực hiện các chức năng sống của cơ thể (tiêu hóa, hấp thu, chuyển hóa…) đều xảy ra trong môi trường nước.

Chất phản ứng: Nước là một chất phản ứng tham gia trực tiếp vào các phản ứng khác nhau của cơ thể.

Chất bôi trơn: các dung dịch lỏng trong đó có nước có tính bôi trơn do chúng dễ dàng bao phủ lên các chất khác.Nước có tác dụng bôi trơn quan trọng trong cơ thể đặc biệt là nơi tiếp xúc các đầu mối, bao hoạt dịch và màng bao tạo nên sự linh động dễ dàng cho sự hoạt động tại các đầu xương và sụn, màng phổi, màng tim, cơ hoành, miệng…

Điều hòa nhiệt độ: Nước có vai trò quan trọng trong việc phân phối hơi nóng của cơ thể thông qua việc phân phối nhiệt độ cơ thể. Hơi nóng sinh ra do quá trình chuyển hóa, oxy hóa sinh năng lượng của các chất dinh dưỡng.

Hàng ngày cơ thể cần được cung cấp khoảng 2500 ml trong đó qua nước uống khoảng 1000-1500ml, số còn lại là nước được cung cấp từ thức ăn. Lượng nước đào thải ra ngoài qua nước tiểu, phân, mồ hôi, hơi thở…cũng ở mức tương đương là 2500 ml mỗi ngày. Để cơ thể khỏe mạnh và chuyển hóa tốt cần uống đủ lượng nước cần thiết. Nước uống phải là nước sạch (đã được lọc và tiệt khuẩn) hoặc nước chín (đun sôi để nguội). Đối với phụ nữ đang nuôi con bú, người lao động thể lực nặng, cần được uống nhiều hơn.

Nhu cầu nước uống theo cân nặng, tuổi và hoạt động

      Cách ước lượng (Theo cân nặng, tuổi)

Nhu cầu nước/các chất dịch (ml/kg)

Vị thành niên (10 – 18 tuổi)

40

Từ 19 đến 30 tuổi, hoạt động thể lực nặng

40

Từ 19 đến 55 tuổi hoạt động thể lực trung bình

35

Người trưởng thành ≥ 55 tuổi

30

Theo cân nặng 1 – 10 kg

100

Trẻ em 11 – 20 kg1.000ml + 50ml/ kg cho 1 kg cân nặng tăng lên (tính từ 11kg trở đi đến 20 kg)
Trẻ em 21 kg trở lên1.500ml + 20ml/ kg cho 1 kg cân nặng tăng lên (từ 21 kg đến khoảng 20 kg cân nặng ăng thêm)
Người trưởng thành > 50 tuổiThêm 15 ml/kg cho mỗi kg trong khoảng 20 kg cân nặng tăng lên

Các loại nước nên dùng và hạn chế

Các loại nước nên dùng:

Nước trái cây, nước rau, nước chè tươi, nước chè khô không pha quá đặc, nước lá hay nụ vối. Với nước khoáng khi dùng cần cân nhắc vì mỗi loại nước khoáng tự nhiên đều có hàm lượng chất khoáng riêng. Có loại hàm lượng khoáng vài trăm mg/ l gọi là nước khoáng giải khát, có loại với hàm lượng khoáng trên 1.000 mg/l được xem là nước khoáng trị bệnh.Nước khoáng trị bệnh khi dùng phải có ý kiến của bác sĩ, bởi nếu uống không đúng cách còn có thể gây bệnh. Nhưng trên thực tế người dân không được hướng dẫn và không phân biệt được giữa 2 loại chưa kể đến việc không đảm bảo an toàn vệ sinh trong quy trình sản xuất. Ở hộ gia đình, việc sử dụng các loại nước đóng chai,đặc biệt các loại nước tinh khiết là không cần thiết vì quá đắt mà hiệu quả không hơn gì nước đun sôi để nguội. Cách tốt nhất là dùng nước máy đựng vào vật chứa đậy kín để lắng cặn rồi mới đun sôi để uống.

Các loại nước nên hạn chế:

Các loại nước có ga, nước ngọt,rượu, bia

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe toàn dân (http://suckhoetoandan.vn/p/5bc055a776801b60fd470db2)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY